GIỚI THIỆU VỀ TRÀ THẢO DƯỢC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ sấy nấm vân chi (Trametes versicolor) và bước đầu ứng dụng trong chế biến trà túi lọc (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.4. GIỚI THIỆU VỀ TRÀ THẢO DƯỢC

Theo tiêu chuẩn Việt Nam 7975 – 2008, trà (chè) thảo mộc túi lọc là sản phẩm thu được từ một loại thảo mộc hoặc từ hỗn hợp của một số loại thảo mộc, có hoặc không có trà (chè) (Camellia sinensis (L.) O. Kuntze), được chế biến bằng công nghệ thích hợp, với kích thước nhỏ, có hoặc không bổ sung hương liệu và được đóng gói trong các túi nhỏ làm bằng giấy lọc.

Hiện nay trên thị trường trà thảo mộc túi lọc hết sức phong phú đa dạng và rất phổ biến ở khắp nơi, một số trà thảo dược được biết đến như: trà gừng, trà tía tô, trà nấm linh chi, trà atiso, trà khổ qua, trà chùm ngây, trà gai leo…Ngày nay con người sử

dụng trà thảo dược như một sản phẩm thực phẩm chức năng nhằm hỗ trợ phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh.

1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trà thảo dược trên thế giới

Chè thảo mộc nói riêng và chè nói chung là sản phẩm tự nhiên phù hợp với xu thế hiện nay. Chè xanh và chè thảo mộc được đánh giá có lợi cho sức khỏe hơn hồng chè. Mặc dù chỉ với khối lượng nhỏ nhưng chè thảo mộc và chè trái cây, chè hoa, chè gia vị đang tăng vọt về mức tiêu thụ. Các sản phẩm chè hỗn hợp như chè gừng hay chè pha kết hợp với quế, bạch đậu khấu, oải hương hay tiêu cũng có xu hướng tăng tiêu thụ ở thị trường EU. Bất cứ loại nào có vị hơi hăng đều tiêu thụ tốt. Các vị kiểu cam quýt như cỏ canh, chanh lá cam hay quýt kết hợp với thảo mộc và gia vị đều có lượng tiêu thụ lớn. Chè xanh kết hợp với thảo mộc, chè không có caffeine, có lợi cho sức khỏe đều trở nên phổ biến và dễ thành công hơn ở thị trường EU [11].

Với những tác dụng có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, doanh số trà thảo mộc/trà trái cây tại Úc, Na Uy và Anh tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.

Việc trà thảo mộc/trái cây giành được thị phần từ trà đen túi lọc truyền thống tại các thị trường trên thể hiện qua mức tăng trưởng của các hãng trà chuyên biệt trong việc sử dụng các thương hiệu thảo dược và trái cây vào các sản phẩm trà và đạt được những thành công khi các sản phẩm này trở thành các loại trà thượng hạng và thức uống có lợi đối với người tiêu dùng. Các nhà sản xuất trà thảo mộc/trà trái cây đóng chai như Twinings và Pulla Herbs cũng tranh thủ nhu cầu đang lên đối với đồ uống không đường, ít ca-lo và “nhãn hiệu sạch” bằng cách quảng bá các hương vị mới và làm đẹp bao bì. Sự tăng trưởng của trà thảo mộc/trà trái cây tại các thị trường cho thấy nhu cầu về đồ uống không đường đang tăng lên đồng thời là một cơ hội đầy tiềm năng đối với trà pha sẵn [62].

Bảng 1.6. Thị phần bán lẻ của các loại trà tại một số nước

Quốc gia

2010 2015 2010 2015

Trà đen túi lọc truyền thống

Trà đen túi lọc truyền thống

Trà thảo mộc/

trà trái cây

Trà thảo mộc/

trà trái cây

Úc 42,2% 34,3% 11,8% 14,7%

Na Uy 11,6% 7,6% 24,6% 39,8%

Anh 68,4% 59,8% 13,1% 17,2%

(Nguồn: Euromonitor International)

1.4.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trà túi lọc trong nước

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều đề tài nghiên cứu về trà túi lọc như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Đánh giá tính an toàn, tính chất lượng và tính hiệu quả của Trà túi lọc Tâm Lan” do Trần Đáng (Chủ tịch VADS) và Phạm Hưng Củng (Tổng Thư ký VADS) chịu trách nhiệm nghiên cứu đã được hội đồng khoa học đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm thực phẩm chức năng” của Nguyễn Đức Tiến và cộng sự thuộc Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch, đã đưa được quy trình công nghệ sản xuất một số các loại trà trong đó có trà túi lọc từ nấm linh chi. Ngoài ra còn có các nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng Học viện Quân y với sản phẩm trà túi lọc giảm béo Slimutea. Trà nụ vối Javi - sản phẩm nghiên cứu của Viện dinh dưỡng kết hợp với trường đại học Nihon Joshi, Tokyo, Nhật Bản.

Việt Nam là một quốc gia có diện tích trồng chè lớn khoảng 130 nghìn ha, trong đó tập trung vào 14 tỉnh, kim ngạch suất khẩu năm 2010 đạt xấp xỉ 200 triệu USD.

Điều này cho thấy, thế mạnh phát triển của ngành sản xuất trà ở nước ta là rất lớn, không dừng ở việc sản xuất các loại trà truyền thống mà các doanh nghiệp còn sản xuất các dạng trà mới, trà hòa tan, trà thảo dược... Đặc biệt là trà túi lọc với một số thương hiệu nổi tiếng như: trà túi lọc Kim Anh, Atiso, trà Moringa, trà nụ vối Javi, trà rau má, trà linh chi… Tuy nhiên, để các sản phẩm trà này có thể phát triển sang các thị trường thế giới thì các doanh nghiệp Việt Nam thì cần phải đầu tư, nghiên cứu nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ sấy nấm vân chi (Trametes versicolor) và bước đầu ứng dụng trong chế biến trà túi lọc (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)