Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất tại Khu (Trang 40 - 43)

- Hội thảo khoa học: “KCN, khu chế xuất (KCX) ở Việt Nam: Những tác động xã hội vùng”, do Viện Kinh tế và Chính trị thế giới tổ chức ngày 4/10/2011. Hội thảo đã báo cáo và đưa ra những ‎ý kiến xung quanh các vấn đề về những tác động tích cực, tiêu cực của các KCN, KCX đến đời sống người dân như vấn đề thu nhập, việc làm, môi trường sống của người dân…, đồng thời hội thảo cũng đã trình bày, bàn luận những giải pháp để phát huy các tác động xã hội vùng tích cực, hạn chế các tác động xã hội vùng tiêu cực của KCN đến người dân bị ảnh hưởng;

- Hà Thị Hằng (2010) “ Việc làm cho người lao động sau THĐ trong quá trình ĐTH ở thành phố Huế hiện nay”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng CNH - HĐH là con

đường phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Trong quá trình CNH - HĐH thì việc THĐ để phát triển các KCN, đô thị và các công trình công cộng là tất yếu, khách quan.

Bên cạnh những mặt tích cực mà nó mang lại thì vấn đề ổn định đời sống của người lao động bị mất đất là vấn đề cấp thiết cần giải quyết, theo nghiên cứu thì sau khi bị THĐ, tỷ lệ lao động giảm xuống chỉ còn 56,1% trong khi đó số lao động có việc làm trước khi bị THĐ là 100%. Trong tổng số lao động có việc làm sau khi bị THĐ, chỉ có 14,5% vẫn còn tiếp tục làm nghề cũ, 41,6% lao động buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp và tỷ lệ lao động mất việc làm, thất nghiệp tăng lên 33,79% so với trước khi bị THĐ, bài báo cũng đã đưa ra một số biện pháp góp phần ổn định đời sống người dân, tuy nhiên những giải pháp đưa ra cũng chưa thật cụ thể, chi tiết, vẫn khó để có thể áp dụng trong thực tiễn.

- Thanh Ngọc (23/12/2008),“Đằng sau sự "giàu... xổi" ở một miền quê”, Báo An ninh thế giới. Câu chuyện xảy ra ở xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã nói lên một thực trạng người khá phổ biển của người dân sau khi nhận tiền đền bù đó là họ sử dụng tiền đền bù chỉ để hưởng thụ, mua sắm, xây nhà, ăn chơi…kéo theo đó là tệ nạn xã hội ma túy, lô đề, cá độ bóng đá, tìm hiểu đủ thứ “văn hóa” mà trước nay chưa có điều kiện để “tìm hiểu”. Việc sử dụng lao động tại xã sau khi chuyển đổi đất có thể thấy: Trước khi chuyển đổi đất thì có tới 70% thanh niên trong vùng đi làm thuê ở khắp mọi nơi trong cả nước, 10% thanh niên lao động tại địa phương và 20% còn lại thì sống cuộc sống lang thang, chỉ biết ăn chơi. Nhưng sau khi chuyển đổi đất thì mọi thứ đã đảo ngược khi có tới 52% thanh niên chỉ ăn chơi, lười lao động, chỉ có 38%

thanh niên là đi học nghề hoặc làm việc ở địa phương và 10% còn lại vẫn tiếp tục đi làm thuê ở địa phương khác. Cuộc sống người dân nơi đây không biết sẽ đi đến đâu nếu cứ tiếp diễn như vậy. Thiết nghĩ, đây là một vấn đề rất đáng báo động mà chúng ta cần phải nghiên cứu, xem xét và giải quyết.

- Trung Thành, Ngọc Hảo và Hùng Long Phương (27/06/2012), “Khi Nhà nông không còn ruộng”, Báo Nhân dân. Bài báo đã phản ảnh thực trạng đời sống của nông dân khi bị THĐ xây dựng KCN khá rõ nét khi hàng trăm KCN lớn nhỏ xuất hiện thì

cũng là lúc hàng chục nghìn hộ nông dân mất ruộng, tình trạng nhàn hạ giữa mùa gặt, mất đất sản xuất, người dân chuyển sang làm thuê, làm mướn nhưng công việc rất tạm bợ, những người già sống neo đơn khi con cái phải đi làm ăn xa để kiếm sống khi đất ruộng đã bị thu hồi hết, những lời hứa hẹn của nhà đầu tư, doanh nghiệp là sẽ hỗ trợ, bảo đảm đời sống cho nhân dân, cho con em vào làm công nhân sau khi THĐ nhưng không được thực hiện, tình trạng người dân thiếu việc làm trên đất đồng bỏ hoang cũng được phản ánh rất cụ thể Tại xã Lai Vu, Huyện Kim Thành (Hải Dương), hàng trăm ha đất nông nghiệp thu hồi để làm KCN tàu thủy Hải Dương, thuộc Tập đoàn CN tàu thủy Việt Nam (VINASHIN). Tuy nhiên, trong suốt tám năm qua, toàn bộ số đất

khai hoang, sản xuất, có những hộ bị THĐ từ năm 2003, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được một khoảng đền bù nào vì doanh nghiệp THĐ xong rồi “đắp chiếu” để đó, tình trạng này diễn ra rất phổ biến ở nước ta. Việc THĐ xây dựng KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã khiến hàng nghìn hộ nông dân mất đất và thất nghiệp, kéo theo đó là các vấn đề xã hội xảy ra nghiêm trọng khi người dân nhận được tiền đền bù mà không có ruộng, không có nghề, cuộc sống bấp bênh…Chính vì vậy, những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết vấn đề đời sống người dân sau khi bị THĐ cần được nghiên cứu và làm rõ.

- Thân Trọng Thụy, Phạm Xuân Hậu (21/11/2012), “ Phát triển các KKT ven biển, bước đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, Đại học SP Tp. Hồ Chí Minh. Bài báo đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về sự phát triển các KKT và vai trò mà các KKT mang lại đối với sự phát triển kinh tế của nước nhà, tuy nhiên vấn đề về thu hồi đất để xây dựng KKT, đời sống người dân có đất bị thu hồi chưa được đề cập đến trong bài báo này.

- Huỳnh Văn Chương và Ngô Hữu Hoạch (2010), Việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang đất phi nông nghiệp làm thay đổi nguồn tài nguyên tạo sinh kế thực sự là một cú sốc lớn gây xáo trộn cuộc sống của người dân. Các nguồn tài nguyên tạo sinh kế có sự luân chuyển cho nhau, qua điều tra và phân tích chỉ ra rằng, tài sản đất đai của người nông dân chuyển thành vốn tài chính và vốn vật chất, rất ít trường hợp chuyển thành nguồn vốn xã hội và nguồn vốn con người trong nhóm các nguồn tài nguyên tạo sinh kế. Nghiên cứu cho thấy nhiều hộ dân tuy có thu nhập cao hơn sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp để thực hiện quá trình đô thị hóa nhưng người dân không yên tâm do thu nhập không ổn định và cuộc sống tiềm ẩn những bất ổn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cần có những giải pháp cụ thể hơn về tạo việc làm, tư vấn sử dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ đền bù, tái định cư từ phía Nhà nước để người dân bị thu hồi đất có sinh kế bền vững sau thu hồi đất.”

Tổng quan các tài liệu nghiên cứu về những ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân cho thây: Bên cạnh những mặt tích cực mà KKT, khu công nghiệp mang lại thì việc phát triển có thể tạo ra tình trạng thất nghiệp của người dân bị ảnh hưởng, gây ra những ảnh hưởng xấu đến thu nhập của nông dân bị THĐ.

Một vài nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề thu nhập của người dân trước và sau khi bị thu hồi đất, còn các yếu tố khác như vốn con người, vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn vật chất của người dân chưa được chú trọng. Đồng thời, các nghiên cứu nêu trên vẫn chưa đưa ra được những giải pháp thiết thực nhất nhằm giải quyết vấn đề sinh kế của người dân sau khi bị THĐ. Chính vì vậy, đối với đề tài này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ tình hình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư tại KKT Nhơn Hội, nêu lên quan hệ việc thu hồi đất xây dựng KKT và những thay đổi

đến sinh kế của người dân trong vùng giải tỏa cả về vốn con người, vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn vật chất, đồng thời, đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất tại Khu (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)