Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất tại Khu (Trang 46 - 56)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 142/2005/QĐ-TTg ngày 14/6/2005, có tổng diện tích đất khu quy hoạch 12.000 ha, chiếm 1,98 % DTTN của tỉnh Bình Định. Nằm trên bán đảo Phương Mai, tỉnh Bình Định, nằm về phía Đông - Bắc TP Quy Nhơn, cách trung tâm hành chính TP Quy Nhơn 08 km, thuộc ranh giới hành chính các địa phương như: các xã Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải, khu vực 9 phường Hải Cảng - thành phố Quy Nhơn; một phần các xã Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thắng - huyện Tuy Phước; một phần các xã Cát Tiến, Cát Hải, Cát Chánh - huyện Phù Cát. Trong tổng số 10 xã, phường nằm trong ranh giới KKT Nhơn Hội thì có 04 xã gồm: các xã Nhơn Hội, Nhơn Hải, Nhơn Lý - TP Quy Nhơn và xã Cát Tiến, hiện có toàn bộ diện tích ranh giới hành chính nằm trong ranh giới quy hoạch Khu kinh tế Nhơn Hội, diện tích được thống kê ở bảng 3.1.

Khu kinh tế Nhơn Hội có vị trí địa lý được xác định trong khoảng toạ độ: từ 1090 11’ đến 1090 17’ Kinh độ Đông; từ 130 45’ đến 140 01’ Vĩ độ Bắc, được thể hiện ở hình 3.1. Được giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp: Núi Bà, xã Cát Hải, huyện Phù Cát.

- Phía Nam giáp: Biển Đông.

- Phía Tây giáp: Đầm Thị Nại và các huyện Tuy Phước, Phù Cát.

- Phía Đông giáp: Biển Đông.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí quy hoạch Khu kinh tế Nhơn Hội

(Nguồn: [7])

Hình 3.2. Sơ đồ quy hoạch chung xây dựng KKT Nhơn Hội

(Nguồn: [22])

Bảng 3.1. Thống kê diện tích các xã, phường nằm trong ranh giới KKT

STT Tên đơn vị Diện tích (ha) Tỷ lệ %

I Huyện Phù cát 2.911,01 24,26

1 Xã Cát Hải 1.156,41 9,64

2 Xã Cát Tiến 932,65 7,77

3 Xã Cát Chánh 821,95 6,85

II Huyện Tuy phước 1.506,57 12,55

4 Xã Phước Hoà 942,92 0,08

5 Xã Phước Sơn 429,04 3,58

6 Xã Phước Thắng 134,61 1,12

III TP.Quy Nhơn 7.582,42 63,19

7 Xã Nhơn Lý 1.632,73 13,61

8 Xã Nhơn Hội 4.028,00 33,57

9 Xã Nhơn Hải 1.311,77 10,93

10 Phường Hải cảng 609,92 5,08

Tổng Cộng 12.000,00 100,00

(Nguồn: Ban Quản lý KKT Bình Định, 2010) 3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Bán đảo Phương Mai là một cồn cát ngang ổn định, chỗ rộng nhất là 4,5 km, chỗ hẹp nhất là 1km; chiều dài của bán đảo khoảng 18 km; cao độ cao nhất là dãy núi Phương Mai ở phía Đông và phía Nam bán đảo, Núi Bà ở phía Tây - Bắc là 315m; cao độ thấp nhất là - 0,3 m (khu ruộng nuôi tôm ở phía Tây - Nam bán đảo).

Địa hình có hướng dốc về hai phía Đông và Tây của bán đảo, với độ dốc từ 0,5% đến 10%. Phần bán đảo không bị ngập lụt rất thuận lợi cho việc xây dựng.

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Tỉnh Bình Định nói chung và KKT Nhơn Hội nói riêng nằm trong vùng khí hậu Trung Trung Bộ, có điều kiện khí hậu như sau:

- Mùa đông: ít lạnh, chỉ so với Huế đã chênh lệch 3- 40C, chế độ mưa ẩm cũng chỉ đạt vào loại trung bình, lượng mưa trung bình năm 1600 mm - 1700 mm.

- Mùa hè: Điều kiện nhiệt độ khá đồng đều, có bốn tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 280C.

- Bão: Mùa mưa bão ở đây cũng rất dữ dội, thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, trong đó tháng 10 là tháng nhiều bão nhất.

- Nhiệt độ trung bình năm 26,6 0 C, nhiệt độ thấp nhất trung bình 240C, nhiệt độ cao nhất trung bình năm 30,8 0 C, nhiệt độ tối cao nhất tuyệt đối 39,9 0C, nhiệt độ tối thấp nhất tuyệt đối 17 0C.

- Tổng số giờ nắng trung bình năm 2521 giờ, độ ẩm tương đối cao nhất 83%, độ ẩm tương thấp nhất 35,7%, độ ẩm tương đối trung bình 78%, lượng mưa trung bình năm 1600 mm - 1700 mm.

- Gió: mùa Đông thịnh hành gió Tây Bắc đến Bắc, mùa hạ hướng gió Đông đến Đông Nam, nhưng chiếm ưu thế trong nửa đầu mùa hạ là hướng Tây đến Tây Bắc.

* Khí hậu có nhiều mặt thuận lợi, lượng mưa không quá nhiều, mùa Đông không có nhiệt độ quá thấp, nhiều nắng nhưng thời kỳ khô hạn cũng thường kéo dài gây nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế của vùng.

3.1.1.4. Về các loại tài nguyên khác - Về tài nguyên đất

Theo Bản đồ đất tỉnh Bình Định lập năm 1995, tỷ lệ 1:100.000, KKT Nhơn Hội được hình thành chủ yếu là đất cát biển bồi lấp diện tích 3.740 ha, chiếm tỷ lệ 31,17 % DTQHKKT và đất tầng mỏng (đất đồi núi hoặc núi đá), diện tích 4.700,69 ha, chiếm tỷ lệ 39,17 % DTQHKKT. Diện tích đất còn lại là đất phù xa, diện tích 840,25 ha, chiếm tỷ lệ 7,00% DTQHKKT; đất xám, diện tích 957,02 ha, chiếm tỷ lệ 7,97 % DTQHKKT; đất phèn (mặn), diện tích 1.228,44 ha, chiếm tỷ lệ 10,23% DTQHKKT;

đất mặt nước Biển, diện tích 533,60 ha, chiếm tỷ lệ 4,45% DTQHKKT chiếm tỷ lệ nhỏ. Diện tích đất cát biển và đất đồi núi chiếm tỷ lệ lớn nên thuận lợi trong việc quy hoạch và xây dựng KKT.

- Về tài nguyên Biển

Khu kinh tế Nhơn Hội có 02 mặt là phía Nam và phía Đông tiếp giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với Đầm Thị Nại và cảng Biển Quy Nhơn, phía Nam có đảo Hòn

Khô và Phía Đông thì có đảo Hòn Sẹo có nhiều loài động thực vật quý hiếm như: San hô, tôm hùm, bào ngư, ốc các loại, chim yến,.... Ngoài ra, phía Tây là nơi tiếp giáp với Đầm Thị nại và cồn chim nên rất thuận lợi cho việc quy hoạch và phát triển ngành du lịch và cảng biển phát triển ngành công nghệp.

- Về tài nguyên Nhân văn

KKT Nhơn Hội là một KKT ven biển, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung; là một bán đảo nhô ra biển ở phía Đông Bắc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 8 km; phía Đông và phía Nam là Biển, phía đông và Bắc là dãy núi Phương Mai và núi Bà dốc thẳng ra bên ngoài vừa ngăn gió bão, sóng lớn, phía Tây là đầm Thị Nại; là Một bán đảo thiên tạo và là đoạn cuối cùng của dải núi Triều Châu, có nhiều ngọn nhỏ với những tên gọi như: Hòn Mai, Hòn chóp Vung, Núi Cột Cờ, Núi Đen, Hòn Yến,…; trên bán đảo Phương Mai còn lưu giữ những di tích văn hóa Sa Huỳnh - một nền văn hóa tiền sử cách đây khoảng 2000 - 3000 năm như: Hội Lộc, Núi Ngang, Đồi Điệp,...; đồng thời nơi đây có nhiều di tích lịch sử như: Chùa Phật Lồi, Hòn Khô, Tượng Trần Hưng Đạo, Di tích Núi Bà, Đền thờ Nguyễn Trung Trực,...; ngoài ra, tỉnh Bình Định được mệnh danh là “Đất võ - Trời văn” và nhiều ngôi Tháp được xây dựng thời Chăm Pa nổi tiếng nên rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch.

Dân số trong độ tuổi lao động có 23.560/38.792 người, chiếm 60,73 % dân số nên tiềm năng lao động là rất lớn.

- Về tài nguyên khoáng sản

Theo khảo sát, đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường có trữ lượng khoáng sản titan khoản 4 triệu tấn, hàm lượng quặng phân bố không đều dao động từ 10 - 37,094 kg/m3 cát nên thuận lợi cho việc tận thu loại khoáng sản này phục vụ tái đầu tư các dự án theo quy hoạch. Đồng thời, tại vùng đất này còn có trữ lượng đá Granite và cát vàng nên cũng thuận lợi đáng kể cho các nhà đầu tư tận dụng làm vật liệu xây dựng, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

3.1.1.5 Dân số và lao động - Dân số

Qua kết quả thống kê tại UBND các xã tháng 6/2015, dân số trong phạm vi quy hoạch Khu kinh tế Nhơn Hội hiện có 38.792 người, dân cư tập trung đông ở khu Cát Tiến, mật độ dân số lên 761 người/km2, khu Nhơn Lý và khu Nhơn Hải 597 người/km2, các khu vực khác dân cư thưa thớt, mật độ dưới 100 người/km2. Riêng đối với xã Nhơn Hội, đã thực hiện di dời khoản 425 hộ đến Khu tái định cư Nhơn Phước 789 người/km2.

Tổng dân số trong khu vực: 38.792 người. Dân số chủ yếu là người Kinh. Nghề nghiệp chính là nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt hải sản, còn lại một số ít làm nghề dịch vụ và lao động Công nghiệp ở Khu công nghiệp Phú Tài, Khu công nghiệp Long Mỹ và các nhà máy hoạt động tại Khu kinh tế Nhơn Hội.

- Mối quan hệ dân số và sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015, trong tổng số diện tích 12.000 ha, có: đất nông nghiệp 2.097,56 ha, chiếm 17,47% DTQH, bình quân 0,054 m2/người; đất phi nông nghiệp 5.542,24 ha, chiếm 46,19% DTQH, bình quân 0,14 m2/người; đất chưa sử dụng 3.900,90 ha, chiếm 32,51% DTQH, bình quân 0,10 m2/người; đất mặt nước ven biển 493,30 ha, chiếm 4,11% DTQH, bình quân 0,01 m2/người.

Bảng 3.2. Hiện trạng dân số và mật độ dân số

STT Tên đơn vị Dân số

(người)

Mật độ (người/km2)

I Huyện Phù cát 14.777 1.327

01 Xã Cát Hải 2.688 210

02 Xã Cát Tiến 9.421 761

03 Xã Cát Chánh 2.668 356

II Huyện Tuy phước 3.437 603

04 Xã Phước Hoà 2.131 413

05 Xã Phước Sơn 553 93

06 Xã Phước Thắng 753 97

III TP.Quy Nhơn 20.578 2.637

07 Xã Nhơn Lý 9.335 597

08 Xã Nhơn Hội 3.166 789

09 Xã Nhơn Hải 5.978 597

10 Phường Hải cảng 2.099 654

Tổng Cộng 38.792 4.567

(Nguồn: UBND các xã, phường, 2015)

- Lao động

Dân số trong độ tuổi lao động có 23.560 người, chiếm 60,73 % dân số, trong đó: lao động làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp có 19.125 người, chiếm 49,30 % dân số; lao động dịch vụ, thương mại có 1.915 người, chiếm 4,94 % dân số;

lao động công nghiệp và xây dựng có 2.520 người, chiếm 6,50 % dân số.

Trước năm 2005 trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội tỷ lệ lao động dịch vụ, thương mại và lao động công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ nhỏ, sau năm 2005 tăng dần lên do việc xây dựng cầu Thị Nại và quy hoạch Khu kinh tế Nhơn Hội nên tỷ lệ lao động này tăng đáng kể, chiếm khoảng 15 % tổng số lao động trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội.

3.1.1.6. Hiện trạng kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng xã hội - Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp trong khu vực quy hoạch hiện còn nghèo nàn chỉ có 02 cơ sở chế biến nước mắm ở xã Nhơn Lý, có 03 cơ sở xay xác gạo ở các xã Cát Tiến, xã Cát Hải, xã Cát Chánh ở huyện Phù Cát. Công nghiệp kể từ khi thành lập KKT Nhơn Hội đã phát triển dần mạnh lên, hiện trạng đã có 07/33 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động từng phần, trong đó có 05 nhà máy đi vào hoạt động tại các KCN trong KKT Nhơn Hội, giải quyết việc làm cho khoản 250 lao động.

- Nhà ở

Nhà ở phần lớn là nhà cấp 4 chiếm khoảng 75%, nhà kiên cố và bán kiên cố khoảng 15%, diện tích nhà ở bình quân mỗi hộ ước khoảng 70 - 90 m2/hộ, những năm gần đây cùng với sự phát triển KKT Nhơn Hội và các hộ đã được nhà nước đền bù, bố trí tái định cư nên các hộ đã xây dựng nhà kiên cố và bán kiên cố ngày một phát triển ở các khu tái định cư. Tổng diện tích nhà ở khoảng 510.000 m2, trong đó nhà cấp 4 có 382.500 m2 bằng 75 %, nhà kiên cố và bán kiên cố có 76.500 m2 bằng 15% tổng diện tích.

- Các công trình phục vụ công cộng

Các công trình phục vụ công cộng đã được phát triển mạnh từ khi quy hoạch xây dựng KKT Nhơn Hội đến nay, cơ bản đáp ứng tốt cho nhu cầu phục vụ nhân dân trong khu vực do nhà nước đầu tư phát triển KKT Nhơn Hội nên nhân dân trong vùng hưởng lợi theo. Hiện các trường tiểu học, THCS, Trụ sở UBND xã, Trạm xá, các cơ sở này đều đề xây dựng kiên cố; các trường tiểu học, THCS và UBND xã tại các Khu tái định cư đều xây 2 - 3 tầng; các công trình thương mại và văn hóa thể thao như: sân vận động, nhà thi đấu, chợ, cửa hàng chưa có hoặc chỉ họp chợ tạm ngoài trời.

- Hiện trạng giao thông

Các công trình giao thông phát triển mạnh, hầu hết các tuyến đường rộng từ 03 m trở lên đề bê tông hóa, các tuyến đường xây dựng theo quy hoạch KKT Nhơn Hội đều nhựa hóa, cụ thể như:

- Tuyến đường ĐT 639, dài 26,5 km, đường rộng trung bình 7-10 m đã bê tông hóa vào các năm 2010 và 2011; tuyến đường trục hướng Đông - Tây của KKT với Quy mô mặt cắt từ 45 -:- 60 m đã hoàn thành với khối lượng xây dựng khoảng 74 tỷ đồng; Đường trục chính hướng Bắc - Nam với mặt cắt 65 -:- 80 m đã hoàn thành với 407 tỷ đồng.

- Tuyến đường nối từ trung tâm TP Quy Nhơn ra KKT Nhơn Hội dài 10 km và Cầu Thị Nại dài 2,5 km đã xây dựng hoàn thành vào năm 2006 đã đưa vào sử dụng rất hiệu quả, tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển KKT Nhơn Hội.

- Các tuyến đường còn lại lộ giới từ 2 -:- 6 trong xã, thôn hầu như đã bê tông hóa hoàn toàn.

Ngoài ra, hiện nay UBND tỉnh Bình Định đang tập trung triển khai thi công tuyến đường cao tốc nối từ Quốc lộ 19 đến KKT Nhơn Hội và đường tỉnh lộ nối từ sân bay Phù Cát đến KKT Nhơn Hội nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh phía Tây và các nước Campuchia, Lào, Thái Lan về KKT Nhơn Hội để sản xuất và xuất khẩu qua cảng biển Nhơn Hội.

Nhìn chung hiện trạng hạ tầng giao thông trong khu vực đã được xây dựng, nâng cấp kể từ khi thành lập và xây dựng KKT đến nay, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển KKT Nhơn Hội và đi lại của người dân nơi đây.

- Hiện trạng cấp điện

Về nguồn điện, lưới điện hiện đang được cấp điện từ Trạm 110/35/10KV Phú Tài công suất (20+25) MVA thông qua đường dây 35KV Phú Tài - Phước Sơn (dây AC95) và Trạm 35/22KV Phước Sơn (thuộc huyện Tuy phước) công suất 3200 KVA.

Các trạm 22/0,4KV trên toàn bộ khu vực quy hoạch hiện có 11 trạm, với tổng dung lượng các máy biến áp là: 1045KVA. Lưới điện gồm: Từ trạm 35KV Phước Sơn có 1 tuyến 22KV (dây nổi M48) cấp điện cho các xã trên địa bàn KKT, tiết diện dây dẫn nhỏ (AC70), còn lại là lưới 0,4KV đa số xây dựng để phục vụ sản xuất nhỏ và sinh hoạt hộ gia đình. Hiện trạng ngành điện lực đã xây dựng tuyến 220 KV từ TP Quy Nhơn đến các KCN A, B trong KKT và tuyến điện 110 KV từ ngã 3 Phú Tài đến KKT phục vụ sản xuất công nghiệp cho các nhà máy lớn. Tương lai tại KKT các dự án điện gió xây dựng và đi vào hoạt động nó sẽ bổ sung nguồn điện từ các nhà máy vào lưới điện quốc gia.

Lưới điện khu vực bán đảo Phương Mai, KKT cơ bản bước đầu đảm bảo cung cấp đủ điện để phụ vụ sản xuất và sinh hoạt, còn về lâu dài nhịp độ kinh tế phát triển theo quy hoạch xây dựng KKT Nhơn Hội nên cần phải bổ sung thêm cho phù hợp.

- Hiện trạng nguồn nước

Nhân dân dùng nước giếng đào hoặc giếng khoan để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Hiện trạng phía nam KKT Công ty cấp thoát nước Bình Định đã đầu tư dự án cấp nước giai đoạn 1, với công suất 12.000m3/ngày, với tổng vốn thực hiện 47 tỷ đồng đã đi vào hoạt động cung cấp cho một số nhà máy và nhân dân ở Khu tái định cư Nhơn Phước; dự án xây dựng hệ thống cấp nước Khu kinh tế Nhơn Hội giai đoạn 2, với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.439,6 tỷ đồng, đang kêu gọi đầu tư. Riêng ở các xã phía Bắc KKT Nhơn Hội hiện UBND tỉnh đang đầu tư dự án nước sạch về nông thôn, do các xã này nằm ở vùng trũng của tỉnh nên nguồn nước bị ô nhiễm. Đối với nước sạch và nước sản xuất về lâu dài cần sớm có kế hoạch kêu gọi đầu tư xây dựng dự án giai đoạn 2 để đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất và nhân dân trong khu vực.

- Hiện trạng vệ sinh môi trường

Hầu hết nước thải sinh hoạt thấm phân tán vào đất. Năm 2010, Ban Quản lý đã tư xây dựng hoàn chỉnh chạy thử nghiệm không tải giai đoạn 1 là 2.000 m3/ngày/đêm, nhưng chưa đi vào hoạt động chính thức do chưa có nước thải. Đối với chất thải rắn ít, phân tán ở mỗi nhà dân, một phần được tận dụng cho chăn nuôi gia súc, một phần để phân huỷ tự nhiên, hiện tại Công ty môi trường đô thị TP quy Nhơn đã thực hiện thu gom chất thải rắn ở xã Nhơn Lý và Khu tái định cư Nhơn Phước, xã Nhơn Hội thuộc TP Quy Nhơn. Về lâu dài, Ban Quản lý KKT đã hoàn chỉnh quy hoạch và lập dự án đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải rắn phục vụ KKT Nhơn Hội với quy mô 30 ha, tại xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, (cách KKT Nhơn Hội khoảng 25km), Khu liên hợp xử lý này sẽ xử lý toàn bộ chất thải rắn công nghiệp (nguy hại) và sinh hoạt của KKT Nhơn Hội nói riêng và các KCN khác trong toàn tỉnh Bình Định nói chung.

- Hiện trạng môi trường tự nhiên

Núi Phương Mai có địa hình cao ở phía Đông và Nam, thấp dần về phía Bắc và Tây tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền tránh bão trong đầm Thị Nại. Vùng phía Tây và Bắc núi Phương Mai là vùng đất cát, vùng dọc bờ biển phía Đông của núi Phương Mai có loài chim Yến cư trú cần được bảo vệ, vùng dọc hướng biển từ Nhơn Lý đến Cát Tiến là rừng cây phi lao đủ khả năng chặn gió và cát bay, vùng phía Tây bán đảo Phương Mai có hệ sinh thái cửa sông, cửa biển phía Tây và Bắc đầm Thị nại đang nuôi tôm, đây là khu vực sinh thái đầm phá tự nhiên cần được bảo vệ. Tuy nhiên, khi xây dựng các công trình của dự án đầu tư trong KKT Nhơn Hội làm mất lớp thảm thực vật nên đã gây ra hiện tượng cát bay ở các khu vực xây dựng công trình nên làm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất tại Khu (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)