Việc đánh giá tác động môi trường Dự án được tiến hành bằng các phương pháp sau:
Bảng 2: Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
STT Tên phương
pháp Mục đích sử dụng Phạm vi áp dụng trong báo cáo Đánh giá kết quả đạt được I. Các phương pháp ĐTM
1
Phương pháp mô tả
− Mô tả hệ thống môi trường.
− Xác định các thành phần của Dự án ảnh hưởng đến môi trường.
− Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục vụ cho công tác đánh giá
− Mô tả vị trí dự án và các đối tượng xung quanh trong phạm vi có thể chịu ảnh hưởng từ các tác động của dự án (Chương 1)
− Mô tả quy trình sản xuất rõ
Kết quả có độ tin cậy cao do các thông tin số liệu được mô tả dựa
trên thực tế
STT Tên phương
pháp Mục đích sử dụng Phạm vi áp dụng trong báo cáo Đánh giá kết quả đạt được
chi tiết. ràng, nhận dạng đầy đủ các
dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan (Chương 1)
2
Phương pháp liệt kê hay bảng câu hỏi
− Liệt kê các tác động môi trường do quá trình vận hành Dự án gây ra, bao gồm các nhân tố gây ô nhiễm môi trường: nước thải, khí thải, CTR, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường.
− Dựa trên kinh nghiệm phát triển của các Dự án hiện hữu, dự báo các tác động đến môi trường, kinh tế và xã hội trong khu vực do hoạt động của Dự án gây ra.
− Phương pháp này được sử dụng để liệt kê, dự báo các nguồn gây ra tác động và các tác động ở chương 3.
− Kết quả có độ tin cậy cao do các thông tin số liệu được liệt kê dựa trên Dự án hiện hữu tương tự dự án, dựa trên kinh nghiệm của nhà đầu tư và đơn vị tư vấn
3
Phương pháp đánh giá
nhanh
− Áp dụng hệ số ô nhiễm nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của Dự án.
Phương pháp này được sử dụng để tính toán tải lượng các loại chất thải phát sinh tại chương 3
Kết quả có độ tin cậy trung bình do hệ số ô nhiễm được thiết lập từ nhiều nguồn không hoàn toàn tương đồng với dự án này
4
Phương pháp ma trận (matrix)
− Được sử dụng để đối chiếu từng hoạt động của Dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân, hậu quả
− Liệt kê danh sách các tác động giảm thiểu và biện pháp giảm thiểu tương ứng, dựa trên ý kiến của các chuyên gia, các vấn đề về môi trường và các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công tại các Dự án, từ đó dự đoán đánh giá mức độ của mỗi tác động đến môi trường Dự án
Phương pháp này được sử dụng trong chương 3, phần đánh giá tổng hợp các tác động môi trường
Kết quả có độ tin cậy cao dựa trên Dự án hiện hữu tương tự dự án, dựa trên kinh nghiệm của nhà đầu tư và đơn vị tư vấn
5
Phương pháp chồng ghép
bản đồ
− Phương pháp này sử dụng nhiều lớp bản đồ chồng ghép lên nhau bằng phần mềm AutoCad để thành lập các bản đồ chuyên đề.
Phương pháp chồng ghép bản đồ được sử dụng cho các bản vẽ của dự án
Kết quả có độ tin cậy cao trên cơ sở các bản đồ đã thu thập.
STT Tên phương
pháp Mục đích sử dụng Phạm vi áp dụng trong báo cáo Đánh giá kết quả đạt được
6
Phương pháp tham vấn chuyên gia
− Tham vấn ý kiến của các chuyên gia am hiểu lĩnh vực môi trường của dự án để hoàn thiện các biện pháp quản lý ô nhiễm trong báo cáo ĐTM
Phương pháp này được áp dụng tại chương 6 của báo cáo ĐTM.
Kết quả có độ tin cậy cao do các chuyên gia là những người có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực được tham vấn
II. Các phương pháp khác
7 Phương pháp thống kê
- Được sử dụng để thu thập các số liệu về khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội và môi trường tại khu vực Dự án. Các số liệu này sẽ là cơ sở để đánh giá lan truyền ô nhiễm, đánh giá đối tượng chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của Dự án
Phương pháp này được sử dụng để biên soạn các số liệu về khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội và môi trường tại khu vực Dự án (chương 2)
Kết quả có độ tin cậy cao do lấy từ nguồn tài liệu của Niên giám thống kê và từ thực tế nơi thực hiện dự án
8
Phương pháp lấy mẫu ngoài
hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
- Khảo sát, quan trắc, lấy mẫu tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm theo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam về môi trường nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước mặt, sinh thái tại khu vực thực hiện Dự án.
Phương pháp này được sử dụng để quan trắc, lấy mẫu môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, không khí tại khu vực thực hiện dự án và phân tích trong phòng thí nghiệm để đánh giá hiện trạng môi trường (chương 2)
Kết quả có độ tin cậy cao do việc lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường được thực hiện bởi đơn vị có chức năng trong lĩnh vực quan trắc môi trường
9 Phương pháp so sánh
- Từ kết quả đo đạc môi trường nền tại khu vực Dự án, so sánh kết quả đó với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành tương ứng để đánh giá chất lượng môi trường nền.
- Dựa trên các số liệu tính toán, dự báo nồng độ ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của Dự án để so sánh đối chiếu với mức cho phép theo các quy chuẩn hiện hành nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm làm cơ sở để đề xuất biện pháp giảm thiểu
Phương pháp này được áp dụng tại chương 2 và chương 3 của báo cáo ĐTM.
Báo cáo xác định được tương đối chính xác mức độ ô nhiễm của môi trường nền cũng như xác định được mức độ ô nhiễm cần xử lý trong giai đoạn xây dựng và hoạt động tương đối chính xác, đáng tin cậy. Nhờ đó có cơ sở để đề xuất biện pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm phù hợp với quy mô, tính chất dự án