3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong
3.2.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện
(1). Giảm thiểu tác động môi trường không khí
a. Giảm thiểu bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển ra vào trại
- Xây dựng đường giao thông nội bộ dành riêng cho các phương tiện vận tải ra vào khu vực trang trại để giao nhận hàng. Thường xuyên tưới nước các đường giao thông nội bộ này (nhất là vào mùa nắng).
- Không nổ máy xe trong lúc bốc dỡ nguyên liệu, không chở quá tải
- Không sử dụng các loại phương tiện đã hết hạn sử dụng. Kiểm tra, bảo trì xe đúng theo quy định của nhà sản xuất.
- Điều phối xe hợp lý để tránh tập trung quá nhiều xe hoạt động tại kho chứa cùng thời điểm.Vệ sinh sân bãi và đường bộ hàng ngày.
b. Giảm thiểu bụi và khí thải từ máy phát điện dự phòng
Khi có sự cố lưới điện. Trang trại sẽ sử dụng máy phát điện dự phòng phục vụ hoạt động. Đây là nguồn ô nhiễm không liên tục và gây ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường trong khu vực. Do đó, để giảm thiểu tác động của khí thải sinh ra từ việc đốt nhiên liệu chạy máy phát điện, nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện có hàm lượng lưu huỳnh thấp và lắp đặt ống khói lên khỏi mặt đất để phát tán các khí ô nhiễm.
Chủ dự án sẽ lắp đặt ống khói được làm bằng thép không gỉ, chịu nhiệt cao, ống khói cao hơn mái trại khoảng 2m, đường kính ống khói 150mm.
Ngoài ra, để giảm thiểu tối đa các tác động do hoạt động của máy phát điện không gây ra đến chất lượng môi trường không khí xung quanh, chủ đầu tư sẽ:
- Bảo dưỡng các máy phát điện định kỳ, sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.
- Máy phát điện được bố trí đặt trong phòng cách âm nhằm giảm ảnh hưởng tiếng ồn tới công nhân làm việc và chủ đầu tư trang bị cho dự án máy phát điện có bộ phận thanh lọc khí thải kèm theo máy để hạn chế các tác động đến môi trường không khí.
- Máy phát điện đặt trên bệ bê tông chắc chắn, giữa có chèn lớp cao su đàn hồi nhằm giảm thiểu độ rung lan truyền, đồng thời đảm bảo máy phát điện hoạt động được lâu dài.
c. Khí thải từ lò đốt xác heo chết
Lò đốt được lắp đặt thi công cho phép thiêu hủy gia súc hoàn toàn, tỷ lệ tro sau khi đốt nhỏ từ 3%- 5%, an toàn đối với môi trường, loại bỏ hầu hết khói, khí đốt và mùi khí thải, đáp ứng quy chuẩn khí thải Việt Nam theo QCVN 19:2009/BTNMT, cột B quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
Chỉ sử dụng lò đốt xác heo với mục đích thiêu hủy nhau thai và heo chết không bị bệnh lây nhiễm.
Quá trình nhiệt phân được tiến hành trong buồng đốt sơ cấp của lò nhằm chuyển các thành phần của thể rắn và lỏng của chất thải thành thể khí (HC, CO, H2…) nhờ nhiệt cung cấp khí sinh ra từ bể biogas và nhiên liệu đốt. Sau đó, khí nhiệt phân chuyển động lên buồng đốt thứ cấp dưới tác động của áp suất cơ học khí. Tại đây những chất cháy thể khí từ buồng sơ cấp sang, kể cả các chất ô nhiễm hữu cơ mạch vòng như Dioxin và Furans sẽ bị đốt cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và H2O.
Khí từ quá trình đốt của lò đốt sẽ được dẫn qua tháp hấp thụ với dung dịch hấp thụ sử dụng là NaOH, dung dịch hấp thụ được phun từ trên xuống, bụi, khí thải được dẫn từ dưới lên, một phần bụi, khí thải sẽ được hấp thu vào trong dung dịch hấp thụ. Dung dịch hấp thụ này sẽ được sử dụng tuần hoàn và định kỳ được cấp bổ sung. Khí sạch theo ống khói thoát ra môi trường bên ngoài.
Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi, khí thải từ lò đốt như sau:
Bảng 3-36: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi, khí thải từ lò đốt
STT Tên hạng mục/thiết
bị Thông số kỹ thuật Số
lượng Cấu tạo 1 Cyclon ướt Đường kính: 1m; cao: 2,5m;
dày: 3mm, 01 Thép SS400
2 Quạt hút khí thải Công suất: 1 HP; lưu lượng lớn
nhất 300 m3/giờ 01 -
3 Bể chứa dung dịch NaOH
Kích thước: dài x rộng x cao =
1,5m x 0,7m x 0,8m 01 Thép SS400
4 Ống khói Đường kính: D300; cao = 10m,
dày 2mm 01 Thép SS400
Bảng 3-37: Thông số kỹ thuật chính của lò đốt xác heo, công suất 40 kg/mẻ (khoảng 40kg/2-3h)
Stt Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị
1 Công suất thiêu hủy Kg/2-3giờ 40
2 Thời gian lưu khí giây > 1,5
3 Cường độ rối Re (đặc trưng cho dòng chảy rối) 7.000
4 Lượng ôxy dư % ≥ 6
5 Tiêu hao nhiên liệu dầu DO Kg/kg 0,15 - 0,20
6 Tiêu hao năng lượng điện (1 pha, 220V) KWh 0,5 - 1,5
7 Nhiệt độ khói thải thoát ra môi trường oC < 200
Stt Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị
8 Nhiệt độ ngoài vỏ lò oC ≤ 60
9 An toàn điện, điện trở nối đất đối với các bộ phận kim
loại có thể tiếp xúc trực tiếp với người Ω ≤ 4
10 Chiều cao ống khói m 10
d. Biện pháp xử lý khí gas thoát ra từ hầm biogas
Toàn bộ lượng khí Biogas hình thành được lưu chứa trong túi Biogas kín;
Khí Biogas sẽ được tận dụng để làm nguyên liệu đốt cho lò đốt xác heo và nhau thai;
Trong quá trình sử dụng khí biogas, công ty sẽ thực hiện các biện pháp đốt có kiểm soát theo đúng quy định. Đường ống dẫn khí Biogas được sử dụng vật liệu chống ăn mòn (PVC) đảm bảo hạn chế hư hỏng đường ống phát tán khí Biogas ra môi trường.
− Thường xuyên theo dõi và bảo dưỡng đường ống dẫn gas. Kiểm tra nước đọng trong ống dẫn gas, kiểm tra ống dẫn gas không bị cong, gấp.
Trong quá trình sử dụng khí biogas, phần dư nếu không tận dụng hết sẽ được sử dụng bét đốt bỏ. Việc đốt bỏ được thực hiện bằng thiết bị đốt khí dư kín chuyên dụng giúp hạn chế tiếng ồn và ngọn lửa. Thiết bị có trang bị hệ thống chống cháy ngược và hệ thống van an toàn.
e. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm mùi
e1. Giảm thiểu mùi từ hoạt động chăn nuôi heo
- Vấn đề khống chế ô nhiễm mùi hôi và nhiệt bao gồm việc kiểm soát quá trình phát tán mùi hôi và nhiệt và bảo đảm các điều kiện tiểu khí hậu thuận lợi trong môi trường lao động của công nhân cũng như đảm bảo điều kiện nhiệt độ để heo phát triển tốt. Dự án sẽ áp dụng các biện pháp khống chế chủ yếu sau để giảm nhiệt và mùi hôi:
- Bố trí hợp lý chiều cao chuồng trại, quản lý nhiệt độ trong chuồng bằng hệ thống làm mát chuồng, giữ nhiệt độ chuồng thích hợp, không để biến động nhiệt độ cao, ảnh hưởng đến sức khỏe đàn heo.
- Phân heo phát sinh hằng ngày cùng lượng cám thực phẩm dư thừa rơi vãi là tác nhân phát sinh mùi chủ yếu. Hằng ngày, phân heo sẽ được thu gom về bể lắng phân, sau đó đưa lên máy ép phân, phân sau ép sẽ được bán cho đơn vị thu mua. Một lượng phân heo còn lại theo nước xuống bể biogas.
- Tăng cường trồng cây xanh xung quanh khu vực nuôi để cải thiện điều kiện vi khí hậu và chất lượng môi trường không khí.
- Chuồng trại được thông thoáng bằng hệ thống thông gió làm mát áp suất âm, hệ thống làm mát với cơ chế hoạt động theo nguyên lý tạo áp suất bên trong nhà nuôi, một đầu nhà nuôi gắn với quạt hút công nghiệp lưu lượng lớn hút khí nóng, và bụi bẩn ra bên
ngoài. Đầu đối diện được lắp những giàn mát bằng các tấm làm mát, khi không khí khô nóng qua tấm làm mát nước sẽ hấp thụ nhiệt từ không khí, không khí sẽ được giảm nhiệt độ và trở nên trong sạch hơn. Các tấm làm mát này được máy bơm thường xuyên cung cấp nước bằng cách tưới đều trên đỉnh bền mặt của tấm phân phối sau đó thấm ẩm trên toàn bộ bề mặt của các tấm làm mát, Nước sau khi qua tấm làm mát về hệ ống máng nước và đường ống thu hồi trở về để tiếp tục vòng tuần hoàn mới. Trang trại trang bị 374 quạt hút có công suất 400W, 1,5Hp, 50Hz.
- Chuồng trại thường xuyên dọn rửa để tránh tồn trữ phân, nước tiểu phát sinh mùi.
- Mùi hôi thu hút nhiều côn trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở, để hạn chế việc này mỗi tháng cần xịt thuốc sát trùng diệt côn trùng và vi sinh vật gây bệnh. Khi vào mùa mưa, khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho vi sinh vật, côn trùng phát triển nên trại tăng cường xịt thuốc 1lần/tuần.
- Vệ sinh chuồng trại nên thực hiện hàng ngày vào cuối giờ sáng và cuối giờ chiều sau khi cho heo ăn.
- Tất cả các phương tiện vận chuyển khi vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi phải đi qua nhà khử trùng và phải được phun thuốc sát trùng. Mọi người trước khi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo, giầy dép và mặc quần áo bảo hộ của trại; trước khi vào các chuồng nuôi phải nhúng ủng hoặc giầy dép vào hố khử trùng.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các chuồng nuôi ít nhất 1 lần/2 tuần; phun thuốc sát trùng lối đi trong khu chăn nuôi và các dãy chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh; phun thuốc sát trùng trên heo 1 lần/tuần khi có dịch bệnh bằng các dung dịch sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Trang trại khống chế ô nhiễm mùi bằng biện pháp sau: Sử dụng các hóa chất khống chế mùi thuộc các dạng: chất trung hòa mùi, những hóa chất hấp phụ mùi, những sản phẩm enzym nhằm thay đổi những hoạt động sinh học có khả năng khống chế mùi, thường sử dụng chế phẩm EM, phun chế phẩm EM tại khu vực chuồng trại với tần suất 01 lần/ngày và trang bị hệ thống quạt hút hoạt động liên tục làm cho độ ẩm trong thực phẩm và phân heo giảm đi đáng kể.
- Phân vùng quản lý và thu gom chất thải. Thường xuyên bố trí công nhân thu gom chất thải, quét dọn vệ sinh chuồng trại để xử lý tránh gây phát tán ra môi trường xung quanh.
- Áp dụng phương pháp dọn phân khô trước khi làm vệ sinh. Một mặt dễ dàng thu gom, mặt khác tiết kiệm nước. Đối với công trình thu gom, xử lý nước thải thường xuyên kiểm tra quy trình vận hành, không được thải nước thải chưa qua xử lý ra môi trường xung quanh.
- Xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải. Theo nguyên lý hầm biogas là dạng phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí do vậy việc phát tán mùi trong quá trình này rất khó xảy ra, chỉ xảy ra khi có sự cố. Các đường ống dẫn nước thải đều thiết kế kín (để tránh thoát mùi). Trong trang trại, xây dựng chuồng thông thoáng, bố trí các thùng rác có nắp đậy và thường xuyên thu gom xử lý.
- Vấn đề thiết yếu để góp phần pha loãng nồng độ khí thải và mùi phát sinh trong và ngoài khu vực trang trại là trồng cỏ và cây xanh. Trang trại cần bố trí trồng thêm cây xanh dọc các đường đi lại và các khuôn viên nhỏ trồng cây cảnh hoặc hoa bên trong trang trại.
e2. Đối với hơi hóa chất (chất sát trùng Omnicide) phát sinh từ khâu khử trùng trại heo
Chủ đầu tư sẽ trang bị khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động cho các công nhân viên làm việc tại trang trại. Hơi hoá chất phát sinh từ hoạt động khử trùng chuồng trại là nguồn phân tán, do vậy sẽ không thể thu gom và xử lý triệt để. Phương án tối ưu để đảm bảo an toàn cho các khu vực xung quanh, dự án tiến hành trồng hệ thống cây xanh trong và quanh phạm vi khu vực trang trại,
e3. Mùi từ quá trình xử lý nước thải, quá trình ép phân Phân heo
Phân heo phát sinh hằng ngày cùng lượng cám thực phẩm dư thừa rơi vãi là tác nhân phát sinh mùi chủ yếu. Hằng ngày, phân heo được thu gom vào bể lắng phân, sau đó đưa lên máy phân, phân sau ép được bán cho đơn vị thu mua. Một lượng phân heo còn lại sẽ theo nước thải xuống hầm biogas.
Trang trại khống chế ô nhiễm mùi bằng biện pháp sau: Sử dụng các hóa chất khống chế mùi thuộc các dạng: chất trung hòa mùi, những hóa chất hấp phụ mùi, những sản phẩm enzym nhằm thay đổi những hoạt động sinh học có khả năng khống chế mùi, thường sử dụng chế phẩm EM và trang bị hệ thống quạt hút hoạt động liên tục làm cho độ ẩm trong thực phẩm và phân heo giảm đi đáng kể.
Quy trình xử lý mùi hôi cho trại chăn nuôi heo bằng EM
Chuồng trại và heo: Heo nuôi thường có mùi hôi, cho nên dùng EM pha với nước sạch. Tỷ lệ pha 1lít EM cho 200 lít nước. Phun đều cho chuồng nuôi kể cả phun làm mát cho heo (phun lên mình heo), phun 1 lần/ngày.
- Phân vùng quản lý và thu gom chất thải. Thường xuyên bố trí công nhân thu gom chất thải, quét dọn vệ sinh chuồng trại để xử lý tránh gây phát tán ra môi trường xung quanh,.
- Đối với công trình xử lý nước thải thường xuyên nạo vét, khơi thông tránh gây ứ đọng, không được thải ra môi trường xung quanh.
- Xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải. Theo nguyên lý hầm biogas là dạng phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí do vậy việc phát tán mùi trong quá trình này rất khó xảy ra, chỉ xảy ra khi có sự cố. Các hệ thống mương rãnh dẫn nước thải đều thiết kế kín (để tránh thoát mùi) và có nắp đậy (để thuận tiện khi tiến hành nạo vét). Trong trang trại, xây dựng chuồng thông thoáng, bố trí các thùng rác có nắp đậy và thường xuyên thu gom xử lý.
- Vấn đề thiết yếu để góp phần pha loãng nồng độ khí thải và mùi phát sinh trong và ngoài khu vực trang trại là trồng cỏ và cây xanh. Trang trại cần bố trí trồng thêm cây xanh dọc các đường đi lại và các khuôn viên nhỏ trồng cây cảnh hoặc hoa bên trong trang trại.
Biện pháp giảm thiểu mùi từ hệ thống xử lý nước thải, quá trình ép phân, nhà để phân
✓ Hệ thống xử lý nước thải và quá trình ép phân
- Hệ thống đường ống dẫn nước thải phải là hệ thống kín, để tránh phát sinh mùi ra ngoài môi trường.
- Phủ bạt HDPE dưới lớp lót đáy có bề dày 1 milimet, phủ trên 1,5 milimet để tránh thủng và phát sinh mùi ra ngoài.
- Hố thu phân và nước thải chỉ lưu tối đa 1 ngày, định kỳ phun chế phẩm EM để khử mùi hôi tại hố thu.
- Máy ép phân được bố trí khu vực tách riêng với các công trình khác của trang trại.
- Chủ đầu tư sẽ sử dụng thêm chế phẩm EM để phun vào những vị trí phát sinh mùi hôi nhiều với tần suất 01 lần/ngày.
✓ Biện pháp giảm thiểu mùi tại khu vực nhà để phân:
- Dùng chế phẩm sinh học EM phun lên bề mặt phân heo với tần suất 01 lần/ngày
- Rắc vôi bột nhằm xử lý các vi khuẩn có hại tồn tại trong phân heo với tần suất 01 lần/ngày.
Biện pháp giảm thiểu mùi sau hệ thống quạt hút tại các chuồng nuôi
Để giảm thiểu mùi sau hệ thống quạt hút tại các chuồng nuôi, chủ dự án đã thực hiện các biện pháp sau:
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực đặt hệ thống quạt hút.
- Phun chế phẩm sinh học (hoặc men) để hạn chế mùi phát sinh với tần suất 1 lần /1 ngày.
- Bố trí các công trình nhà công nhân cách xa khu vực chuồng trại.
- Thường xuyên thu gom và dọn dẹp vệ sinh chuồng trại.
- Phun chế phẩm khử trùng.
✓ Biện pháp giảm thiểu mùi từ khu vực hầm huỷ xác
- Bố trí xây dựng hầm hủy xác nằm khu vực biệt lập, xa khu vực chuồng trại;
- Trồng cây xanh xung quanh hầm hủy xác để hạn chế sự phát tán mùi trong không khí.
- Rải vôi bên trong và trên bề mặt hầm hủy xác với khối lượng 0,8kg/m2 hoặc phun chlorine nồng độ 2%, với lượng 0,2 – 0,25 lít/m2 để hạn chế khả năng phát tán mùi và nguy cơ bệnh dịch nếu có trong quá trình thao tác.
(2). Giảm thiểu tác động môi trường nước a. Nước mưa chảy tràn
Hệ thống thoát nước mưa của trang trại được bố trí riêng biệt với tuyến thoát nước thải.
Nước mưa chảy tràn được xem là nước thải sạch nên sau khi qua hệ thống mương hở, cống thì được cho chảy ra suối và một phần chảy ra môi trường. Hệ thống mương hở trong khuôn viên dự án được xây dựng rộng 0,8m, 1m, 1,2m và hệ thống cống thoát nước mưa có kích thước BxH=1mx1m; 1,2mx1,2m; 1,5mx1,5m và cống D=800 mm thoát nước xung quanh trang trại. Tổng chiều dài tuyến mương thoát nước mưa khoảng 3.500m.
Ngoài ra, nước mưa từ mái nhà được thu gom bằng hệ thống máng xối (đường ống kớch thước ỉ = 114mm, chất liệu uPVC).
Nước mưa từ dự án thoát theo địa hình chảy tràn trên bề mặt. Nước mưa một phần nhỏ theo độ dốc chảy vào 3 hồ chứa nước mưa có 2 hồ diện tích 4.180m2 và 1 hồ diện tích 3.325 m2 và một phần theo hệ thống mương hở, hệ thống cống trong khuôn viên dự án và chảy ra ngoài môi trường.
b. Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt
- Thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh không để phát tán ra ngoài.
- Sử dụng bể tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh. Chi tiết thiết kế bể tự hoại xem phần biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt giai đoạn xây dựng trang trại.
- Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại được dẫn về hồ biogas của từng khu. Sau đó tự chảy về trạm xử lý nước thải.
- Vị trí: 2 bể, nhà nghỉ văn phòng: 1 bể, nhà bảo vệ: 1 bể, nhà bảo vệ khu xuất heo: 1 bể, phòng nghỉ khu thịt: 5 bể, phòng nghỉ khu nái; 6 bể, nhà heo cách ly: 1 bể, nhà sát trùng khách: 1 bể, nhà sát trùng công nhân khu thịt: 1 bể, nhà sát trùng công nhân khu nái, số lượng 19 bể