Nhóm các nhân tố thuộc về Kiểm toán viên nhà nước

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước việt nam (Trang 39 - 42)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

2.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc về Kiểm toán viên nhà nước

Theo Rayburn (1996), đặc điểm tính cách có liên quan trực tiếp đến định hướng cá nhân. Các kỹ năng, phẩm chất cá nhân của lãnh đạo và KTV, sự đào tạo của nhân viên kiểm toán là những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực KTV.

Carcello và cộng sự (1992) là nhà nghiên cứu tiên phong trong việc cố gắng giải thích mối liên hệ tích cực giữa CLKT và sự hài lòng của khách hàng dựa trên cảm nhận của người lập BCTC, KTV và người sử dụng BCKT. Carcelo và cộng sự (1992) đã khảo sát 264 kiểm soát viên (người lập BCTC) và 120 chủ nợ và nhà đầu tư (người sử dụng thông tin) để xác định các thuộc tính được cho là có liên quan đến chất lượng dịch vụ kiểm toán cả về tổng thể và giữa ba nhóm người lập báo cáo tài chính, kiểm toán viên và người dùng. Tác giả sử dụng phân tích nhân tố khám phá để rút ra 12 nhân tố CLKT. Các yếu tố là: kinh nghiệm, chuyên môn trong ngành, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tuân thủ CMKT, sự tham gia của lãnh đạo công ty v.v. Tuy nhiên các tác giả chưa khẳng định được những nhân tố nào của CLKT thực sự ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Để tiếp nối Carcello và cộng sự (1992), trong nghiên cứu của mình Behn và cộng sự (1997) đã khảo sát cảm

nhận của các kiểm soát viên công ty khách hàng về những thuộc tính của CLKT ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và nhận thấy 06 trong số 12 nhân tố trong mô hình của Carcello và cộng sự, 1992 có tác động trực tiếp đến sự hài lòng tổng thể của khách hàng.

Cũng như Behn và cộng sự (1997), trên cơ sở lý thuyết hành vi, Kym, B. và cộng sự (2008) đã thực hiện một nghiên cứu tương đối toàn diện điều tra trên 235 chuyên gia tài chính và 35 kiểm toán viên nội bộ của hội đồng địa phương của New South Wales, Australia để xác định các nhân tố CLKT tác động tới sự hài lòng của người sử dụng thông tin tại BCKT trong bối cảnh bắt buộc sử dụng hình thức đấu thầu để lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán. Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra rằng các công ty kiểm toán lớn để giữa gìn danh tiếng có nhiều khả năng phân cấp trách nhiệm cá nhân của KTV yêu cầu ở mức cao hơn, từ đó cung cấp dịch vụ kiểm toán với chất lượng cao hơn. Nếu như Behn và cộng sự (1997) đánh giá 12 thuộc tính CLKT, trên cơ sở nghiên cứu của Behn và công sự (1997), riêng thuộc tính “sự tuân thủ CMKT” được Kym, B. và cộng sự (2008) tách ra thành 03 nhân tố riêng biệt gồm năng lực kỹ thuật, tính độc lập và sự chăm sóc khách hang. Kết quả phân tích 14 nhân tố và 48 tiêu chí đo lường cho thấy các thuộc tính được coi là quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán là chuyên môn trong ngành, kinh nghiệm hội đồng, năng lực kỹ thuật, duy trì tính độc lập, tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức và sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo công ty kiểm toán. Các nhóm thuộc tính được coi là ít quan trọng hơn bao gồm sự hoài nghi nghề nghiệp, sự mới mẻ về quan điểm, quy mô của công ty kiểm toán và cung cấp dịch vụ phi kiểm toán. Dễ dàng nhận thấy các nhân tố thuộc về KTV có ảnh hưởng thuận chiều đến CLKT được chứng minh qua công bố của Kym và cộng sự (2008) gồm chuyên môn trong ngành, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, tuân thủ tính độc lập và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp KTV, duy trì sự hoài nghi nghề nghiệp.

Cũng dựa trên nền tảng nghiên cứu của Carcello và cộng sự (1992) và một số công bố khác cùng chủ đề, tác giả Kilgore và cộng sự (2014) đã kiểm tra nhận thức về CLKT của cả hai nhóm: các thành viên của nhóm kiểm toán, ban kiểm toán (được phân loại là

"người trong cuộc") và các nhà phân tích tài chính, các nhà quản lý ("người bên ngoài").

Các tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu từ 39 chủ tịch và thành viên ủy ban kiểm toán và 42 nhà phân tích tài chính, dữ liệu sau khi thu thập được đánh giá bằng cách sử dụng phương pháp phân tích liên hợp thích ứng. Phát hiện cho thấy cả hai nhóm nhận thấy các nhân tố thuộc về nhóm kiểm toán/KTV như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, hiểu biết… có ảnh hưởng quan trọng trong việc đánh giá CLKT, tuy nhiên, tầm quan trọng của một số thuộc tính cụ thể là khác nhau theo cảm nhận của từng đối tượng khác nhau.

Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả chứng minh về mối liên hệ thuận chiều giữa cỏc đặc tớnh thuộc về KTV và CLKT. Krohmer và Noởl, 2010, chỉ ra rằng đạo đức nghề nghiệp là yếu tố then chốt quyết định CLKT cho nên nó phải được đánh giá và xem xét trong các hoạt động nhân sự như tuyển dụng, đào tạo hoặc phát triển sự nghiệp. Do đó để nâng cao chất lượng kiểm toán thì các cơ quan kiểm toán cần chú trọng đến việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của KTV. Baotham (2009) nghiên cứu về mối liên hệ giữa tính độc lập của kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán. Kết quả cho thấy tồn tại mối liên hệ thuận chiều giữa hai yếu tố này. Tương tự, chất lượng kiểm toán cũng có ảnh hưởng đáng kể đến thành công và uy tín của tổ chức. Cheng và cộng sự (2009) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa nguồn lực con người (humen capital) và chất lượng kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa trình độ học vấn, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong ngành và chất lượng kiểm toán.

Tại Việt Nam Bùi Thị Thủy (2013) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên cơ sở khảo sát 546 KTV từ 42 công ty kiểm toán độc lập và thu về 138 phiếu hợp lệ. Nghiên cứu dựa trên công bố của Kym, B. và cộng sự (2008) có điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Kết quả phân tích trên phần mềm SPSS cho thấy, nhóm nhân tố thuộc về KTV như kinh nghiệm, chuyên nghiệp, áp lực, độc lập, trình độ có ảnh hưởng cao nhất đến CLKT.

Trong lĩnh vực KTNN, Luật KTNN và CMKTNN (CMKTNN số 30 và số 40) quy định rất chi tiết về điều kiện về trình độ, chuyên môn của KTVNN, đồng thời, nhấn mạnh yếu tố về đạo đức nghề nghiệp cũng như tính độc lập của KTVNN khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. Tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp và KSCL kiểm toán được coi là điều kiện tiên quyết để tiến hành cuộc kiểm toán. Khẳng định tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ KTVNN trong việc đảm bảo CLKT của KTNN, kế thừa công bố của Behn và cộng sự (1997) cùng nhiều nghiên cứu cùng chủ đề, tác giả Nguyễn Mạnh Cường (2017) với nghiên cứu: "Kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA do Kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện" xem xét 09 thuộc tính CLKT của KTNN cùng thang đo gồm 55 tiêu chí đo lường. Kết quả phân tích định lượng mô hình hồi quy cho thấy, các nhân tố thuộc về KTVNN có ảnh hưởng đến CLKT của KTNN VN như: sự tinh thông nghề nghiệp, thời gian kiểm toán, thái độ nghề nghiệp của KTVNN.

Tóm lại, các nhân tố thuộc về KTVNN ảnh hưởng đến CLKT xác định đưa vào nghiên cứu của luận án gồm:

(1) Kinh nghiệm;

(2) Tính chuyên nghiệp;

(3) Chuyên môn trong ngành;

(4) Trình độ đào tạo;

(5) Tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp và các hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn;

(6) Tính độc lập;

(7) Sự tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Trên cơ sở kế thừa bộ thang đo của các nghiên cứu chủ đạo như Kym, B. và cộng sự (2008), Bùi Thị Thủy (2013), Nguyễn Mạnh Cường (2017) và một số tác giả khác luận án có tinh chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu về CLKT của KTNN VN với những đặc thù và yêu cầu cụ thể. Thông qua phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn sâu để điều chỉnh bộ thang đo phù hợp trước khi khảo sát trên diện rộng và phân tích mô hình hồi quy.

(Chi tiết mô hình nghiên cứu và thang đo sử dụng trong nghiên cứu của một số tác giả tham khảo tại Phụ lục 06/LATS.2020).

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)