Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC Đ ỘNG MÔI TRƯ Ờ NG C Ủ A D Ự ÁN “ NÂNG CÔNG SUẤT TRẠI HEO GIỐNG CỤ KỴ CÔNG NGHỆ CAO THAGRICO BÌNH ĐỊNH TỪ 10 000 CON HEO SINH SẢN ( TRONG ĐÓ 4 500 HEO BỐ MẸ; 3 0 0 0 HEO ÔNG BÀ VÀ 2 500 HEO CỤ KỴ ) LÊN 13 500 CON HEO SINH SẢN ( TRONG (Trang 82 - 90)

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 2.1.1.1. Đặc điểm về địa lý

Dự án “Nâng công suất Trại heo giống cụ kỵ công nghệ cao Thagrico Bình Định từ 10.000 con heo sinh sản (trong đó: 4.500 heo bố mẹ; 3.000 heo ông bà và 2.500 heo cụ kỵ) lên 13.500 con heo sinh sản (trong đó: 8.000 heo bố mẹ; 5.000 heo ông bà và 500 heo cụ kỵ) và ” được thực hiện tại Thôn Đại Khoan, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Địa hình: tại dự án có cao độ +5m so với khu vực xung quanh, Nên nước mưa chảy tràn một phần sẽ được cho chảy về hồ chứa nước mưa của dự án và một phần theo hệ thống mương hở, hệ thống cống trong khuôn viên dự án và chảy ra ngoài môi trường.

Vị trí dự án:

Phía Đông: giáp đất trồng cây lâm nghiệp và đường đi.

Phía Tây: giáp đất trồng cây lâm nghiệp Phía Nam: giáp đất trồng cây lâm nghiệp Phía Bắc: giáp đất trồng cây lâm nghiệp.

2.1.1.2. Đặc điểm về địa chất, thổ nhưỡng

Theo “Tài nguyên đất tỉnh Bình Phước” của Phạm Quang Khanh, Nguyễn Xuân Nhiệm, trên địa bàn huyện Phú Riềng có 02 loại mẫu đất đỏ bazan trẻ và đất xám trên phù sa cổ. Riêng địa bàn xã Long Hà cũng có 02 loại mẫu đất đỏ bazan trẻ và đất xám trên phù sa cổ.

(1) Đất đỏ trên bazan trẻ

Diện tích 208.941 ha (30,41% DTTN). Đặc trưng chủ yếu là: địa hình đồi núi thấp, dạng bazan phủ vòm và bề mặt san phẳng, chia cắt yếu; phần lớn là đất đỏ bazan (Fk:

124.125 ha, Fu: 51.149 ha) và một số đất khác (Fp: 6.965 ha, Fs: 8.877 ha, Fa: 1.042 ha, D: 8.136 ha); đất có tầng dầy. Về sử dụng: ưu tiên phát triển vùng trồng cao su, điều, tiêu, cà phê, ca cao, cây ăn quả và bảo vệ rừng hiện hữu.

(2) Vùng đất xám phù sa cổ

Diện tích 86.481 ha (chiếm 12,59% diện tích tự nhiên). Phân bố: gồm 1 phần thành phố Đồng Xoài, các huyện Đồng Phú, Hớn Quản, Phú Riềng và ít diện tích của Bù Gia Mập, Phú Riềng. Đặc trưng chủ yếu: địa hình bằng, dạng bậc thềm trung bình thấp, phần lớn là các đất hình thành trên phù xa cổ (X: 65,89 ha, Xg: 3.089 ha, Fp: 12.292 ha) và các đất khác như: (Fs): 1.972 ha, (D): 225 ha. Về sử dụng: ưu tiên phát triển các cây lâu năm

như cao su, điều, tiêu và cây ăn quả, phát triển mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, các loại rau, hoa, cây cảnh.

2.1.2. Điều kiện khí tượng

Huyện Phú Riềng nói chung và xã Long Hà nói riêng đều mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Đông Nam Bộ. Đây là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

2.1.2.1. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm trong không khí và có thể làm thay đổi quá trình bay hơi các chất ô nhiễm hữu cơ, là yếu tố quan trọng tác động đến sức khỏe của người dân. Vì vậy trong quá trình đánh giá mức độ ô nhiễm không khí và đề xuất các phương án khống chế cần phân tích yếu tố nhiệt độ.

Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bình Phước, nhiệt độ không khí tại khu vực dự án như sau:

Bảng 2-1: Thống kê nhiệt độ theo từng năm.

Đơn vị: 0C

Bình quân năm 2016 2017 2018 2019 2020

Bình quân năm 27 26,6 26,9 27 27,1

Tháng 1 26,9 25,8 26,3 26,2 26,3

Tháng 2 26,2 26 26 27,4 26,3

Tháng 3 27,9 26,8 27,2 28,2 28,4

Tháng 4 29,7 27,8 28 29 28,5

Tháng 5 29 27,3 27,2 28,3 29,2

Tháng 6 27,1 27,2 26,8 27,4 27,4

Tháng 7 26,7 26,2 26,3 26,6 27,4

Tháng 8 26,8 26,4 26,8 26,2 27,0

Tháng 9 26,4 27,3 26,3 25,8 26,5

Tháng 10 25,7 26,5 27,9 26,8 26,0

Tháng 11 26,6 26,1 26,7 26 26,2

Tháng 12 25,5 25,6 26,7 25,5 25,5

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2022) Nhận xét: từ kết quả thống kê nhiệt độ của tỉnh Bình Định từ năm 2016 đến năm 2020 có nhiệt độ trung bình từ 26,6–270C, trên lệch nhiệt độ không nhiều.

2.1.2.2. Chế độ mưa

Mùa mưa ở khu vực thường xảy ra trong thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng có lượng mưa lớn nhất thường là tháng 7, 8, 9, chưa có bão ở khu vực này. Tổng lượng mưa năm đạt từ 1.724,1 – 3.243,0mm tập trung đến 90% vào mùa mưa.

Bảng 2-2: Thống kê lượng mưa của các tháng trong năm

Đơn vị: mm

Bình quân năm 2016 2017 2018 2019 2020

Bình quân năm 2.229,4 3.235,3 2.536,6 2.721,2 2.561,7

Tháng 1 - 51,7 40,3 - -

Tháng 2 - 16,6 10,4 - -

Tháng 3 19,6 19,2 69,7 - -

Tháng 4 9,9 228,6 20,7 115,8 114,4

Tháng 5 129,5 645,2 459,1 344,1 104,6

Tháng 6 325,4 367,9 208,8 365,7 391,5

Tháng 7 251,8 425,8 377,6 369 386,4

Tháng 8 521,6 363,4 389,1 643,8 362,9

Tháng 9 366,4 374,2 505,8 485,9 730,8

Tháng 10 443,7 409,4 346,7 283,6 323,3

Tháng 11 37 317 88,5 113,3 127,1

Tháng 12 124,5 16,3 19,9 - 20,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2022) Nhận xét: Từ kết quả thống kê lượng mưa các tháng của tỉnh Bình Định có lượng thay đổi từ 2.229,4 mm năm 2016 đến 2.561,7 mm năm 2020, trong đó tháng 9 năm 2020 có lượng mưa rất lớn 730,8 mm. Lượng mưa thay đổi và có sự chênh lệch giữa mùa mưa và mùa nắng. Với lưu lượng mưa của khu vực vào mùa mưa khá lớn là nguồn cung cấp nước dồi dào góp phần phục vụ đảm bảo nhu cầu nước của dự án.

2.1.2.3. Độ ẩm không khí

Các giá trị độ ẩm tương đối trung bình tháng của các năm gần đây được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2-3: Độ ẩm không khí trung bình những tháng trong các năm

Đơn vị: %

Bình quân năm 2016 2017 2018 2019 2020

Bình quân năm 2016 2017 2018 2019 2020

Bình quân năm 77,5 78,4 77,8 75,1 74,6

Tháng 1 72 71 70 67 66,0

Tháng 2 64 66 61 65 61,0

Tháng 3 66 70 71 60 67,0

Tháng 4 66 76 71 72 71,0

Tháng 5 75 84 81 74 73,0

Tháng 6 83 83 82 83 80,0

Tháng 7 84 87 87 84 81,0

Tháng 8 86 89 88 87 81,0

Tháng 9 87 84 90 87 84,0

Tháng 10 89 82 80 82 85,0

Tháng 11 80 81 78 74 77,0

Tháng 12 78 68 75 66 69,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2022) Nhận xét: Từ kết quả thống kê độ ẩm các tháng của tỉnh Định có lượng độ ẩm trung bình qua các năm thay đổi từ 75,1 – 78,4. Độ ẩm trung bình khá cao và đồng đều trong các tháng của năm. Độ ẩm trung bình khu vực dự án như trên là phù hợp về điều kiện độ ẩm cho quá trình chăn nuôi (70-80%).

2.1.2.4. Chế độ gió

Hướng gió chính trong vùng là Đông Bắc và Tây Nam. Gió Đông Bắc thịnh hành vào mùa khô với tốc độ bình quân 1,5m/s. Gió Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa với tốc độ bình quân 1,2 m/s. Trong vùng ít xuất hiện bão, thường xuyên xuất hiện các cơn lốc xoáy vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chăn nuôi của dự án.

2.1.2.5. Bức xạ nhiệt

Bức xạ mặt trời cao so với cả nước và phân bố khá đều trong năm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm: bức xạ mặt trời trên 130 kcalo/cm2/năm. Thời kỳ có cường độ bức xạ cao nhất vào tháng III và tháng IV, đạt 300 – 400 calo/cm2/ngày.

Trên nền đó cán cân bức xạ có trị số lớn 70 – 75 kcalo/cm2/năm.

Từ nguồn năng lượng đó chế độ nhiệt cao và khá ổn định, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chăn nuôi của dự án.

2.1.2.6. Chế độ nắng

Số giờ nắng của khu vực được thống kê trong bảng 2.4

Bảng 2-4: Số giờ nắng khu vực dự án

Đơn vị: giờ-Hr

Bình quân năm 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng số giờ nắng 2.618 2.516 2.632 2.831 2.751

Tháng 1 278 240 235 243 306

Tháng 2 284 240 269 206 276

Tháng 3 283 252 246 243 265

Tháng 4 281 242 243 263 265

Tháng 5 240 204 257 270 213

Tháng 6 191 219 186 240 236

Tháng 7 237 160 147 211 230

Tháng 8 204 191 139 179 207

Tháng 9 118 159 186 154 179

Tháng 10 166 184 265 263 132

Tháng 11 206 191 228 251 239

Tháng 12 130 234 231 308 212

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2022) Nhận xét: Từ kết quả thống kê số giờ nắng các tháng của tỉnh Bình Định – trạm Phước Long, có số giờ nắng trung bình qua các năm thay đổi từ 2.479,0 giờ/ năm đến 2.900,0 giờ/năm. Thời gian nắng trong các năm khá cao.

2.1.3. Điều kiện thủy văn 2.1.3.1. Nguồn nước mặt

Khu vực thực hiện dự án về phía Tây, cách 300m có 1 suối nhỏ, lưu lượng nhỏ hơn 50 m3/s, hệ số Kq = 0,9. Đoạn chảy qua dự án suối có bề rộng khoảng 0,5-0,8m, sâu khoảng 30-50 cm.

Sông Bé: Nằm phía Tây của dự án, cách dự án 1.100m. Sông có chiều dài khoảng 350 km, lưu lượng mùa kiệt 175,62 m3/s và lưu lượng mùa lũ 765,33m3/s.

2.1.3.2. Nguồn nước ngầm

Theo bản đồ địa chất thuỷ văn do Liên đoàn địa chất 6 điều tra khảo sát, nguồn nước ngầm trong vùng phân bố ở nhiều tầng chứa nước như sau:

- Tầng chứa nước Bazan (QI-II) phân bố trên quy mô rộng, lưu lượng tương đối khá, từ 0,5-16 lít/s. Tuy nhiên, do biến động lớn về tính thấm nên tỷ lệ khoan khai thác nước không cao.

- Tầng chứa nước Pleistocene (QI-III) phân bố ở phía Nam của huyện. Đây là tầng

chứa nước có trữ lượng khá lớn và chất lượng tốt.

- Tầng chứa nước Plioxen (N2) lưu lượng 5-15 lít/s, phân bố ở trung tâm huyện Đồng Phú, chất lượng nước tốt.

- Ngoài ra còn có các tầng chứa nước Mezozoi (M2) phân bố ở vùng đồi thấp, độ cao khoảng 100 - 250m.

Theo báo cáo của UBND xã Cát lâm về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng 06 tháng đầu năm 2023 của xã như sau:

2.1.4. Tóm tắt các điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án 2.1.4.1. Điều kiện về kinh tế:

Tổng sản phẩm ước tính 372.170.770 nghìn đồng, đạt 55,15%. Trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 291.412.650 nghìn đồng, đạt 54,66%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 32.368.000 nghìn đồng đạt 53,29%; Thương mại dịch vụ chiếm 48.390.120 nghìn đồng, đạt 59,82%.

Nông nghiệp

- Trồng trọt: tổng diện tích cây trồng hàng năm 33,1 ha, tăng 5,1 ha so với cùng kỳ.

Nguyên nhân tăng do người nông dân trồng xen canh cây hàng năm trong diện tích cây cao su và cây điều trong thời gian kiến thiết cơ bản nên diện tích tăng.

Tổng diện tích các loại cây trồng lâu năm 6.117,4ha, giữ nguyên so với cùng kỳ, Trong đó: Diện tích cây tiêu 46,5 ha, giảm 5,8ha; cây cà phê 47,3 ha, giảm 0,8ha; điều 3.432,6 ha, tăng 4,3ha; cao su 2.568,5ha, giữ nguyên; cây lâu năm khác 22,5ha, tăng 2,3ha.

Vụ điều niên vụ 2019-2020 năng suất ước tính bình quân đạt 1,5 tấn/ha, tăng 66,67% so với cùng kỳ, giá thu mua hạt điều thấp, nhưng sản lượng và giá mủ cao su trong những tháng đầu năm 2020 tăng nên một phần vẫn mang lại thu nhập ổn định của người nông dân.

- Chăn nuôi:

Tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn xã phát triển ổn định. Toàn xã hiện có khoảng 32.109 con gia súc, gia cầm các loại, tăng 14.463 con (81,96%), Trong đó:

Trâu 35 con, tăng 20 con (1,33%); bò 894 con, tăng 60 con (7,19%), heo 1.180 con, giảm 17 con (1,42%) và khoảng 30.000 con gia cầm các loại, tăng 14.400 con (92,31%).

Sau dịch tả heo Châu Phi các hộ dân chưa tái đàn, mà đã chuyển sang chăn nuôi gà, vịt nên đàn gia cầm tăng nhanh. Đặc biệt, hiện nay trên địa bàn xã có 02 khu chăn nuôi gia cầm tập trung, cụ thể: tại thôn 6 có khu chăn nuôi vịt tập trung với quy mô 4.500 con và tại thôn Thanh Long có khu chăn nuôi gà tập trung với quy mô 3.000 con.

Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi: Hiện nay trên địa bàn xã đang có 02 dự án chăn nuôi heo tập trung công nghệ cao an toàn sinh học, gồm: Dự án của công ty TNHH chăn nuôi Hòa Phước, địa điểm dự án: tại thôn Bù Ka 2, quy mô chăn nuôi 6.000 con heo

nái sinh sản và 11.700 con heo thịt/lứa, công ty sẽ hoạt động vào tháng 1/2024; dự án 5.000 con heo nái và 1.200 con heo cai sữa của công ty TNHH Japfa comfeed Việt Nam – chi nhánh Bình Phước 2, địa điểm dự án: tại thôn Phu Mang 3, hiện nay công ty đang hoàn thiện thủ tục pháp lý, đầu tư xây dựng và sẽ hoạt động trong năm 2022.

Công tác phòng chống dịch bệnh: Chỉ đạo thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đợt 1 năm 2021 trên địa bàn theo quy định; đang triển khai thực hiện công tác tiêm Vắc xin phòng bệnh cho gia súc đợt 1 năm 2021, thời gian hoàn thành tháng 7 năm 2021.

Trong 06 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn không xảy ra dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm.

- Về khai thác, nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi cá nước ngọt của nhân dân trong toàn xã 62,5ha, giữ nguyên so với cùng kỳ, UBND xã đã tổ chức tuyên truyền cho nhân dân bảo vệ và khai thác đúng quy định nguồn thủy sản tại lòng hồ Nông Trường 6, đồng thời tăng cường công tác tuần tra để ngăn chặn các trường hợp khai thác vi phạm quy định.

Đất đai - Tài nguyên – Xây dựng và môi trường:

Đảm bảo thực hiện các thủ tục cho nhân dân, các vụ việc tranh chấp được quan tâm giải quyết.

Kiểm tra rà soát chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện 27 hồ sơ đất 3 loại rừng (tiến độ chậm do Phòng tài nguyên ban hành công văn tạm ngưng đối với hồ sơ đất xã Long Hà, lý do xác minh các trường hợp trùng sổ)

Lập thủ tục giải quyết 512 hồ sơ cấp đổi sổ chính quy và 5 hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Phối hợp cùng với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức kiểm tra, cam kết khắc phục tình trạng ô nhiễm đối với 01 hộ gia định tại thôn 8 chăn nuôi heo gây ra, qua kết quả kiểm tra, hiện nay việc ô nhiễm môi trường đã được khắc phục.

Hoàn thành xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình láng nhựa đường thôn 11, chiều dài 382m, tổng kinh phí đầu tư 490.348.000 đồng từ nguồn vốn kinh tế sự nghiệp năm 2020.

Công tác quản lý và điều hành ngân sách Tổng thu 5.357.461.801 đồng, đạt 42,19%,

Thu ngân sách 6 tháng đầu năm: 4.777.242.800, đạt 52,30%, Trong đó:

+ Thu mới trên địa bàn: 511.342.701 đồng, đạt 42,31%

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: 4.264.899.100 đồng, đạt 53,83%, Tổng chi 3.807.571.148 đồng, đạt 41,70%. Trong đó:

+ Chi thường xuyên: 3.668.285.148 đồng, đạt 44,38%

+ Chi tạm ứng chưa kho bạc: 139.306.000 đồng, đạt 53,83%, + Chi quỹ công chuyên dùng: 60.120.000 đồng, đạt 26,37%

2.1.4.2. Điều kiện về văn hóa – xã hội Công tác giáo dục

Công tác dạy và học năm học 2019-2020 tại các trường học trên địa bàn tạm ngưng hoạt động kể từ ngày 04/02/2020 đến ngày 04/05/2020 theo chỉ đạo của cấp trên do diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh Covid -19, sau kỳ nghỉ công tác giáo dục trên địa bàn đã tiếp tục hoạt động ổn định trở lại, công tác phòng chống dịch các trường học thực hiện có hiểu quả công tác khử khuẩn, vệ sinh trường và lớp học; thực hiện các biện pháp y tế về phòng chống dịch theo quy định để học sinh yên tâm học tập.

Kết quả tổng kết công tác năm học 2019-2020 so với năm học 2018-2019. Học sinh trung học phổ thông tỷ lệ học sinh giỏi 7,5%, giảm 0,2%, khá 40,79%, giảm 1,07%; trung bình 42,76% giảm 0,35%; yếu 8,88% tăng 1,72%; bỏ học 1,15% tăng 0,29%.

Học sinh trung học cơ sở: tỷ lệ lên lớp thẳng 96,5% tăng 3,1%; tốt nghiệp 100%, tăng 1,1%; bỏ học 0,36%, giảm 0,71%; học sinh giỏi 18,4%, tăng 1,96%; khá 34,1%, tăng 5,8%; trung bình 40,2%, giảm 8,4%; học sinh yếu 7,3% tăng 0,6%.

Học sinh tiểu học: tỷ lệ lên lớp thẳng 98,36% giảm 0,54%; tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học 99,8%, tăng 1%; không có học sinh thi lại; không có học sinh bỏ học; tỷ lệ lưu ban ở lại lớp 3,5%, tăng 3,5%.

Y tế

Tổ chức khám chữa bệnh cho 4.017 lượt người, giảm 235 người, Tiêm chủng đầy đủ vắc xin cho trẻ em dưới 01 tuổi được 42 cháu. Tổng số dân tham gia BHYT tự nguyện đạt 86,6%. Trong đó cấp mới 731 thẻ, lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi 187/189 trẻ đạt 98,99%.

Công tác giảm nghèo, an sinh xã hội

Tính đến thời điểm báo cáo toàn xã có 66 hộ nghèo, giảm 49 hộ; có 67 hộ cận nghèo, giữ nguyên so với năm 2020.

Tổ chức vận động quà và tiền của nhân dân 17 thôn; các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tổng số 710 phần quà, với tổng trị giá 236.000.00 đ Đảm bảo các chế độ cho người nghèo, như: Cấp giấy chứng nhận hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2020 cho 66 hộ nghèo và 67 hộ cận nghèo. Phối hợp với UBMTTQ xã chỉ đạo tổ chức rà soát, lập danh sách, báo cáo huyện xây dựng 09 căn nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo khó khăn về nhà năm 2020 theo chương trình “Nghĩa tình sông Bé yêu thương” do UBMTTQ Việt Nam tỉnh triển khai thực hiện. Đối với các hộ đăng ký thoát nghèo năm 2020 (30 hộ), UBND xã rà soát báo cáo huyện 15 trường hợp đề nghị xây dựng nhà ở, 10 trường hợp sửa chữa nhà, 26 trường hợp xây nhà vệ sinh.

Về hạ tầng giao thông

Tại khu vực xung quanh thực hiện dự án, hạ tầng giao thông và hệ thống điện đã được đầu tư hầu hết các trục đường chính, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm của dự án. Mật độ giao thông khu vực tương đối thấp.

Đường vào khu vực trại là đường đất, rộng khoảng 6m.

Những khó khăn và thuận lợi của Dự án:

Thuận lợi: Lợi thế ngành sản xuất chăn nuôi của tỉnh Bình Phước là ngành đang được ưu tiên đầu tư phát triển, khu vực Dự án không có dân cư sinh sống vì vậy không tác động đến đời sống của người dân, điều kiện tự nhiên khu vực phù hợp cho phát triển ngành chăn nuôi. Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho một số công nhân địa phương giúp giải quyết phần nào nhu cầu việc làm cho người dân địa phương, đóng góp một phần vào ngân sách của xã nói riêng và của huyện, tỉnh nói chung.

Khó khăn: Dự án nằm trong khu vực khá xa trung tâm huyện, do đó cơ sở hạ tầng giao thông còn gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC Đ ỘNG MÔI TRƯ Ờ NG C Ủ A D Ự ÁN “ NÂNG CÔNG SUẤT TRẠI HEO GIỐNG CỤ KỴ CÔNG NGHỆ CAO THAGRICO BÌNH ĐỊNH TỪ 10 000 CON HEO SINH SẢN ( TRONG ĐÓ 4 500 HEO BỐ MẸ; 3 0 0 0 HEO ÔNG BÀ VÀ 2 500 HEO CỤ KỴ ) LÊN 13 500 CON HEO SINH SẢN ( TRONG (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)