Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước việt nam (Trang 55 - 68)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Nghiên cứu định tính

3.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia cho thấy, về cơ bản khái niệm CLKT của KTNN, cơ sở lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT của KTNN trình bày trong nghiên cứu là phù hợp, mô hình đề xuất ban đầu cơ bản phù hợp với bối cảnh của KTNN Việt Nam. Cụ thể như sau:

Về khái niệm: Tất cả các chuyên gia cho rằng khái nhiệm về CLKT của KTNN và tiêu chí đo lường CLKT sử dụng trong luận án của tác giả là phù hợp;

Về mức độ hài lòng đối với CLKT của KTNN: 100% chuyên gia được hỏi đều hài lòng với CLKT của KTNN hiện nay song cho rằng KTNN cần nâng cao hơn nữa CLKT để đáp ứng yêu cầu ngày một cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Hầu hết các chuyên gia đều bày tỏ quan điểm về tầm quan trọng của các kết luận, kiến nghị kiểm toán, cụ thể một số ý kiến như sau:

"Một số kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN còn chưa thực sự thuyết phục"

(Chuyên gia của Quốc hội);

"Nhìn chung hệ thống pháp luật về hoạt động kiểm toán của KTNN cần được bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với hoạt động thực tiễn và các luật có liên quan. Kết luận kiểm toán trong một số trường hợp còn chưa sát, còn có ý kiến khác. Nhiều kết quả kiểm toán chưa bao quát hết thực chất hoạt động của của đối tượng được kiểm toán" (Chuyên gia của Quốc hội).

“Tôi thấy CLKT của KTNN hiện nay ngày càng được nâng cao, song đâu đó một số đoàn kiểm toán vẫn chưa thực sự chú trọng công tác tự KSCL kiểm toán, còn tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự KSCL của các Vụ chức năng. Mặt khác, có sự chồng chéo về nội dung KSCL giữa các Vụ tham mưu, cần sớm tách bạch để công tác KSCL đạt hiệu quả hơn”. (Chuyên gia của KTNN).

“Tôi nghĩ CLKT của KTNN hiện nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, giám sát tài chính công, tài sản công, song để làm được như kỳ vọng mà Đảng và Nhà nước giao phó thì KTNN cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, đội ngũ KTV và hiện đại hóa hệ thống thông tin để theo kịp sự phát triển chung của xã hội. Nhiều KTV chưa ý thức việc tự trang bị kiến thức, kỹ năng mà chủ yếu làm theo thói quen”. (Chuyên gia của KTNN).

Hài lòng nhưng cần nâng cao hơn nữa. Cần chú trọng đến công tác thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán phù hợp đối với các phát hiện, kết luận kiểm toán, tránh tình trạng cá biệt còn một số kiến nghị kiểm toán chưa đảm bảo căn cứ như hiện nay phải thôi không đưa vào BCKT, ảnh hưởng đến uy tín của KTNN”. (Chuyên gia của KTNN).

Thang đo biến phụ thuộc (sự hài lòng): Tất cả các chuyên gia được phỏng vấn đều thống nhất việc vận dụng thang đo về sự hài lòng của Behn và cộng sự (1997) và Kym và cộng sự (2008), trong đó sự hài lòng về CLKT là tổng thể sự hài lòng đối KTVNN và sự hài lòng đối với KTNN. Ngoài ra, một số chuyên gia đề xuất bổ sung nhấn mạnh về tầm quan trọng của các kết luận, kiến nghị kiểm toán thông qua biến quan sát "Hài lòng về các kết luận, kiến nghị kiểm toán rõ ràng, khả thi, phù hợp với các phát hiện kiểm toán và quy định liên quan".

Theo đó, sở dĩ bổ sung tiêu chí đo lường biến phụ thuộc do theo quy định của KTNN tại Quyết định số 01/2020/QĐ-KTNN ngày 26/6/2020 của Tổng KTNN ban hành Hệ thống biểu mẫu hồ sơ kiểm toán, tại Báo cáo kiểm toán của KTNN sau khi trình bày các đánh giá, xác nhận kiểm toán đoàn kiểm toán phải tổng hợp thành những kết quả kiểm toán chính và trình bày kết luận kiểm toán ngắn gọn, súc tích với đầy đủ bằng chứng thích hợp. Trên cơ sở kết luận kiểm toán KTNN sẽ có kiến nghị kiểm toán tương ứng. Nói cách khác, kết luận và kiến nghị kiểm toán của KTNN có mối quan hệ biện chứng và không thể tách rời. Các kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN phải đảm bảo những tiêu chí như sau:

(i) Tính rõ ràng để mọi đối tượng sử dụng thông tin kiểm toán đều có thể hiểu được dù không có chuyên môn sâu về tài chính kế toán;

(ii) Tính khả thi về khả năng thực hiện của kiến nghị kiểm toán;

(iii) Tính phù hợp, tức là kết luận, kiến nghị kiểm toán phải phù hợp với những phát hiện kiểm toán và đảm bảo căn cứ pháp lý.

Về các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT: 100% chuyên gia đều thống nhất với ba nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT bao gồm: nhân tố thuộc về KTVNN, nhân tố thuộc về KTNN và nhóm các nhân tố thuộc về môi trường thể chế. Mặc dù, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố có sự khác nhau giữa các chuyên gia, song toàn bộ 12 chuyên gia được phỏng vấn đều cho rằng, nhân tố thuộc về đặc điểm của KTVNN là nhân tố tương đối quan trọng nhất khi đánh giá CLKT. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây về CLKT. Ngoài nhân tố thuộc về đội ngũ KTVNN một số nhân tố khác được các chuyên gia đánh giá có ảnh hưởng quan trọng đến CLKT của KTNN gồm có:

+ Các chuyên gia của KTNN là những trực tiếp thực hiện kiểm toán, nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố thuộc về KTNN, đặc biệt là công tác KSCL kiểm toán đến CLKT của KTNN VN. Bên cạnh đó các chuyên gia này cũng cho rằng nhân tố thuộc về MTTC gồm hành lang pháp và sự phối hợp kịp thời của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán.

"Kiến nghị của KTNN phải mang tính chất bắt buộc thực hiện và phải có chế tài xử phạt đối với việc không thực hiện kiến nghị của KTNN" (Chuyên gia của KTNN).

“Nhiều khi chúng tôi xuống đơn vị kiểm toán họ cố tình không cung cấp tài liệu hồ sơ kiểm toán theo yêu cầu của tổ kiểm toán với nhiều lý do khác nhau như kế toán trưởng bị ốm, chuyên viên chuyên quản nghỉ thai sản v.v., chúng tôi rất khó vừa đảm bảo tiến độ cuộc kiểm toán vừa đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu tại KHKT. Có đơn vị cung cấp sổ chi tiết tài khoản bằng bảng cứng, không cung cấp file mềm, thử hỏi KTV ngồi cộng tay thì sao kịp tiến độ, cần sớm có cơ chế khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tài chính của đơn vị được kiểm toán, tất nhiên phải cam kết về tính bảo mật”. (Chuyên gia của KTNN).

"Muốn CLKT tốt trước hết các KTVNN là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm toán cần quan tâm đến công tác tự đảm bảo CLKT đối với nội dung do mình thực hiện.

Việc KSCL của các Vụ chức năng cũng rất quan trọng, tuy nhiên cần phân công phân nhiệm rõ ràng, tránh chồng chéo" (Chuyên gia của KTNN).

+ Các chuyên gia thuộc Quốc hội, Chính phủ có xu hướng sử dụng những tiêu chí thuộc về hành lang pháp lý (MTTC), sự tham gia phối hợp của lãnh đạo khi đánh giá về CLKT (KTNN).

"Lãnh đạo phải sát sao tới công tác thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của Đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán và của KTVNN thì kết quả mới tốt được" (Chuyên gia của Chính phủ);

“Vừa rồi Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN, trên cơ sở đó KTNN cần tập chung nghiên cứu để có cơ sở ban hành các quy định có liên quan. Hoàn thiện cơ sở pháp lý sẽ là yếu tố quan trọng giúp nâng cao CLKT”.

(Chuyên gia của Quốc hội).

+ Các chuyên gia từ đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phối hợp với KTVNN do đó đề cao nhân tố thuộc về KTVNN cũng như nhân tố về điều kiện làm việc của KTVNN, KSCL kiểm toán để đánh giá CLKT của KTNN.

"KTVNN cần có sự hiểu biết sâu về tài chính kế toán cũng như am hiểu chuyên môn ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị chúng tôi thì mới có nhận định chính xác được. Thời đại công nghệ 4.0 rồi KTVNN cũng cần nâng cao khả năng kiểm toán tại các đơn vị có thực hiện kế toán trong môi trường công nghệ thông tin" (Chuyên gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

“Tôi nghĩ nhiều cấp KSCL kiểm toán và sự tham gia chỉ đạo sát sao của Trưởng đoàn kiểm toán, lãnh đạo các cấp đương nhiên sẽ giúp đảm bảo CLKT, giúp rà soát, phát hiện những đánh giá, kết luận kiểm toán chưa phù hợp hoặc kiến nghị không khả thi”. (Chuyên gia thuộc Bộ Y tế).

“Ở đâu cũng thế thôi, KTVNN cũng cần được đảm bảo tốt về chế độ lương, thưởng, phụ cấp, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc thì họ mới toàn tâm toàn ý cho công việc được”. (Chuyên gia thuộc Bộ Y tế).

Tóm lại, qua phỏng vấn sâu 12 chuyên gia luận án thu được kết quả ban đầu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT của KTNN như sau: cả 12 chuyên gia cho rằng, nhóm các nhân tố thuộc về KTVNN được cho là có ảnh hưởng quan trọng nhất tới CLKT của KTNN, tiếp đến là các nhân tố thuộc về KTNN và MTTC.

Tổng hợp một số nhân tố được nhiều chuyên gia đánh giá có mức độ ảnh hưởng đến CLKT từ cao đến rất cao trong mỗi nhóm các nhân tố gồm: (i) Nhóm các nhân tố thuộc về KTVNN như duy trì tính độc lập, liêm chính, khách quan; Am hiểu chuyên môn ngành; Tuân thủ CMKT và các hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn; (ii) Nhóm các nhân tố thuộc về KTNN như KSCLKT, sự tham gia của lãnh đạo và (iii) Nhóm các nhân tố thuộc về Môi trường thể chế như Hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp; Tính chính trực của lãnh đạo đơn vị được kiểm toán. Có thể nói, đây đều là những nhân tố nhãn tiền, dễ dàng sử dụng để đánh giá CLKT của KTNN đối với các chuyên gia tham dự phỏng vấn.

Qua phỏng vấn cho thấy, cơ bản các chuyên gia thống nhất với các nhân tố, cách diễn đạt các nhân tố của nghiên cứu và tiêu chí đo lường biến phụ thuộc và biến độc lập được đề xuất. Một số chuyên gia cho rằng cần điều chỉnh, bổ sung và loại bỏ bớt một số chỉ tiêu chưa thực sự phù hợp, dễ hiểu. Cũng như kết quả khảo sát sơ bộ, đối với nhân tố "Kinh nghiệm" 05/09 chuyên gia cho rằng có hai tiêu chí không có tính cần thiết đưa vào nghiên cứu gồm: (1) Độ tuổi của KTVNN và (2) Phân bổ hợp lý thời gian tiến hành khảo sát thu thập thông tin lập KHKT, thực hiện kiểm toán chi tiết tại đơn vị và khâu kiểm toán tổng hợp. Nguyên nhân, theo quan điểm của các chuyên gia các tiêu chí không thực sự đo lường nhân tố hoặc bị trùng với chỉ tiêu đo lường của nhân tố khác. Ngoài ra, chuyên gia của KTNN tham gia phỏng vấn đều cho rằng cần thiết bổ sung tiêu chí đo lường nhân tố KSCL kiểm toán là "Sự phân công, phân nhiệm rõ ràng và phù hợp giữa các vụ chức năng khi tham gia công tác KSCL kiểm toán". Qua xem xét, tác giả

cho rằng các ý kiến đóng góp của chuyên gia là xác đáng, do đó, tác giả luận án đã tiếp thu 100% ý kiến.

Tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu:

(1) Đối với nhóm 07 nhân tố thuộc về KTVNN: Về cơ bản các chuyên gia nhất trí với các nhân tố và tiêu chí đo lường. Song theo ý kiến của đa số các chuyên gia có 02 tiêu chí thuộc nhân tố “Kinh nghiệm” được đề nghị đưa ra khỏi thang đo do không thực sự phù hợp và 01 tiêu chí thuộc nhân tố “Am hiểu chuyên môn ngành” và 01 tiêu chí của nhân tố “Chuyên nghiệp” được đề nghị sắp xếp điều chỉnh. Tác giả luận án cho rằng ý kiến của các chuyên gia là xác đáng và tiếp thu toàn bộ ý kiến đóng góp. Sau đây là bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia đối với nhóm các nhân tố thuộc về KTVNN (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn nhân tố thuộc về KTVNN Nhân tố Nguồn

nhân tố

Cơ sở các tiêu

chí đo lường Tiêu chí đo lường Ý kiến chuyên gia

1. Trình độ đào tạo

Chuẩn mực KTNN và kế thừa Cheng và cộng sự 2009,

Nguyễn Mạnh Cường, 2017

Chuẩn mực KTNN

Mức độ phù hợp của chuyên ngành đào tạo với nhiệm vụ được giao của KTVNN

Phù hợp

Chuẩn mực KTNN

Tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hàng năm của KTNN

Phù hợp

CM KTNN Cấp bậc đào tạo Phù hợp

2. Kinh nghiệm

Kế thừa

Carcello và cộng sự, 1992, Pehn và cộng sự, 1997, Kym,

Carcello, 1992, Kym, 2008

Số năm kinh nghiệm thực

hiện kiểm toán của KTVNN Phù hợp

Carcello, 1992, Kym, 2008

Số lần thực hiện kiểm toán của KTVNN đối với cùng đơn vị được kiểm toán hoặc đối với các đơn vị hoạt động trong cùng lĩnh vực

Phù hợp

Luận án đề xuất trên cơ sở thực tiễn

Độ tuổi của KTVNN

Loại khỏi thang đo do yếu tố độ tuổi không thực sự phản ánh kinh nghiệm của KTVNN

Luận án đề xuất trên cơ sở thực tiễn

Phân bổ hợp lý thời gian tiến hành khảo sát thu thập thông tin lập KHKT, thực hiện

Loại khỏi thang đo do nội dung này phần nhiều thuộc về nhân tố

Nhân tố Nguồn nhân tố

Cơ sở các tiêu

chí đo lường Tiêu chí đo lường Ý kiến chuyên gia B, và cộng sự,

2008

kiểm toán chi tiết tại đơn vị và khâu kiểm toán tổng hợp

"Chuyên nghiệp"

với quan sát "Khả năng sắp xếp công việc hợp lý và khoa học"

3. Am hiểu chuyên môn ngành

Chuẩn mực KTNN và kế thừa Carcello và cộng sự, 1992, Behn và cộng sự, 1997, Kym, B. và cộng sự, 2008,

Kirgore, 2014, Nguyễn Mạnh Cường, 2017

Carcello và cộng sự, 1992, Behn và cộng sự, 1997, Kym và cộng sự, 2008

Sự am hiểu các quy định pháp lý và chuẩn mực về tài chính – kế toán liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán

Phù hợp

Chuẩn mực

KTNN

Kinh nghiệm và kiến thức về chuyên môn ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán;

Điều chỉnh: " Kiến thức về chuyên môn ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán"

Luận án đề xuất trên cơ sở thực tiễn

Khả năng xét đoán và phát

hiện các sai phạm trọng yếu Phù hợp

4. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán

và các hướng dẫn

kỹ thuật chuyên

môn

Chuẩn mực

KTNN và

Carcello và cộng sự, 1992, Behn và cộng sự, 1997, Kym, B. và cộng sự, 2008,

Kirgore, 2014, Nguyễn Mạnh Cường, 2017

Chuẩn mực

KTNN

KTVNN phải am hiểu và tuân thủ các quy định CMKTNN

Phù hợp

Chuẩn mực

KTNN

KTVNN phải am hiểu và tuân thủ pháp luật và các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động kiểm toán

Phù hợp

Luận án đề xuất

KTVNN phải am hiểu và tuân thủ các hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn liên quan đến hoạt động kiểm toán của KTNN

Phù hợp

5. Duy trì tính độc

lập

CM KTNN;

Pehn và cộng sự, 1997, 2009, Kym, B. và cộng sự, 2008,

Kirgore,

Chuẩn mực

KTNN

Độc lập về mặt lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán và các nhóm lợi ích bên ngoài khác;

Phù hợp

Chuẩn mực KTNN

Độc lập về các quan hệ cá nhân với đơn vị được kiểm toán

Phù hợp

Nhân tố Nguồn nhân tố

Cơ sở các tiêu

chí đo lường Tiêu chí đo lường Ý kiến chuyên gia 2014, Bùi Thị

Thủy, 2013 Chuẩn mực KTNN

Độc lập trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán và đưa ra kết luận, kiến nghị kiểm toán

Phù hợp

6. Tuân thủ CM đạo đức nghề nghiệp

Chuẩn mực KTNN và kế thừa Pehn và cộng sự, 1997, Kym, B. và cộng sự, 2008,

Kirgore, 2014,

Krohmer và cs., 2010

Chuẩn mực KTNN

Mức độ duy trì tính liêm

chính, độc lập và khách quan Phù hợp

Chuẩn mực KTNN

KTVNN phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực và các kỹ năng chuyên môn nhằm đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán được giao

Phù hợp

Chuẩn mực KTNN

Mức độ duy trì sự thận trọng và bảo mật trong mọi giai đoạn của quá trình kiểm toán;

Phù hợp

7. Tính chuyên nghiệp

Chuẩn mực KTNN và kế thừa Kym, B.

và cộng sự, 2008, Bùi Thị Thuỷ, 2013

Chuẩn mực KTNN

Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng máy tính thành thạo;

Phù hợp

Bùi Thị Thuỷ, 2013

Phân bổ thời gian để tìm hiểu kỹ các thông tin về đơn vị được kiểm toán trước khi tiến hành kiểm toán tại đơn vị;

Phù hợp

Bùi Thị Thuỷ, 2013

Nghiên cứu kỹ và tuân thủ kế hoạch kiểm toán được phê duyệt;

Điều chỉnh:

"Nghiên cứu kỹ kế hoạch kiểm toán được phê duyệt"

Bùi Thị Thuỷ, 2013

Khả năng sắp xếp công việc

hợp lý và khoa học. Phù hợp Luận án đề xuất

trên cơ sở thực tiễn

Có sự theo dõi chuyên sâu và liên tục các thông tin liên quan đến đơn vị được kiểm toán;

Phù hợp

Luận án đề xuất trên cơ sở thực tiễn

Kỹ năng phối hợp và thảo luận giữa các KTV trong nhóm về bằng chứng kiểm toán, kết quả và kiến nghị kiểm toán

Phù hợp

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước việt nam (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)