CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở HUYỆN PHÚ VANG
3.1.1. Vị trí địa lý
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phía Bắc giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hương Trà và thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Hương Thủy, phía Đông giáp huyện Phú Lộc. Do đặc điểm của vị trí địa lí khá đặc biệt, tiếp giáp với biển Đông nên đây sẽ là khu vực chịu sự tác động mạnh mẽ ảnh hưởng từ biển, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của mực nước biển dâng và triều cường. Ở ngoài cửa Thuận An có hai dãy cát tích tụ cổ phân bố ở độ sâu 16 – 20 m và 25 – 30m. Bên trong cồn cát có các lạch trũng nằm gần song song đường bờ.
Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, bao gồm 18 xã: Phú An, Phú Diên, Phú Dương, Phú Hải, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Mậu, Phú Mỹ, Phú Thanh, Phú Thuận, Phú Thượng, Phú Xuân, Vinh An, Vinh Hà, Vinh Phú, Vinh Thái, Vinh Thanh, Vinh Xuân và 2 thị trấn: Phú Đa, Thuận An. [18]
3.1.2. Diện tích tự nhiên
Phú Vang có diện tích tự nhiên nhiên 280,83 km2, trong đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, còn lại đất chưa sử dụng. [18]
3.1.3. Đặc điểm địa hình
Huyện Phú Vang có dạng địa hình khá bằng phẳng, với độ dốc < 1% và cao trình biến thiên từ -1.5 m đến 2.5m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0.8m đến 1.5m. Nhìn chung địa hình toàn huyện thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam nhưng không lớn, tuy nhiên có những khu vực địa hình trũng hay gò cao hơn địa hình chung, có thể chia làm 3 vùng chính như sau:
* Vùng cồn cát ven biển: Đây là khu vực có địa hình cao nhất, được hình thành do các cồn cát ven biển khá nổi bật so với các khu vực xung quanh, vùng đất này có dạng địa hình sống trâu được giới hạn bởi địa hình phía Đông là Biển Đông và phía Tây là phá Tam Giang nên rất thuận lợi cho phát triển Lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và bố trí đất thổ cư.
* Vùng đồng bằng: Được hình thành bởi vùng đồng bằng ven sông và đầm phá nên khá bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
* Vùng đầm phá: Chủ yếu là phá Tam Giang được hình thành bởi đầm Thuỷ Tú và đầm Sam chuồn nên thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản.
Từ vị trí địa lý và đặc điểm địa hình trên nên Phú Vang được đánh giá là một
trong những huyện khá thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Thừa Thi ên Huế. Do tài nguyên phong phú, có biển và đồng bằng thích hợp để phát triễn kinh tế toàn diện và tổng hợp. [18]
3.1.4. Khí hậu - thủy văn
* Khí hậu: Đặc điểm khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phú Vang nói riêng chịu sự chi phối chung của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng khí hậu đại dương.
+Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân năm đạt 25,40C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đạt 39,80C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối đạt 10,20C.
+Bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm đạt 977mm, lượng bốc hơi nhiều nhất là tháng 5,6,7,8 (tháng 7 là 138 mm) tháng ít nhất đạt 39,6 mm (tháng 2).
+Độ ẩm: Độ ẩm bình quân năm 88 %, độ ẩm cao nhất vào tháng 11,12,1,2 đạt trên 90 % độ ẩm thấp nhất vào tháng 7,8 đạt dưới 70 %.
+Mưa: Do là địa hình đồng bằng ven biển nên có lượng mưa thấp, số ngày mưa ngắn hơn so với vùng núi của tỉnh, lượng mưa trung bình năm khoảng 2.449mm.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Đỉnh mưa dịch chuyển trong 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tháng 11 có lượng mưa nhiều nhất chiếm tới 30 % lượng mưa cả năm.
+ Gió: Huyện Phú Vang chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
-Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2-3 m/s có khi lên tới 7-8 m/s. Mùa này gió thường khô nóng, bốc hơi mạnh nên gây khô hạn kéo dài.
-Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió b ình quân từ 4-6 m/s. Gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dể gây lũ lụt ,ngập úng ở nhiều nơi.
+ Bão: Thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11, tốc độ gió lớn có thể đạt 15 - 20 m/s trong gió mùa Đông Bắc và 30-40 m/s trong khi lốc bảo.
+ Nắng: Số giờ nắng trung bình năm: 1.930 h/năm và số ngày nắng trung bình năm là 196 ngày/năm.
* Nguồn nước, thủy văn dòng chảy:
Đầm phá huyện Phú Vang nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, độ mặn đầm phá giao động từ 5-7‰ vào mùa mưa, từ 15-27‰ vào mùa khô. Chế độ thủy triều là bán nhật triều, biên độ giao động thủy triều là 0,4-0,6m, bình quân các
Dòng chảy đầm phá huyện Phú Vang biến đổi phức tạp, phụ thuộc vào chế độ thủy triều qua cửa biển Thuận An, Tư Hiền và lưu lượng nước từ hệ thống sông Hương và sông Truồi.
Vào mùa khô khu vực có dòng chảy trên 0,2m/s phân bố ở sát cửa Thuận An.
Vùng đầm phá các xã Vinh Hà, Vinh Thanh, Vinh Phú và các vùng trong khu vực Nam đầm Thủy Tú có vận tốc dòng chảy dao động từ 0,1-0,2m/s. Khu vực có dòng chảy nhỏ hơn 0,1m/s chiếm phần lớn diện tích đầm Sam Chuồn liên quan đến đầm phá các xã Phú Xuân, Phú Mỹ, Phú An và thị trấn Thuận An.
Trong cùng một pha triều vận tốc dòng chảy khi triều lên lớn hơn so với khi triều xuống trên toàn đầm phá. Đặc biệt dòng triều qua cửa Thuận An ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy Nam phá Tam Giang, đầm Thủy Tú và phần hạ lưu sông Hương.
Điều đó chứng tỏ sự quan trọng của cửa biển Thuận An đối với sự trao đổi nước ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
Thuận lợi và khó khăn của khí hậu trong nuôi trồng thủy sản
- Thuận lợi: thời tiết phù hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống, đặc biệt là tôm, song ngòi nhiều đáp ứng được lượng nước cho hoạt động nuôi trồng thủy sản của huyện.
- Khó khăn:lũ lụt, hạn hán thường xuyên xãy ra gây ra nhiều bất lợi cho ngành nuôi tôm của huyện, thời tiết thay đỗi thất thường khiến cho tôm không thể phản ứng kịp thời, dẫn tới nhiều rủi ro. [18]
3.1.5. Dân số - Lao động
Phú Vang là huyện tập trung đông dân cư nhưng phân bố không đều giữa các vùng. Theo thống kê năm 2018, huyện Phú Vang có tổng dân số 182.141 người, thuộc 40.719 hộ. Trong đó số dân sống ở nông thôn là 147.818 người, chiếm 81,15%. Tỷ lệ tăng dân số của huyện là 1,07% và có xu hướng giảm so với năm trước. Mật độ dân số trung bình 645 người/km2. Dân số hầu hết tập trung ở nông thôn, vùng đầm phá nơi tập trung các ngành nghề đặc trưng của huyện.
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển thuần nông nên LĐ tham gia trong ngành nông, lâm, thủy sản vẫn là nhóm ngành chiếm tỷ lệ khá lớn (chiếm 52,6%, trong tổng LĐ của huyện). Tổng số LĐ toàn huyện năm 2012 là 85.975 người chiếm 47,6%
dân số. Trong những năm qua, LĐ trong ngành nông nghiệp đã có xu hướng giảm xuống và tăng dần LĐ trong khu vực SX phi nông nghiệp. Tuy chuyển biến khá tích cực nhưng nhìn chung quá trình này diễn ra rất chậm. Bên cạnh đó vấn đề bức xúc hiện nay và cũng là mối quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền địa phương, các thành phần KT đó là tình trạng thất nghiệp. Giải quyết công ăn việc làm cho người LĐ, tăng thu nhập cho các tầng lớp nông dân trong thời gian tới là vấn đề lớn, cần ưu tiên phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại trên địa bàn. [18]
3.1.6. Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện
Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho đa số người dân vùng ven biển và đầm phá, nhiều hộ làm ăn có hiệu quả đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đặc biệt việc ứng dụng những tiến bộ kĩ thuật, công nghệ mới vào SX, đa dạng về hình thức tổ chức và đối tượng nuôi được đẩy mạnh đã góp phần tăng năng suất và sản lượng.
Nhờ sự chỉ đạo của UBND huyện, ngành NTTS phát triển theo hướng bền vững, có hiệu quả, góp phần ổn định đời sống cũng như phát triển KT - XH của địa phương.
Hàng năm huyện có những kế hoạch để tăng diện tích cũng như sản lượng nuôi trồng các loại thủy, hải sản. Phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc ngành thuỷ sản, chính quyền địa phương hướng dẫn kỹ thuật nuôi, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch nguồn giống, cải tạo ao hồ, tổ chức, chỉ đạo các vùng nuôi theo quy chế NTTS. Vì vậy, diện tích NTTS không ngừng được mở rộng.
Hiện nay diện tích NTTS của huyện là 2.486,5 ha, trong đó: Nuôi nước lợ là 2.226,2 ha, trong đó nuôi chuyên tôm: 176,4 ha (cao triều: 126 ha, hạ triều: 15,7 ha, nuôi tôm trên cát: 35 ha), nuôi xen ghép: 2.049,8 ha (cao triều: 510 ha, hạ triều: 750 ha, chắn sáo: 789,8 ha); nuôi nước ngọt là 260,3 ha.
Một số địa phương đưa một số diện tích trồng lúa vùng trũng năng suất thấp, kém hiệu quả KT sang nuôi 1vụ cá 1 vụ lúa, nuôi xen lúa cá. Tận dụng mọi nguồn vốn để đầu tư xây dựng ao hồ nuôi cá nước ngọt, mở rộng mô hình nuôi cá lúa tập trung như ở Phú Đa, Vinh Thái, Phú Lương, Phú Hồ, Phú An. Nhiều hộ dân tận dụng diện tích vườn để đào ao nuôi cá nước ngọt nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình như Vinh Xuân,Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Hà...Vì vậy diện tích NTTS nước ngọt đã tăng lên rất nhiều.
Biểu đồ 3.1. Sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2009- 2017
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang) Qua biều đồ cho thấy, sản lượng NTTS của huyện giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017 có những biến đổi nhất định, sự biến đổi này là do đặc điểm của ngành nuôi trồng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Năm 2009, đạt 2015,2 tấn, năm 2012 đạt 3095,9 tấn, tăng lên 1.080,7 tấn, tăng 53,6%. Giá trị sản phẩm thực tế của lĩnh vực NTTS năm 2017 đạt 111,7 tỷ đồng. Nhìn chung trong cả giai đoạn sản lượng nuôi trồng đều tăng lên. Tuy nhiên, có hai năm 2014, 2015, mặc dù diện tích nuôi được mở rộng hơn nhưng sản lượng lại giảm xuống so với năm trước đó. Cụ thể, năm 2014, diện tích nuôi mở rộng thêm 34,6 ha, nhưng sản lượng lại giảm xuống 643,4 tấn so với năm 2013.
Sở dĩ, năm 2015 sản lượng giảm mạnh như vậy là do tác động của thời tiết khí hậu, mưa bão nhiều làm cho nhiều diện tích nuôi trồng bị dịch bệnh cho nên sản lượng nuôi trồng giảm mạnh. Chính vì vậy, trong cả thời kỳ năng suất sản lượng NTTS chưa cao và chưa ổn định.[1]