Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước việt nam (Trang 110 - 117)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định có hay không sự tác động của tập hợp các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Kết quả phân tích hồi quy đa biến của nghiên cứu như sau:

Bảng 4.20. Hệ số Model Summary Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

1 ,814a ,663 ,642 ,18705 2,073

a. Predictors: (Constant), UT, CM_DT, DL, CN, DVKT, KN, KSCL_LD, QH, TTCM, DKLV

b. Dependent Variable: HL

Bảng 4.21. Hệ số ANOVA

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 10,824 10 1,082 30,936 ,000b

Residual 5,493 157 ,035

Total 16,317 167

a. Dependent Variable: HL

b. Predictors: (Constant), UT, CM, DL, CN, DVKT, KN, KSCL, QH, TTCM, DKLV

Bảng 4.22. Hệ số Coefficients

Model

Unstandardiz ed Coefficients

Standar dized Coeffici

ents t Sig.

Collinearity Statistics

B Std.

Error Beta Tolerance VIF

1

(Constant) ,027 ,262 ,101 ,920

KN ,131 ,021 ,328 6,106 ,000 ,743 1,346

KSCL_LD ,156 ,041 ,214 3,821 ,000 ,684 1,463

CM_DT ,114 ,027 ,204 4,194 ,000 ,904 1,106

DL ,122 ,026 ,220 4,699 ,000 ,982 1,019

DVKT ,034 ,037 ,055 ,928 ,355 ,616 1,624

CN ,100 ,032 ,160 3,113 ,002 ,810 1,234

QH ,073 ,030 ,133 2,461 ,015 ,731 1,367

TTCM ,170 ,037 ,264 4,539 ,000 ,633 1,581

DKLV -,027 ,028 -,056 -,953 ,342 ,616 1,623

UT ,129 ,043 ,161 3,010 ,003 ,750 1,333

a. Dependent Variable: HL

Giải thích, đánh giá kết quả kiểm định mô hình hồi quy của luận án:

- Bảng Model summary: giá trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) bằng 0,642, nghĩa là biến độc đưa vào mô hình hồi quy giải thích 64,2% biến phụ thuộc. Trị số 1,5

< Trị số Durbin-Watson = 2,073 < 2,5, không xảy ra hiện tượng tự tương quan;

- Bảng Anova: Sig. kiểm định F bằng 0,000 < 0,05, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp;

- Bảng Coefficients:

+ Ngoại trừ biến DKLV (Điều kiện làm việc) và DVKT (Đơn vị kiểm toán) Giá trị Sig. của kiểm định t của các biến độc lập còn lại đều nhỏ hơn 0,05 (các biến độc lập có ý nghĩa giải thích biến phụ thuộc). Việc giá trị Sig. của kiểm định nhân tố DKLV và DVKT lớn hơn 0,05 có thể hiểu các nhân tố này không thể hiện ảnh hưởng đến CLKT của KTNN, tuy nhiên, qua nghiên cứu định tính và kết quả phỏng vấn sâu cho thấy Điều kiện làm việc và Đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng nhất định đến CLKT của KTNN, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không mang tính quyết định.

+ Hệ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 2 nên có thể khẳng định không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

+ Hệ số hồi quy chuẩn hoá Beta của các biến độc lập được giữ lại trong mô hình được xếp theo thứ tự tác động từ mạnh nhất đến yếu nhất của các biến độc lập lên biến phụ thuộc như sau: KN (0,328) > TTCM (0,264) > DL (0,220) > KSCL_LD (0,214) >

CM_DT (0,204) > UT (0,161) > CN (0,160) > QH (0,133), mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố được thể hiện qua bảng 4.23 như sau:

Bảng 4.23. Hợp các nhân tố theo mức độ ảnh hưởng

STT Nhân tố Hệ số hồi quy chuẩn

hoá Beta Thứ tự ảnh hưởng

1 Kinh nghiệm của KTVNN 0,328 1

2 Tuân thủ CMKT và các dướng dẫn kỹ thuật chuyên môn

0,264 2

3 Duy trì tính độc lập 0,220 3

4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán_Lãnh đạo

0,214 4

5 Chuyên môn_Đào tạo 0,204 5

6 Uy tín của KTNN 0,161 6

7 Tính chuyên nghiệp của KTVNN 0,160 7

8 Sự quan tâm, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ của các cơ quan trực thuộc Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan dân cử

0,133 8

Phương trình hồi quy được chuẩn hoá như sau:

HL = 0,328*KN + 0,264*TTCM + 0,220*DL + 0,214*KSCL_LD + 0,204*CM_DT + 0,161*UT + 0,160*CN + 0,133*QH.

Kiểm tra vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư:

Biểu đồ 4.1. Biểu đồ Histogram

Tại biểu đồ Histogram: Giá trị trung bình mean bằng 9,87E-15; Độ lệch chuẩn 0,97 gần bằng 1, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối của phần dư không bị vi phạm.

Biểu đồ 4.2. Biểu đồ Nomal P-Plot

Tại biểu đồ Nomal P-Plot các điểm phân vị trong phân phối phần dư tập chung thành một đường chéo, do đó giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

* Kiểm tra vi phạm giả định liên hệ tuyến tính

Biểu đồ 4.3. Biểu đồ Regression standardized predicted value

Phần dư chuẩn hoá phân định ngẫu nhiên tập trung xung quanh đường tung độ 0 tạo thành dạng đường thẳng, do đó, giả định quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập không bị vi phạm.

Tóm lại qua nghiên cứu định lượng xác định được 03 nhóm nhân tố gồm 08 biến độc lập có ảnh hưởng thuận chiều đến CLKT của KTNN. Các nhóm nhân tố gồm:

(i) Nhóm nhân tố thuộc về KTVNN gồm các nhân tố: Kinh nghiệm; Tuân thủ chuẩn mực và các hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn; Độc lập; Chuyên môn_Đào tạo;

Chuyên nghiệp.

(ii) Nhóm nhân tố thuộc về KTNN gồm: Kiểm soát chất lượng kiểm toán_Lãnh đạo; Uy tín.

(iii) Nhóm nhân tố thuộc về môi trường thể chế gồm: Sự quan tâm, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ của các cơ quan trực thuộc Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan dân cử.

Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến CLKT của KTNN VN được xếp theo thứ tự giảm dần như sau: 1. Kinh nghiệm KTVNN – 2. Sự tuân tủ CMKTNN và các hướng

dẫn kỹ thuật chuyên môn – 3. Duy trì tính độc lập của KTVNN – 4. Hệ thống KSCL kiểm toán và sự tham gia của lãnh đạo – 5. Am hiểu chuyên môn nghề nghiệp, trình độ đào tạo – 6. Vị thế và uy tín của KTNN – 7. Tính chuyên nghiệp của KTVNN – 8. Sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ của các cơ quan trực thuộc Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan dân cử.

Mô hình nghiên cứu được đúc kết như sau (hình 4.1):

Kinh nghiệm Chuyên môn Tuân thủ CMKT và các HD KTCM

Độc lập

Chuyên nghiệp

KSCL kiểm toán

Vị thế và uy tín của KTNN

Sự quan tâm, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ của các cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ…

Hình 4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT của KTNN VN

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận án Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình gồm 03 nhóm nhân tố tổng quan với 08 nhân tố chi tiết có ảnh hưởng đến CLKT của KTNN, đáp ứng với giả thuyết nghiên cứu ban đầu.

Nhân tố thuộc về KTVNN

CHẤT LƯỢNG

KIỂM TOÁN Nhân tố thuộc về

KTNN

Nhân tố thuộc về Môi trường thể chế

Tóm tắt Chương 4

Trong chương 4 tác giả đã mô tả quy trình nghiên cứu và kết quả phân tích định lượng mô hình trên phần mềm SPSS 20. Qua nghiên cứu cho thấy 03 nhóm các nhân tố có ảnh hưởng đến CLKT của KTNN, đáp ứng với giả thuyết nghiên cứu ban đầu, rút gọn được 08 nhân tố chi tiết (thuộc 03 nhóm nhân tố chính) cùng 43 biến quan sát (từ 50 biến quan sát ban đầu) cho kết quả giải thích biến phụ thuộc.

Ba nhóm nhân tố và các biến độc lập có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng về CLKT của KTNN (các biến độc lập sắp xếp theo thứ tự giảm dần) gồm: (i) Nhóm nhân tố thuộc về KTVNN gồm các nhân tố: Kinh nghiệm; Tuân thủ chuẩn mực; Độc lập;

Tuân thủ chuẩn mực; Chuyên môn_Đào tạo, Chuyên nghiệp; (ii) Nhóm nhân tố thuộc về KTNN gồm: Kiểm soát chất lượng kiểm toán và sự tham gia của lãnh đạo; Uy tín;

(iii) Nhóm nhân tố thuộc về môi trường thể chế gồm: Sự quan tâm, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ của các cơ quan trực thuộc Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan dân cử.

Việc khảo sát và đánh giá các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến CLKT của KTNN mang ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị về chính sách và biện pháp nhằm nâng cao CLKT của KTNN hiện nay.

Chương 5

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước việt nam (Trang 110 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)