2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh kế của người dân khi bị thu hồi đất phục vụ xây dựng KKT Nhơn Hội.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Từ khi thành lập KKT Nhơn Hội (2005) đến năm 2015 - Phạm vi không gian: Đất bị thu hồi xây dựng KKT Nhơn Hội
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng phát triển KKT Nhơn Hội.
- Tình hình thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, GPMB, tái định cư phục vụ xây dựng KKT.
- Các ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng KKT Nhơn Hội đến sinh kế của người dân.
- Giải pháp góp phần ổn định, nâng cao đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất xây dựng KKT Nhơn Hội.
2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1.1.Số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập và xử lí thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu, các nguồn thông tin bao gồm: Các văn bản pháp lí và chính sách pháp luật, số liệu thống kê, các tài nghiên cứu đã được xuất bản, các luận văn, báo cáo. Nguồn dữ liệu trên được thu thập thông qua các cơ quan nhà nước, thư viện, internet.
Dữ liệu thứ cấp được khai thác cho việc tổng quát hóa các vấn đề có liên quan tới nghiên cứu, như chính sách kinh tế, xã hội, chính sách thu hồi đất, GPMB, điều kiện của địa bàn nghiên cứu, nó hỗ trợ cho việc thiết kế nghiên cứu và phân tích trong quá trình nghiên cứu.
Bảng 2.1: Các thông tin, tài liệu cần thu thập và nguồn thu
Thông tin Nguồn
- Các thông tin về ĐKTN, KTXH, tình hình thu hồi đất, quản lí sử dụng đất KKT Nhơn Hội, văn bản pháp luật có liên quan về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Các chính sách ưu đãi đầu tư, thực trạng quy hoạch và phát triển KKT.
- Các chính sách thu hồi đất, GPMB xây dựng KKT
- Các ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng KKT đến đời sống hộ dân.
- Chi cục thống kê thành phố Quy Nhơn; Báo cáo của UBND thành phố Quy Nhơn.
- Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Bình Định; Phòng TNMT thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Ban Quản lí KKT tỉnh Bình Định;
- Tạp chí, sách báo, internet;
- Luận văn, báo cáo khoa học;
- Phỏng vấn chuyên gia...
2.3.1.2. Số liệu sơ cấp
Điều tra hộ: Những hộ dân chịu ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất xây dựng KKT Nhơn Hội
Cơ sở chọn cỡ mẫu điều tra
Sử dụng công thức Slovin: n=N/(1+N.e2) Trong đó: n - số mẫu phải điều tra
N - tổng số cá thể. e- phương sai (trong trường hợp điều tra như chúng ta thì lấy e=0,05 đến 0,10).
Tới nay đã có 819 hộ dân bị thu hồi đất trên KKT Nhơn Hội. Chọn e=0,075 Số mẫu điều tra là 146 hộ.
Phân các hộ điều tra thành 3 nhóm có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi khác nhau:
- Nhóm 1: Nhóm hộ có diện tích thu hồi <30% tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ: 25 hộ
- Nhóm 2: Nhóm hộ có diện tích thu hồi từ 30 - 70% tổng diện tích đất nông
nghiệp của hộ: 20 hộ;
- Nhóm 3: Nhóm hộ có diện tích thu hồi >70% tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ: 101 hộ;
Bảng phỏng vấn được soạn thảo sẵn trên phiếu điều tra. Phiếu điều tra được xây dựng gồm 3 phần, phần I thu thập thông tin chung của chủ hộ gia đình gồm tên, tuổi, địa chỉ của chủ hộ; nhân khẩu, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Phần II của phiếu điều tra nhằm đánh giá các nguồn vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn con người, vốn xã hội, vốn vật chất của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất. Phần III của phiếu điều tra nhằm đánh giá những thuận lợi và khó khăn của người dân trong việc ổn định cuộc sống mới, ý kiến và đề xuất của người dân về chính sách, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm của Nhà nước khi thu hồi đất.
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Sử dụng phần mềm Exel để nhập và xử lý số liệu .
- So sánh các nguồn lực trong ngũ giác sinh kế của người dân trước và sau khi bị thu hồi đất.
2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực địa nhằm nắm rõ các chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi, đồng thời tìm hiểu được nguyện vọng, sinh kế người dân sau thu hồi đất.
Chất lượng thông tin thu thập được có độ tin cậy cao vì những người trả lời bảng câu hỏi điều tra có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, trực tiếp tham gia vào công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, sát dân, nắm rõ được tình hình đời sống của người dân.
Phỏng vấn được thực hiện với hệ thống câu hỏi ở dạng bán cấu trúc, chủ yếu tập trung vào thông tin định tính. Nguồn thông tin thu thập được hết sức quan trọng, nó giúp cho quá trình phân tích bao quát và sát với thực tế.