KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THUC HIỆN PHAP LUẬT BẢO HIẾM XÃ HỘI BAT BUỘC Ở

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam (Trang 138 - 188)

VIỆT NAM

3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam

3.1.1. Bảo đảm cụ thể hóa các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo

xây dựng và thực hiện chính sách BHXHBB, bao dam tiễn bộ và công bằng xã hội, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước, thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW với mục tiêu: “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội dé bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đăng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.”. Nghị quyết số 28-NQ/TW cũng đã dé ra 11 nhóm nội dung cải cách và 5 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Dé triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP, trong đó giao cho các bộ, ngành tiến hành nghiên cứu, sửa đổi, bỗổ sung

các luật có liên quan như: Bộ luật Lao động, Luật Người lao động Việt Nam di làm

việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội... nhăm thé chế hóa kịp thời các nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội tại Nghị quyết số

28-NQ/TW.

Sự điều chỉnh chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXHBB những năm gần đây cho thấy, trong giai đoạn hiện nay, rat cần thiết có các giải pháp dé tiếp tục thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW trong đó bao gồm những kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHXH bắt buộc hiện hành đảm bảo phù hợp với chính sách phát triển

BHXH trong tình hình mới.

131

3.1.2. Bảo dam khắc phục những bắt cập trong hệ thong quy định pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện hành

Luật BHXH năm 2014 có nhiều điểm mới thể hiện tính ưu việt của BHXHBB là bước tiến về việc đảm bảo quyền con người, chăm lo cho NLD có cuộc sống ôn định lâu dài. Hệ thống t6 chức BHXHBB từng bước được đổi mới về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát huy được vai trò tính hiệu quả trong xây dựng tổ chức thực hiện chính sách và quản lý quỹ BHXH. Hiệu quả quản lý nhà nước về BHXHBB được nâng lên, việc giải quyết chế độ chính sách cho NLD có nhiều tiến bộ. Sau một thời gian đi vào thực tiễn, các quy định pháp luật BHXHBB đã đi vào cuộc sống phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ góp phần

thực hiện mục tiêu chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật BHXHBB bên cạnh những thành công cũng bộc lộ những hạn

chế, bất cập trong quy định và tô chức thực hiện.

Quá trình thực tiễn thực hiện Luật bảo hiểm xã hội cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bat cập, điện bao phủ BHXHBB theo quy định của pháp luật cũng như quy mô tham gia BHXHBB trên thực tế còn thấp. Quỹ hưu trí và tử tuất khó đảm bảo cân đối trong dài hạn. Chính sách BHXHBB thiếu sự chia sẻ theo nghĩa rộng. Hiện nay tính chất chia sẻ rủi ro chỉ thé hiện rõ trong các chế độ 6m đau, thai sản, TNLD, BNN.

Chính sách hưu trí được thiết kế còn nặng về nguyên tắc đóng hưởng, nhưng thiếu chú ý đến nguyên tắc chia sẻ giữa người có mức lương cao và mức lương thấp đề thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm lao động. Quy định điều kiện về thời gian tối thiêu được hưởng lương hưu quá chặt chẽ dẫn đến số người đang tham gia rời bỏ hệ thống BHXH trước tuổi nghỉ hưu khá lớn vì theo quy định của Luật BHXH năm 2014 và Nghị quyết số 93/2015/QH13 của Quốc hội thì điều kiện hưởng BHXH một lần khá dé dàng. Những tôn tại kế trên trong hệ thống pháp luật BHXHBB hiện hành đang đặt ra yêu cầu bức thiết về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật BHXH.

Những khoảng trông pháp lý cần sớm được sửa đổi bổ sung đảm bảo các định hướng

hoàn thiện pháp luật BHXHBB.

3.1.3. Bảo đảm nâng cao quyên hưởng an sinh xã hội, quyên được bảo vệ thu nhập

của người lao động

Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm quyền hưởng an sinh của NLD nhăm thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là nhiệm vụ cấp thiết. Với tư cách là một trong những quyền con người cơ bản, quyền hưởng an sinh xã hội nói chung

quyên hưởng bảo hiém xã hội nói riêng, đã được khang định và cụ thê hoá trong nhiêu

văn kiện quốc tế. Tiêu biểu như: Công ước quốc tế về các Quyên kinh tế, xã hội, văn hoá năm 1966 ghi nhận: “Các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền của mọi người được hưởng bảo hiểm xã hội” (Điều 9). Ở góc độ quốc tế, quyền được hưởng bảo hiểm xã hội lần đầu tiên được khang định một cách rõ ràng dudi góc độ quyền con người trong Tuyên bố Philadelphia năm 1944, trong đó kêu gọi mở rộng

“các biện pháp an sinh xã hội dé cung cấp thu nhập cơ bản cho tat cả mọi người cần sự bảo vệ và cần sự chăm sóc y tế toàn diện”. Sau đó, quyền này tiếp tục được ghi nhận với tư cách là một quyền cơ bản của con người trong Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền năm 1948 và một số công ước quốc tế khác về nhân quyền do Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua.

Cùng với quá trình đổi mới phát triển kinh tế xã hội Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức ngày càng đầy đủ hơn tam quan trọng của việc giải quyết van đề xã hội, bao đảm toàn diện và tốt hơn quyền con người. Khang định mục tiêu chính sách xã hội là nhăm xây dựng và phát triển con người dem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người góp phần lành mạnh hóa xã hội và phát triển bền vững đất nước. Với nhận thức đó trong những năm qua nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện hệ thong chính sách bảo hiểm xã hội. Quy định tại Điều 34 của Hiến pháp năm 2013 “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội” đã nhấn mạnh đến quyền cơ bản của con người là được bảo đảm an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội. Tất cả mọi công dân Việt Nam, không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo, giới tính đều có quyền được tôn trọng, được đối xử công bằng. Sự tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển BHXH trong đó có việc đảm bảo quyền của NLD. Cùng với sự tiễn bộ của các quy định pháp luật khác liên quan đến bảo dam quyền con người, pháp luật BHXHBB cũng phải hoàn thiện dé góp phan đảm bảo thu nhập cho NLD cũng chính là nâng cao quyền cho NLD.

3.1.4. Bảo đảm các tiêu chí đánh giá tính hoàn thiện của pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

Khi hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc thì việc đảm bảo các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc là rất quan trọng. Xuất phat từ cơ sở khoa học và thực tiễn, các ly thuyết nghiên cứu có thé đưa ra các tiêu chí trong khuôn khổ của luận án dé cập là tính thống nhất, tính phù hop, tính khả thi, tính hội nhập và tiến bộ. Khi xem xét tính thống nhất của hệ thống pháp luật được hiểu là sự phù hợp, sự đồng bộ, sự nhất quán trong các quy định của hệ thống pháp luật BHXHBB và lĩnh vực liên quan. Pháp luật BHXHBB phải đúng với đường lối

133

chủ trương chính sách của Dang và Nhà nước. Nghị quyết 28-NQ/TW về cai cách bảo hiểm xã hội đã mang tới nhiều sự chuyền biến về chủ chương chính sách bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó Bộ luật lao động năm 2019 với sự thay đôi về quy định tuổi nghỉ hưu, về quan hệ lao động, tranh chấp lao động. Luật ATVSLĐ năm 2015 cũng có một số thay đổi về chế độ TNLD-BNN mà Luật BHXH năm 2014 cần hoàn thiện dé thống nhất. Ngoài tính thống nhất thì tiêu chí đảm bảo tính phù hợp, tính khả thi cũng cần phải đặc biệt quan tâm. Pháp luật BHXHBB phải phù hợp với thực tiễn, có sự tương quan với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước dé đạt hiệu quả khi thực hiện. Ngoài ra trong quá trình hoàn thiện pháp luật BHXHBB cũng cần đảm bảo tính hội nhập và tiễn bộ. Trên tinh thần đó, nước ta mong muốn được chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm về lĩnh vực hoàn thiện hệ thống pháp luật BHXHBB với các nước bạn bè, nhất là những nước có bối cảnh phát triển tương đồng với nhau. Ví dụ trong quá trình hoàn thiện Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan,

Đức, Anh...

3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật bao hiểm xã hội bắt buộc hướng tới thực hiện mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân, bảo hiểm xã hội đa tang.

Tiếp nối những nỗ lực của Chính phủ trong thực hiện mục tiêu đảm bao ASXH thông qua Luật BHXH năm 2014, Nghị quyết số 28-NQ/TW được đánh giá là một bước ngoặt lớn trong thiết kế chính sách ASXH nói chung và hệ thống BHXH nói

riêng ở Việt Nam.

Trong nội dung của Nghị quyết số 28-NQ/TW có hai điểm quan trọng là

“Hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân” và “phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng”. Đây là những quan điểm, định hướng rất quan trọng nhăm cải cách mạnh mẽ hệ thống BHXH ở nước ta với mục tiêu BHXH thực sự trở thành trụ cột cơ bản của hệ thống ASXH quốc gia trong thời gian tới. Với mục tiêu của nước ta là BHXH toàn dân, cần phải làm rat rõ khái niệm toàn dân, bảo hiểm toàn dân, hiểu theo nghĩa là mọi người dân đều có quyên tham gia và thụ hưởng BHXH khi đủ điều kiện.

Chính vì vậy, trong nghị quyết có đưa ra mục tiêu đến năm 2025 phan dau đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHXH và đến năm 2030, tỷ lệ này đạt khoảng 60% (phấn đấu). Điều này có nghĩa toàn dân không hàm ý toàn bộ dân cư tham gia BHXH (ở một thời điểm) mà phan dau tăng tỷ lệ NLD tham gia BHXH. Không một quốc gia nào trên thé giới 100% người dân tham gia BHXH mà

chỉ có 100% người dân có quyền tham gia BHXH và 100% người dân là đối tượng của hệ thống ASXH quốc gia với các cơ chế khác nhau.

Ở Việt Nam đã từng có BHXH theo kiểu đa tầng với hai cơ chế thực hiện là tự nguyện và bắt buộc. Trước năm năm 1995, nước ta đã thí điểm thực hiện BHXH tự nguyện, chủ yếu áp dụng cho lao động là nông dân, còn BHXH chủ yếu áp dụng đối với CNVC nhà nước và lực lượng vũ trang. Đây có thé hiểu là kiểu BHXH đa tang.

Sau năm 1995 khi cải cách BHXH, đối tượng BHXH ở nước ta đã được mở rộng cho người lao động ở các thành phan kinh tế với hai tang bảo hiểm (đối với khu vực có quan hệ lao động và với khu vực không có quan hệ lao động) với hai cơ chế thực hiện là tự nguyện và bắt buộc. Như vậy, có thể hiểu đó là những cơ chế của hệ thống BHXH đa tầng, dù bản chất là BHXH theo cơ chế đóng - hưởng.

Khi các chế độ của hệ thống BHXH đa dạng hơn, đối tượng tham gia BHXH ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động và dân số, các mức trợ cap BHXH ngày càng đảm bảo cuộc sống cho người thụ hưởng, khi đó tầng thứ nhất của ASXH (tầng bảo vệ cơ bản) ngày càng hẹp lại. Có nghĩa là khi đó chỉ thực hiện các trợ giúp xã hội cho một số đối tượng đặc biệt. Hơn nữa khi hệ thống phúc lợi xã hội chung của quốc gia, mức sống chung của người dân được nâng lên thì tầng thứ nhất sẽ tự động thu hep lại. Khi đó BHXH tiến tới nghĩa “BHXH toàn dân”,

Theo thông lệ pháp lý quốc tế, trong việc thực hiện mục tiêu BHXH toàn dân, BHXH đa tang pháp luật BHXHBB Việt Nam cũng cần phải hoàn thiện trước hết ưu tiên mục tiêu tăng tỷ lệ người tham gia BHXH, mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc hướng tới sự thong nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật quốc gia và tiệm cận với xu hướng tiễn bộ trên thé giới

Hoàn thiện pháp luật BHXHBB phải hướng tới sự thống nhất. Tính thống nhất được thê hiện trong cả hệ thống pháp luật BHXHBB cũng như trong từng bộ phận hợp thành của pháp luật BHXHBB (pháp luật về đối tượng tham gia, pháp luật về chế độ BHXH, quỹ BHXH, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp BHXH); giữa các nhóm quy phạm pháp luật không được trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn. Điều này đòi hỏi mỗi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đảm bảo sự nhất quán, hài

& PGS.TS. Mạc Văn Tiến (2020), Một số suy nghĩ về bảo hiểm xã hội toàn dân và bảo hiểm xã hội đa tầng,

Nguôn: http://www.bhxhbgqp.vn/bai-viet/mot-so-suy-nghi-ve-bao-hiem-xa-hoi-toan-dan-va-bao-hiem-xa-hoi- da-tang-2273, truy cập ngày 27/07/2020

135

hòa về nội dung; đồng thời giữa các văn bản đảm bảo tính thứ bậc về giá trị pháp lý, tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Quốc hội cần sớm nghiên cứu thê chế hóa quan điểm, mục tiêu và các nội dung cải cách về BHXH trong các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; rà soát các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết có liên quan cần ban hành mới, sửa đồi, bô sung phù hợp với Nghị quyết số 28-NQ/TW dé đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Trong giai đoạn 2019

— 2025, chú trọng hoàn thiện chính sách BHXH có liên quan trong quá trình xem xét,

sửa đổi các văn bản: Bộ luật Lao động, Nghị quyết 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động, Luật Người cao tuôi, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Việc làm,

Luật BHXH.

Hoàn thiện pháp luật BHXHBB đồng thời cần hướng tới sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ ban của Nhà nước nên sẽ là nguồn của mọi lĩnh vực pháp luật quốc gia, trong đó có pháp luật BHXH.

Bộ luật Lao động mang một sứ mệnh quan trọng trong việc thé chế hóa quan điểm, đường lỗi của Đảng về việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc day thị trường phát triển, kiến tạo khung pháp lý về lao động. Trên tinh thần đó, Bộ luật Lao động năm 2019 có nhiều nội dung mới đón nhận sự quan tâm của toàn xã hội liên quan trực tiếp tới BHXHBB đó là cách xác định đối tượng tham gia BHXHBB thông qua QHLD, tuổi nghỉ hưu, giải quyết tranh chap BHXHBB.

Trước tình hình đó đòi hỏi pháp luật BHXHBB cần điều chỉnh để có sự phù hợp trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Việc hoàn thiện pháp luật BHXHBB ở Việt Nam xuất phát từ việc cần tương thích với quan điểm của ILO và pháp luật an sinh xã hội quốc tế. Phát trién BHXH không thể đứng ngoài xu thế chung. Thực hiện chính sách BHXHBB ở Việt Nam phải phù hợp với quy luật, xu hướng chung của thế giới, có tính đến tốc độ già hóa dân số và cần đồng bộ với những chính sách xã hội bảo đảm các dịch vụ thiết yếu cho mọi người dân. Liên hiệp quốc phát triển sáng kiến “sàn an sinh xã hội” với mục đích đảm bảo cho mọi người dân có mức thu nhập tối thiểu và tiếp cận được các dịch vụ xã hội thiết yêu, nham bao đảm các quyên cơ bản của con người được quốc tế và quốc

gia thừa nhận, vì mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo ASXH.

Nhu vậy, xu hướng BHXH trên thế giới đang hướng tới phải dam bao dé mọi người dân đều được tham gia BHXH. Trong các khía cạnh của BHXH toàn dân thì

bao phủ vé đôi tượng tham gia luôn là vân dé cân ưu tiên trước hét. Bởi lẽ, sự bao

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam (Trang 138 - 188)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(242 trang)