Các lý thuyết nền

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước việt nam (Trang 34 - 38)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

2.2. Các lý thuyết nền

2.2.1. Lý thuyết tháp nhu cu ca Abraham Maslow

Nhu cầu chính là yếu tố cơ bản hình thành nên bản chất của mỗi con người. Theo nghiên cứu của Maslow về "Hệ thống cấp bậc của nhu cầu" (1943) thì con người có nhu cầu bậc thấp (sự nhận thức bản thân, được kính trọng, an toàn…) và nhu cầu bậc cao (tự khẳng định bản thân, nhu cầu tự tôn bản ngã, nhận thức…). Nếu như nhu cầu bậc thấp chủ yếu được thỏa mãn bằng các yếu tố bên ngoài thì nhu cầu bậc cao liên quan đến nội tại của chính con người. Cũng theo Maslow thì khi các nhu cầu cơ bản của con người được thỏa mãn sẽ hình thành nên những nhu cầu ở cấp độ cao và trở thành động lực cho hành vi của con người. Năm cấp bậc nhu cầu từ thấp đến cao theo học thuyết của Maslow gồm: nhu cầu sinh học – nhu cầu an toàn – nhu cầu xã hội – nhu cầu được tôn trọng – nhu cầu tự thể hiện bản thân. Nhu cầu chính là cơ sở hình thành nên động cơ thôi thúc con người hành động. Con người sẽ cố gắng thỏa mãn những nhu cầu cấp thiết nhất trước tiên, sau đó đến những nhu cầu cao hơn.

Phát triển tháp nhu cầu của Maslow vào việc tạo động lực cho người lao động trong môi trường tổ chức tác giả Trương Minh Đức (2011), Dinibutun (2012) coi 05 cấp

bậc nhu cầu của con người là các biến độc lập, các tác giả cụ thể các yếu tố trong tháp nhu cầu như sau:

Bảng 2.1. Tháp nhu cầu Nhu cầu

Nội dung tổng quát theo học thuyết của

Maslow

Phát triển của Trương Minh Đức

Phát triển của Dinibutun Nhu cầu sinh

học cơ bản

Thức ăn, nước uống, ngủ - Thu nhập từ lương - Điều kiện sống của người lao động được cấp trên quan tâm

- Tiền lương

- Điều kiện làm việc dễ chịu - Nơi ăn uống

Nhu cầu an toàn An toàn, an ninh, sự ổn định, sự bảo vệ

- Đảm bảo điều kiện an toàn khi làm việc

- Áp lực trong công việc - Cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết phục vụ công việc

- Điều kiện làm việc an toàn

- Phúc lợi của công ty - Sự an toàn của công việc

Nhu cầu xã hội Tình yêu, cảm giác được ưa thích, cảm giác gần gũi, thân thiết

- Mối quan hệ với các đồng nghiệp tại nơi làm việc - Quan hệ với cấp trên - Quan hệ với đối tác

- Sự gắn kết của nhóm làm việc

- Quản lý thân thiện - Sự hợp tác chuyên nghiệp Nhu cầu được

tôn trọng

Sự tự trọng, sự kính mến, danh tiếng, địa vị, sự thừa nhận

- Chức vụ trong cơ quan - Sự ghi nhận của cấp trên - Sự khuyến khích của cấp trên

- Sự thừa nhận của tập thể - Vị trí công việc - Địa vị cao

- Sự phản hồi từ chính công việc

Nhu cầu tự thể hiện bản thân

Sự phát triển, thăng tiến, sáng tạo

- Có thể chủ động đối với công việc được giao - Cơ hội được bồi dưỡng nâng cao trình độ

- Khả năng thăng tiến - Tạo điều kiện phát huy kiến thức chuyên môn

- Công việc thử thách - Cơ hội để sáng tạo - Thành tích trong công việc - Sự thăng tiến trong tổ chức

Nguồn: Tổng hợp từ Trương Minh Đức (2011), Dinibutun (2012) Theo lý thuyết nhu cầu của Maslow (1943), một nhân viên sẽ làm việc hết sức mình nếu anh ta biết kết quả của hành vi đó sẽ giúp thỏa mãn những nhu cầu nhất định.

Như chúng ta đã biết, trong hoạt động kiểm toán của KTNN thì KTV là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán làm căn cứ cho các kết

luận, kiến nghị kiểm toán, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên BCKT, do đó CLKT phụ thuộc nhiều vào việc KTV có thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán phù hợp hay không, do vô tình hay cố ý có bỏ sót các sai sót trọng yếu hay không.

Vậy động lực nào để KTVNN duy trì tính độc lập, khách quan, liêm chính, chuyên nghiệp và phát huy khả năng chuyên môn, kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ? Theo lý thuyết hành vi trong trường hợp này câu trả lời là KTVNN sẽ làm việc hết khả năng có thể nhằm đảm bảo chất lượng của BCKT nếu người đó biết được rằng kết quả của việc này sẽ giúp thỏa mãn những nhu cầu của mình, mà nhu cầu cao nhất là nhu cầu về sự tự khẳng định bản thân như sự phát triển, thăng tiến, sáng tạo.

Nhu cầu của KTVNN chi phối hành vi từ đó quyết định CLKT.

2.2.2. Lý thuyết v th chế ca Douglas North

Có rất nhiều nghiên cứu về thể chế nhưng nổi bật nhất phải kể đến Douglas North, tác giả được coi là người tiên phong của học thuyết kinh tế về thể chế. Theo North (1990): "Thể chế là những luật lệ của cuộc chơi trong xã hội (rules of the game)". Nói cách khác, thể chế là tập hợp những ràng buộc do con người tạo ra để điều chỉnh và định hình các tương tác của mình. Vai trò quan trọng của thể chế là cung cấp một cấu trúc cho hoạt động nhằm giảm tính bất trắc trong các tương tác hàng ngày của con người trong xã hội. Hơn nữa, thể chế còn hướng dẫn sự tương tác giữa con người với người trong các hoạt động xã hội hàng ngày như mua bán, mở công ty, kết hôn v.v. Cùng một hoạt động diễn ra ở mỗi nơi lại phải tuân theo những quy định khác nhau. Theo cách hiểu này, thể chế xác định và giới hạn tập hợp các lựa chọn của mỗi cá nhân.

Theo ông hai thành phần quan trọng của hệ thống thể chế gồm: Thể chế chính thức (luật pháp, quy định, chính sách...); thể chế phi chính thức (tục lệ, các quy tắc xử thế, chuẩn mực, văn hóa v.v). Thể chế có thể do con người sáng tạo (Hiến pháp, pháp luật...), song cũng có thể do được tiến hóa theo thời gian (Tục lệ văn hóa, phép tắc ...). Có thể nói, thể chế là khung mà con người phải tuân theo khi phát sinh các hoạt động tương tác với nhau và mỗi vi phạm thể chế được quyết định bằng hình phạt/chế tài xử lý tương ứng với mức độ nghiêm trọng.

Thể chế đóng vai trò như một khuôn khổ ổn định nhằm giảm tính bất định trong các tương tác của con người. Một môi trường thể chế minh bạch tác động tích cực đến đổi mới và tăng trưởng. Đối với các tổ chức thì thể chế chính thống đảm bảo sự ổn định của các mối quan hệ kinh tế, đồng thời thể chế không chính thống sẽ điều chỉnh hành vi của các chủ thể thông qua các giá trị hành vi được xã hội chấp nhận (Nguyễn Văn Thắng, 2015; North, 1990, 1991).

Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi với môi trường thể chế phức tạp, môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp.

Như chúng ta đã biết, CLKT không phải lúc nào cũng xác định rõ ràng thông qua việc tuân thủ các yêu cầu chuyên môn của hoạt động kiểm toán mà luôn luôn tồn tại một số yếu tố bổ sung quan trọng như kỳ vọng của đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán và động lực của chính KTV về đảm bảo chất lượng cần thiết của cuộc kiểm toán. Một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của KTNN là cung cấp số liệu kiểm toán cho Quốc hội phục vụ việc điều hành nền tài chính quốc gia đảm bảo minh bạch, bền vững. Do đó kỳ vọng của Quốc hội đối với CLKT của KTNN là rất lớn. Ở đây thể chế chính thức là hành lang pháp lý về hoạt động kiểm toán của KTNN và thể chế không chính thức là kỳ vọng của cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ tạo động lực và cả áp lực đối với KTNN và KTVNN trong việc không ngừng đảm bảo và nâng cao giá trị của các BCKT. Từ đó lãnh đạo KTNN sát sao hơn trong tổ chức quản lý, giám sát hoạt động của bộ máy và hành vi của KTVNN. Bên cạnh đó, dựa vào cảm nhận và lòng tin của mình các KTVNN có ý thức tự giác trong việc đảm bảo tính độc lập, khách quan, liêm chính khi thực hiện kiểm toán, giảm sự chi phối về lợi ích từ phía đơn vị được kiểm toán, đồng thời giảm sai sót thông qua việc tự rà soát, kiểm tra kết quả kiểm toán, bổ sung đầy đủ BCKT phù hợp làm căn cứ cho các đánh giá, kết luận, kiến nghị kiểm toán.

KTNN là cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, hoạt động của KTNN tuân theo Luật KTNN, luật NSNN, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các luật, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác hay còn gọi là thể chế chính thống. Một hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp sẽ giúp KTVNN dễ dàng hơn khi thực hiện nhiệm vụ được giao, mặt khác giúp cho đơn vị được kiểm toán hiểu được vai trò, nhiệm vụ, quyền lợi của mình, cũng như các quy định có liên quan đến chức năng và hoạt động của mình, có sự phối hợp tốt với cơ quan KTNN, góp phần nâng cao CLKT. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán KTVNN cần thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành và pháp luật liên quan, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo phân cấp theo chức năng mà đứng đầu là Tổng KTNN, ngoài ra cũng cần quan tâm tới những chuẩn mực, thói quen, những quy định xã hội phổ biến trong môi trường thể chế và môi trường văn hóa-xã hội.

2.2.3. Lý thuyết qun tr quan liêu ca Max Weber

Theo Weber (1922), để đạt được mục tiêu của mình một tổ chức phải hoạt động theo một hệ thống phân cấp, đồng thời, mọi quyết định của chính tổ chức và thành viên tổ chức phải rõ ràng và đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý. Hệ thống phân cấp được tổ chức

từ trên xuống dưới theo nguyên tắc cấp dưới chịu trách nhiệm trước cấp trên trực thuộc và người đứng đầu là đại diện cao nhất của tổ chức.

Mỗi quyết định của tổ chức và các thành viên của tổ chức đó phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu đồng thời đảm bảo sự hợp lý và hợp pháp. Ở đây tính hợp lý và hợp pháp được hiểu là tập hợp các chính sách, thủ tục được tiếp cận khách quan, phù hợp với điều kiện thực tiễn và quy định của pháp luật.

Ứng dụng lý thuyết Quản trị quan liêu trong hoạt động của KTNN:

Đối với hoạt động của cơ quan KTNN VN, bộ máy tổ chức được thể chế hoá từ Tổng KTNN đến từng KTVNN. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, mỗi KTVNN phải chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN và trước pháp luật hiện hành về các đánh giá, xác nhận, kết luận kiểm toán của mình dựa trên cơ sở thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán phù hợp với phát hiện kiểm toán. Hoạt động của mỗi đoàn kiểm toán được tổ chức thành nhiều tổ kiểm toán, mỗi tổ kiểm toán được bố trí ít nhất từ 03 KTVNN. Chịu trách nhiệm chung hoạt động của tổ kiểm toán là Tổ trưởng tổ kiểm toán, chịu trách nhiệm cho hoạt động của đoàn kiểm toán là Trưởng đoàn kiểm toán. Kiểm toán trưởng KTNN chủ trì các cuộc kiểm toán có trách nhiệm giám sát, chỉ đạo hoạt động chung của các đoàn kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN và trước pháp luật. Các kiến nghị của KTNN phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, khách quan, kịp thời và phù hợp với các phát hiện kiểm toán, tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)