Pháp luật các nước theo truyền thống common law

Một phần của tài liệu Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

1.4. Quy định của pháp luật về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong luật một số nước

1.4.2. Pháp luật các nước theo truyền thống common law

Khác với pháp luật của các nước châu Âu lục địa, pháp luật của các nước Anh - Mỹ không coi lỗi là điều kiện tiên quyết để áp dụng trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ. Mức độ và hình thức của lỗi hoàn toàn không có ý nghĩa trong việc xác định phạm vi mức độ của trách nhiệm. Pháp luật của các nước theo hệ thống luật án lệ (Anh, Mỹ) quy định điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là: Có sự tồn tại của một nghĩa vụ (duty);

Có sự vi phạm nghĩa vụ (breach of duty); Có mối quan hệ nhân quả (causation) giữa thiệt hại và hành vi vi phạm nghĩa vụ; Có thiệt hại thực tế xảy ra (injuly) với nguyên tắc pháp lý quan trọng là người có hành vi gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Trên góc độ pháp lý đối với người vi phạm nghĩa vụ hoàn toàn không quan trọng khi sự vi phạm là có chủ ý, vô ý hay hoàn toàn không có lỗi.

Những ngoại lệ của nguyên tắc này không đề cập đến những quy định chủ yếu của trách nhiệm dân sự. Lỗi chỉ được xem xét khi xác định phạm vi bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm ngoài hợp đồng, nhưng chỉ trong một số

trường hợp. Như vậy nguyên tắc lỗi không ảnh hưởng đến phạm vi bồi thường thiệt hại vẫn là nguyên tắc bất biến. Tuy nhiên, theo pháp luật Anh - Mỹ chỉ có người thực hiện hành vi gây thiệt hại mới phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình nhưng thực tế xã hội còn có sự tồn tại của những người không có đủ năng lực để thực hiện và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình (người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi), sự tồn tại của tổ chức. Vì vậy, xét từ khía cạnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại thì cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nêu trên có phần chưa hợp lý. Chẳng hạn, trường hợp người chưa thành niên (hoặc người khác không có đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự) gây thiệt hại thì ai sẽ là người phải bồi thường?

Theo nguyên lý chung, thì những người này sẽ phải bồi thường. Điều đó là không hợp lý, vì không những không bảo vệ quyền lợi cho người bị thiệt hại, mà còn làm cho những người giám hộ thờ ơ với trách nhiệm của mình. Đây là điểm khác biệt rất lớn với pháp luật Việt Nam. Pháp luật nước ta quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật như các loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác thì còn áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân, trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề… So sánh giữa hai quy định đó thì quy định của pháp luật Việt Nam hợp lý hơn vì sẽ đảm bảo được quyền lợi của người bị thiệt hại.

Tiểu kết chương 1

Qua những phân tích trên có thể thấy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Để giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng một cách đúng đắn, khách quan, công bằng, cần thiết phải xác định tính chất, mức độ lỗi của người thực hiện hành vi gây thiệt hại cũng như người bị thiệt hại. Mặc dù theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, lỗi không còn là một trong bốn căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tuy nhiên, lỗi vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức bồi thường, các trường hợp miễn, giảm mức bồi thường… Tùy từng trường hợp thiệt hại thực tế xảy ra, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị thiệt hại cũng như đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật mà việc xác định mức độ lỗi được Bộ luật dân sự 2015 quy định khác nhau.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)