Đánh giá, dự báo tác động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC Đ ỘNG MÔI TRƯ Ờ NG C Ủ A D Ự ÁN “ NÂNG CÔNG SUẤT TRẠI HEO GIỐNG CỤ KỴ CÔNG NGHỆ CAO THAGRICO BÌNH ĐỊNH TỪ 10 000 CON HEO SINH SẢN ( TRONG ĐÓ 4 500 HEO BỐ MẸ; 3 0 0 0 HEO ÔNG BÀ VÀ 2 500 HEO CỤ KỴ ) LÊN 13 500 CON HEO SINH SẢN ( TRONG (Trang 125 - 152)

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

3.2.1. Đánh giá, dự báo tác động

Nguồn tác động liên quan đến chất thải

- Bụi, khí thải từ các phương tiện vận tải ra vào trang trại

- Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của máy phát điện dự phòng - Khí thải phát sinh từ lò đốt xác heo

- Bụi từ quá trình nhập cám

- Ô nhiễm mùi chăn nuôi (Mùi từ phân heo, từ cám thực phẩm)

- Hơi Clo phát sinh trong quá trình khử trùng trại, sát trùng xe, công nhân - Nước thải sinh hoạt của công nhân

- Nước thải từ quá trình chăn nuôi - Nước mưa chảy tràn

- Nước chảy tràn do tưới tiêu - Chất thải rắn sinh hoạt

- Chất thải rắn chăn nuôi không nguy hại

- Bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải - Chất thải nguy hại

Nguồn tác động không liên quan đến chất thải - Tiếng ồn từ máy phát điện và phương tiện giao thông - Tiếng ồn do tiếng kêu của heo

- Tác động do hoạt động dự án tới KT-XH trong khu vực - Tác động do khai thác nước mặt

- Vấn đề bệnh tật và vệ sinh môi trường 3.2.1.2. Đánh giá tác động môi trường A. Nguồn tác động liên quan đến chất thải

(1). Bụi, khí thải từ quá trình hoạt động của dự án a. Bụi, khí thải phát ra từ các phương tiện vận chuyển

Trong quá trình hoạt động của trang trại, các phương tiện vận chuyển heo, thức ăn, thuốc thú y....vào khu vực trang trại sẽ phát sinh lượng khí thải phát tán vào môi trường xung quanh.

Đối với thức ăn vận chuyển hàng tháng là 4.241.250 kg/tháng tương đương 141.375 kg/ngày, với tải trọng xe vận chuyển là 15 tấn do đó cần 9 lượt xe vận chuyển, nên số lượt xe ra vào dự án là 18 lượt xe/ngày.

Đối với số lượng xe vận chuyển heo ra vào dự án: Cứ 01 tuần dự án sẽ xuất heo bán với số lượng heo thịt trung bình là 900 con (100-110 kg/con) nên ước tính có khoảng 10 lượt xe vận chuyển heo thịt trung bình khoảng 1,5 lượt/ngày.

Vậy tổng số lượng xe vận chuyển heo và thức ăn ra vào dự án là 20 lượt xe/ngày.

Quãng đường vận chuyển trung bình là 20 km. Hệ số phát thải ô nhiễm theo đánh giá nhanh QCVN 05:2009/BGTVT như sau:

Bảng 3-16: Giá trị giới hạn khí thải của xe

Loại xe Khối lượng chuẩn (Rm), (Kg)

Giá trị giới hạn khí thải (g/km)

CO HC NOx Bụi

Xe chở hàng, xe chở Nhóm III 1,700 < Rm 1,5 1,2 1,2 0,17 (Nguồn: QCVN 05: 2009/BGTVT)

Bảng 3-17: Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện vận chuyển

(Nguồn: tính toán dựa trên- Giá trị giới hạn của QCVN 05:2009/BGTVT)

Nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển thức ăn, vận chuyển heo gây ra được tính toán trên đoạn đường phương tiện vận chuyển đi qua, với chiều rộng trung bình của tuyến đường vận chuyển chọn là 4m, chiều cao xáo trộn là 10m. Do đó nồng độ các chất ô nhiễm được tính toán cụ thể như sau:

Bảng 3-18: Nồng độ ô nhiễm không khí do các phương tiện vận chuyển

STT Chất ô nhiễm Nồng độ

(mg/m3)

QCVN 05:2013/BTNMT (mg/m3)

1 Bụi 0,09 0,3

2 NOx 0,63 0,2

3 CO 0,79 30

3 HC 0,63 0,35

(Nguồn: tính toán trên cơ sở Giá trị giới hạn của QCVN 05:2009/BGTVT) Nhận xét: Trong quá trình hoạt động của dự án sẽ phát sinh một lượng bụi, khí thải từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển thức ăn và vận chuyển heo, do đó chủ đầu tư cần có các biện pháp giảm thiểu tác động này.

b. Bụi và khí thải máy phát điện dự phòng

Để đảm bảo hoạt động của công ty được liên tục trong trường hợp mạng lưới điện có sự cố, công ty dự kiến sử dụng 05 máy phát điện Diesel dự phòng với công suất (4x500 +1x650) KVA. Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu tối đa là 93,3 lít dầu DO/giờ/máy, tương đương tổng nhiên liệu cho 05 máy phát điện là 396,53kg dầu DO/giờ (tỷ trọng dầu DO khoảng 0,85 kg/lít). Lượng khí thải phát sinh khi đốt 1kg dầu DO khoảng 22 Nm3/kg ở điều kiện chuẩn. Do đó, lượng khí thải phát sinh từ máy phát là 396,53 x 22 = 8.723,66 m3/giờ.

Tuy nhiên, khí thải từ máy phát điện dự phòng phát sinh không thường xuyên, chỉ xảy ra khi khu vực dự án mất điện. Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thể tính tải lượng các chất ô nhiễm trong bảng sau.

Bảng 3-19: Tải lượng các chất ô nhiễm khí từ khí thải máy phát điện

TT Chất ô nhiễm Hệ số (Kg/tấn) Tải lượng (Kg/h)

1 Bụi 0,71 0,17

2 SO2 20S 0,24

Thông số Bụi NOx CO HC

(g/ngày)

Xe chở hàng, xe chở Nhóm III 71,4 504 630 504

TT Chất ô nhiễm Hệ số (Kg/tấn) Tải lượng (Kg/h)

3 NOx 9,62 2,29

4 CO 2,19 0,52

5 VOC 0,791 0,188

(Nguồn: tính toán trên cơ sở hệ số do WHO thiết lập) Ghi chú: Tính cho trường hợp hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,05%,

Bảng 3-20: Nồng độ các chất ô nhiễm khí thải máy phát điện dự phòng

STT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/Nm3) QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, Kp = 1,0; Kv = 1,2

1 Bụi 32 200

2 SO2 46 500

3 NOx 438 850

4 CO 99 1,000

5 VOC 36 -

(Nguồn: Cty TNHH MT Vita tính toán trên cơ sở hệ số do WHO thiết lập) Ghi chú: Nồng độ(C): C= Tải lượng (kg/h) / lưu lượng khí thải (m3/giờ),

Nhận xét: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện dự phòng đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, Kp = 1,0, Kv = 1,2 (vì lưu lượng nguồn thải m3/h < 20.000, dự án thuộc khu vực nông thôn, khu đô thị loại IV nên chọn Kv= 1,2). Hơn nữa, đây là nguồn thải không liên tục vì máy phát điện chỉ hoạt động trong trường hợp có sự cố về điện, nên các tác động này không đáng kể. Biện pháp giảm thiểu được trình bày trong phần sau.

c. Khí thải từ lò đốt xác heo chết đốt dầu DO, hầm biogas c1. Khí thải từ lò đốt xác heo chết đốt dầu DO

Khí từ hầm biogas sẽ được dùng cho việc đốt lò đốt cùng với dầu DO. Dùng lò đốt 2 cấp, gồm quá trình đốt sơ cấp và thứ cấp. Quá trình nhiệt phân được tiến hành trong buồng đốt sơ cấp của lò nhằm chuyển các thành phần rắn và lỏng của chất thải thành thể khí. Sau đó, khí nhiệt phân chuyển động lên buồng đốt thứ cấp dưới tác động của áp suất cơ khí học. Tại đây, nhiệt độ đốt khoảng 9000C, đảm bảo thiêu đốt hoàn toàn và khí thải đầu ra tại lò đốt đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B, Kp = 1,0, Kv = 1,2.

Những chất cháy được: chất thải hữu cơ CT hữu cơ + O2

Nhau thai và xác heo được dẫn vào lò bằng thủ công hoặc băng tải. Tại buồng sơ cấp Khói lò: Nhiệt độ cao, bụi,

CO2, SO2, CO, NOx,…

Nhiệt độ cao

tro xỉ

nhiệt độ từ 900 – 1.000 độ C. Tại đây xác heo và nhau thai được sấy khô và cháy 1 phần, Sau đó được chuyển sang đốt thứ cấp với nhiệt độ từ 1.000 – 1.200 độ C. Các sản phẩm cháy của buồng sơ cấp sau chuyển sang sẽ được cháy hoàn toàn do kết cấu đặc thù của nguồn đốt.

Để xử lý lượng nhau thai và heo con chết Công ty sẽ trang bị lò đốt xác heo công suất hoạt động 40kg/mẻ (tương đương 40kg/2-3h) với lượng dầu DO sử dụng trong 1 giờ:

4kg. Thời gian hoạt động của lò từ 4h/ngày. Lượng khí phát sinh từ quá trình đốt 1 kg dầu DO khoảng 22 m3/giờ. Lượng khí phát sinh trong quá trình đốt là 88 m3/giờ. Tần suất đốt: 7 ngày/tuần.

Bảng 3-21: Tải lượng các chất ô nhiễm khí từ khí thải lò đốt

Stt Chất ô nhiễm Hệ số (Kg/tấn) Tải lượng (g/h)

1 Bụi 0,28 1,12

2 SO2 20S 4,0

3 NOx 2,84 11,36

4 CO 0,71 2,84

5 VOC 0,035 0,14

(Nguồn: tính toán trên cơ sở hệ số do WHO thiết lập, năm 2021) Ghi chú: Tính cho trường hợp hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,05%

Tải lượng (kg/h) = Hệ số (kg/tấn nhiên liệu) x lượng nhiên liệu sử dụng (tấn/h) Bảng 3-22: Nồng độ các chất ô nhiễm của lò đốt

Stt Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/m3) QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, Kp = 1,0; Kv = 1,2

1 Bụi 13 240

2 SO2 45 600

3 NOx 129 1,020

4 CO 32 1,200

5 VOC 2 -

(Nguồn: Công ty Môi trường Vita tính toán, 2023) Nhận xét: Từ kết quả trên cho thấy, khí thải từ quá trình đốt đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT (cột B, hệ số Kv = 1,2; Kp = 1,0) khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Quá trình đốt xác heo có ảnh hưởng đến môi trường không đáng kể.

Ngoài ra, dự án tham khảo kết quả phân tích khí thải từ lò đốt xác heo của Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của công ty tại dự án Trang trại chăn nuôi heo tập trung Minh Đức, quy mô 6.000 con heo nái/năm,

130.000 con heo thịt/năm và 2.700 con heo hậu bị/năm, địa điểm: Tổ 2, Ấp Đồng Dầu, Xã Minh Đức, Huyện Hớn Quản, Tỉnh Bình Phước được lấy mẫu ngày 21/09/2018 (đính kèm bổ sung Kết quả phân tích trong phụ lục) về thành phần các khí có nguồn gốc C, N, S phát sinh từ chất thải được đốt bỏ.

Bảng 3-23: Kết quả đo đạc khí thải lò đốt xác heo

Từ kết quả trên cho thấy, khí thải từ quá trình đốt xác heo đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT (cột B, hệ số Kv = 1,2; Kp = 1,0). Với quy trình xử lý xác heo tương tự nhau, có thể kết luận rằng, khí thải từ quá trình đốt xác heo có ảnh hưởng đến môi trường không đáng kể.

c2. Khí từ hầm Biogas

Phân heo sau khi được thu gom từ chuồng trong đó 70% được đem đi ép, lượng phân còn lại hòa tan với nước vệ sinh chuồng trại (30% lượng phân heo) cho xuống hầm biogas.

Đối với khu 1.200 heo nái và 11.700 heo thịt/lứa

Lượng phân heo tại khu 1.200 heo nái và 11.700 heo thịt/lứa là 36.157,5kg/ngày, lượng phân heo đi vào hầm biogas là Mphân =30% x 36,157,5= 10.847,3 kg/ngày. Ngoài ra còn có nước ép phân tương đương 7.593,1kg/ngày. Như vậy tổng lượng phân dẫn về hầm Biogas là 18.440,3kg/ngày.

Tại khu 1.200 heo nái và 11.700 heo thịt/lứabố trí 2 hầm biogas do đó lượng phân heo đi vào mỗi hầm biogas 1, 2 là Mphân mỗi bể = 18.440,3/2 bể = 9.783,84 kg/ngày.

Theo nguồn của Ngô Kế Sương- Nguyễn Lân Dũng, ta có bảng sản lượng khí sinh ra từ một số nguyên liệu.

Bảng 3-24: Sản lượng khí sinh ra từ một số nguyên liệu

Nguyên liệu Sản lượng khí sinh ra (lít/1 kg phân) Thành phần CH4%

Phân heo 40 60 58 60

(Nguồn: Ngô Kế Sương- Nguyễn Lân Dũng, 1997) Giả sử lượng khí sinh ra và thành phần CH4 được tạo thành từ quá trình biogas là tối đa: 60 lít/1kg phân, trong đó lượng CH4 60%.

Lượng khí sinh ra mỗi ngày của mỗi bể:

Vị trí đo Bụi (mg/Nm3)

NOx (mg/Nm3)

CO (mg/Nm3)

SO2 (mg/Nm3)

H2S (mg/Nm3)

NH3

(mg/Nm3)

KT 76 153 769 49 0,89 0,37

QCVN19:

2009/BTNMT, cột B 200 850 1.000 500 7,59 -

V1khì = 60 x Mphân mỗi bể x 10-3 = 60 L/kg x 9.783,84kg x 10-3 = 587,03 m3/ngày Lượng khí CH4 sinh ra mỗi ngày của mỗi bể:

V1CH4 = 0,6 x V1khí = 0,6 x 587,03= 352,22 m3/ngày

Thể tích thiết kế của mỗi bể biogas 1, 2: (Dài x rộng x cao): 110 m x 46 m x 6 m = 30.360 m3 trong đó thể tích lưu nước là 130,5 m3/ngày x 46,71 ngày/ 1 bể = 6.095,66 m3/bể, thể tích lưu khí là 24.264,34m3/bể.

Lượng khí CH4 sinh ra 68,5 ngày của mỗi bể:

V68CH4 = 68,5 x V68khí = 68 x 352,22= 24.127,1 m3/ngày

Do đó lượng khí CH4 sinh ra sẽ được lưu trong hầm biogas tại mỗi bể 1, 2 là 68,5ngày, lượng khí này được dẫn về để làm nhiên liệu đốt cho lò đốt xác heo lượng khí dư sẽ được xả ra tại các van điều áp để đốt bỏ. Mỗi bể biogas sẽ được thiết kế 2 van điều áp, khi áp suất trong bể tăng cao các van này sẽ xả khí ra bên ngoài để đốt bỏ.

Đối với Khu 4.800 heo nái

Lượng phân heo tại 4.800 heo nái là 35.820kg/ngày, lượng phân heo đi vào hầm biogas là Mphân =30% x 35.820= 10,746 kg/ngày, Ngoài ra còn có nước ép phân tương đương 7.522,2kg/ngày. Như vậy tổng lượng phân dẫn về hầm Biogas là 18.268,2kg/ngày, Tại khu 4,800 heo nái bố trí 2 hầm biogas do đó lượng phân heo đi vào mỗi hầm biogas 3,4 là Mphân mỗi bể =18.268,2/2 bể = 9.134,1 kg/ngày.

Theo nguồn của Ngô Kế Sương - Nguyễn Lân Dũng, ta có bảng sản lượng khí sinh ra từ một số nguyên liệu.

Bảng 3-25: Sản lượng khí sinh ra từ một số nguyên liệu

Nguyên liệu Sản lượng khí sinh ra (lít/1 kg phân) Thành phần CH4%

Phân heo 40 60 58 60

(Nguồn: Ngô Kế Sương- Nguyễn Lân Dũng, 1997) Giả sử lượng khí sinh ra và thành phần CH4 được tạo thành từ quá trình biogas là tối đa: 60 lít/1kg phân, trong đó lượng CH4 60%.

Lượng khí sinh ra mỗi ngày:

V1khí = 60 x Mphân x 10-3 = 60 L/kg x 9.134,1kg x 10-3 = 548,05 m3/ngày Lượng khí CH4 sinh ra mỗi ngày:

V1CH4 = 0,6 x V1khí = 0,6 x 548,05 = 328,83 m3/ngày

Thể tích thiết kế của mỗi bể biogas 3,4: (Dài x rộng x cao): 134 m x 50 m x 5 m = 33.500 m3 trong đó thể tích lưu nước là 328,83m3/ngày x 51ngày = 16.770,33 m3, thể tích lưu khí là 16.729,67m3/bể.

Lượng khí CH4 sinh ra trong 50 ngày:

V50CH4 = 328,83 x 50 = 16.441,5 m3

Do đó lượng khí CH4 sinh ra sẽ được lưu trong hầm biogas 3,4 là 50 ngày, lượng khí này được dẫn về để làm nhiên liệu đốt cho lò đốt xác heo và lò hơi cấp nhiệt cho nước xịt rửa đan, lượng khí dư sẽ được xả ra tại các van điều áp để đốt bỏ. Bể biogas sẽ được thiết kế 2 van điều áp, khi áp suất trong bể tăng cao các van này sẽ xả khí ra bên ngoài để đốt bỏ.

Thành phần chính của Biogas là CH4 (58 đến 60%) và CO2 (>30%) còn lại là các chất khác như hơi nước N2, O2, H2S, CO. Khí H2S có thể ăn mòn các chi tiết trong động cơ, sản phẩm của nó là SOx cũng là một khí rất độc. Hơi nước có hàm lượng nhỏ nhưng ảnh hưởng đáng kế đến nhiệt độ ngọn lửa, giới hạn cháy, nhiệt trị thấp và tỷ lệ không khí/nhiên liệu của Biogas.

Đánh giá nồng độ các chất ô nhiễm khi đốt khí từ hầm biogas: So với các loại nhiên liệu đốt khác như nhiên liệu hóa thạch, dầu DO thì nhiên liệu được lấy từ hầm biogas được xem là nhiên liệu sạch do đó hoạt động đốt khí từ hầm biogas sinh ra các khí thải độc hại đến môi trường bên ngoài là không đáng kể.

❖ Tác hại của các khí sinh ra trong bể biogas

Biogas gồm hỗn hợp: CH4 chiếm 58 - 60%, CO2 chiếm 30 – 40 % phần còn lại là 1 lượng nhỏ N2, H2, CO.

Các khí CH4, CO2, N2 ,…đều là những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng.

‐ Khí CH4: là loại khí gây hiệu ứng nhà kính nguy hiểm thứ hai do con người tạo ra, sau khí CO2. Những tác động của metan tăng lên nhờ sự tương tác giữa nó với các hạt nhỏ xíu lơ lửng trong không khí (aerosol). Aerosol tồn tại ở dạng rắn, lỏng hoặc cả hai. Sương mù, bụi, khói mù chính là aerosol. Chúng có khả năng phản chiếu ánh sáng mặt trời trở lại không gian nên có vai trò lớn đối với khí hậu. CH4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CO2. Ngoài ra khí CH4 còn là khí có khả năng gây ra cháy nổ cao nếu không được thu gom sử dụng đúng cách khi phát sinh với một lượng lớn.

‐ Khí CO2: các phân tử khí CO2 trong khí quyển có tác dụng như là lớp kính ở hiệu ứng nhà kính. Các bước sóng ngắn xuyên qua khí quyển tương đối dễ dàng đi xuống mặt đất làm nóng những vật thể hấp thụ ánh sáng mặt trời trên mặt đất. Khi nóng lên, các vật thể này lại bức xạ nhưng vì nhiệt độ thấp nên bước sóng của các tia bức xạ này dài, vào cỡ tia hồng ngoại. Khi bức xạ hồng ngoại đi vào khí quyển, nếu trong khí quyển có CO2 thì các phân tử CO2 hấp thụ hồng ngoại rất mạnh (do cấu tạo của phân tử CO2, tia hồng ngoại kích thích mạnh các dao động nguyên tử

trong phân tử CO2). Vì vậy, tia hồng ngoại (tức là sức nóng) không thoát ra khỏi khí quyển được mà bị nhốt lại, khiến trái đất nóng lên.

‐ Khí N2: Nitơ và các hợp chất khí liên quan đến sự nóng lên toàn cầu là tương đối rõ nét. Lượng khí thải này là nguyên nhân chủ yếu là thủng tầng ozone.

d. Bụi từ quá trình nhập cám heo

Quá trình nhập cám công ty dùng xe bồn. Sau đó xe bồn bơm cám vào các silo chứa cám nên không phát sinh bụi thải trong quá trình nhập cũng như quá trình cung cấp thức ăn cho heo.

e. Mùi từ hoạt động chăn nuôi, khử trùng trại, hệ thống xử lý nước thải, nhà chứa phân và quá trình ép phân

e1. Mùi từ hoạt động chăn nuôi

Trong quá trình chăn nuôi mùi hôi phát sinh đến từ nhiều nguồn:

- Mùi H2S: có nguồn gốc từ phân heo do quá trình phân huỷ thức ăn trong đường ruột heo ở điều kiện kỵ khí,

- Mùi NH3: có nguồn gốc từ nước tiểu heo.

- Mùi chua acid: có nguồn gốc từ sự lên men thức ăn thừa

- Các mùi thối khác: do các acid hữu cơ và các chất phân huỷ có trong phân heo

Mùi hôi gây cảm giác khó chịu cho người tiếp nhận đồng thời làm cho cảnh quan môi trường trở nên mất vệ sinh. Ngoài ra, mùi hôi làm thu hút các loại côn trùng như: ruồi, nhặng,…

Bên cạnh đó, mùi hôi làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân khi việc tiếp xúc lâu dài, tác động đến khứu giác, thị giác và gây khó chịu làm giảm năng suất lao động. Xung quanh khu đất dự án không có hộ dân sinh sống, dưới tác động của gió, mùi hôi phát sinh từ khu chuồng trại, hệ thống xử lý được dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường không khí tại các khu vực này.

Mùi hôi cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của gia súc, từ đó ảnh hưởng đến kinh tế của trang trại do vật nuôi chậm phát triển. Ảnh hưởng này cần có các biện pháp khắc phục triệt để.

e2. Hơi hóa chất (chất sát trùng Omnicide) phát sinh từ khâu khử trùng trại heo Thuốc sát trùng Omnicide sử dụng nồng độ từ 2 – 5%, 5cc/m2/tuần (1cc=1mL), Lượng hóa chất sử dụng là: 5cc/m2/tuần x 75.611,14 m2 = 378,06 L/tuần tương đương 60,13 L/ngày. Thuốc được phun trong khu vực chuồng trại gồm diện tích: nhà heo nái đẻ, nhà heo mang thai, nhà heo cách ly, nhà heo cai sữa, nhà heo thịt.

Lượng hơi hóa chất sát trùng có thể gây nên những tác động sau :

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân, nếu tiếp xúc với hơi chất sát trùng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC Đ ỘNG MÔI TRƯ Ờ NG C Ủ A D Ự ÁN “ NÂNG CÔNG SUẤT TRẠI HEO GIỐNG CỤ KỴ CÔNG NGHỆ CAO THAGRICO BÌNH ĐỊNH TỪ 10 000 CON HEO SINH SẢN ( TRONG ĐÓ 4 500 HEO BỐ MẸ; 3 0 0 0 HEO ÔNG BÀ VÀ 2 500 HEO CỤ KỴ ) LÊN 13 500 CON HEO SINH SẢN ( TRONG (Trang 125 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)