Đặc điểm chung và tình trạng sử dụng CSSKBĐ của người dân tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM (Trang 47 - 55)

PHẦN 2. CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU TẠI VIỆT NAM

IV. Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tỉnh Sóc Trăng

1. Đặc điểm chung và tình trạng sử dụng CSSKBĐ của người dân tỉnh Sóc Trăng

Bảng 2: Thông tin nhân khẩu học và xã hội (n=43)

Đặc điểm n %

Dân tộc

Kinh 43 100

Giới

Nam 6 14

Nữ 37 86

Nhóm tuổi

15 – 49 tuổi 25 58,1

50 – 64 tuổi 18 41,9

Nghề nghiệp

Hưu trí / Nội trợ 16 37,2

Cán bộ công chức / viên chức 9 21

Công nhân / Tiểu thủ công nghiệp 7 16,2

Buôn bán 4 9,3

Làm ruộng 3 7

Khác 4 9,3

Trình độ học vấn

Không biết chữ 1 2,3

Tiểu học 14 32,6

Trung học cơ sở 11 25,6

Trung học phổ thông 15 34,9

Trung học/cao đẳng/đại học 2 4,6

Tổng số thành viên

1 – 2 người 2 4,7

3 – 4 người 21 48,8

Từ 5 người trở lên 20 46,5

Số thành viên gia đình trung bình * 4 (4 – 6)

Hộ nghèo / cận nghèo 2 4,7

*Trung vị (khoảng tứ vị)

Về đặc điểm dân tộc, 100% là người Kinh. Nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới (86% so với 14%). Hầu hết đối tượng phỏng vấn có độ tuổi trẻ (15-49 chiếm 58,1%).

Nghề nghiệp phổ biến nhất là hưu trí và nội trợ (37,2%), kế tiếp là cán bộ công chức / viên chức (21%). Hầu hết có trình độ học vấn từ tiểu học, trung học, cao đẳng đại học, chỉ có 2,3% không biết chữ. Đa số đối tượng phỏng vấn trong hộ gia đình có từ 3 người trở lên, trong đó có đến 46,5% hộ gia đình có từ 5 người trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong đối tượng phỏng vấn là 4,7% và tất cả đều có có bảo hiểm y tế nghèo, cận nghèo. Tỷ lệ bảo hiểm y tế hộ gia đình trong đối tượng nghiên cứu là 58,1%. Đa số đối tượng không có bảo hiểm y tế thuộc nhóm tuổi 15-60 (86,4%).

1.2. Tình trạng sử dụng bảo hiểm y tế của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3. Tình trạng sử dụng bảo hiểm y tế của đối tượng nghiên cứu (n=43)

Đặc điểm n %

Các loại BHYT đang sử dụng (n=43)

BHYT hộ gia đình 25 58,1

BHYT nghèo / cận nghèo 2 4,7

BHYT cán bộ công chức/ viên chức 16 37,2

BH học sinh-sinh viên 13 30,2

Thành phần không có BHYT (n=43)

< 12 tháng tuổi 0 0

1-5 tuổi 3 13,6

6-14 tuổi 1 4,6

15-60 tuổi 19 86,4

> 60 tuổi 0

Qua khảo sát các đối tượng tham gia nghiên cứu, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất 58,1%, kế đến là tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế cán bộ công chức và bảo hiểm học sinh chiếm tỷ lệ lần lượt là 37,2% và 30,2%. Bảo hiểm y tế hộ nghèo và cận nghèo chỉ chiếm 4,7%. Xét về các thành phần nhóm tuổi không tham gia bảo hiểm y tế, nhóm tuổi 15 đến 60 tuổi có tỷ lệ không tham gia bảo hiểm y tế cao nhất 86,4%. Tất cả các đối tượng dưới 12 tháng tuổi và trên 60 tuổi đều tham gia bảo hiểm y tế. Tuy nhiên có 13,6% đối tượng từ 1 đến 5 tuổi không tham gia bảo hiểm y tế.

1.3. Tình trạng thu nhập và chi tiêu hộ gia đình

Bảng 4. Tình hình thu nhập và chi tiêu hộ gia đình/tháng Các khoản thu

nhập

Tần số Trung vị Khoảng tứ phân vị Min max Tổng thu nhập 20 8.000.000 5.750.000 –

10.000.000

3.000.000 15.000.00 0

Tình hình chi tiêu hộ gia đình

Chi cho ăn uống 40 3.000.000 2.400.000 – 3.000.000

600.000 5.000.000 Chi cho y tế 16 500.000 500.000 – 1.000.000 40.000 1.000.000 Chi cho mua sắm 15 1.000.000 1.000.000 –

2.000.000

500.000 3.000.000 Các khoản chi khác 14 1.500.000 1.000 – 3.000.000 450.000 5.000.000 Qua khảo sát có 20 đối tượng cho biết về tổng thu nhập hàng tháng của hộ gia đình. Trong đó tổng thu nhập trung vị của mỗi hộ gia đình là 8 triệu đồng/tháng. Xét về tình hình chi tiêu hộ gia đình hàng tháng, mức chi cho chi cho ăn uống chiếm tỷ lệ cao (3 triệu đồng/tháng), mức chi cho y tế chiếm tỷ lệ thấp nhất 500 ngàn đồng/ tháng.

1.4. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của hộ gia đình

Bảng 5. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của hộ gia đình

Đặc điểm n %

Biết vị trí TYT trong khu vực (n=43) 43 100

Khoảng cách từ nhà đến (n=43)

<1 km 0 0

Từ 1 - 2 km 36 83,7

>2 km 7 16,3

Phương tiện đến TYT (n=43)

Xe máy 22 51,2

Đi bộ 11 25,6

Xe đạp 11 25,6

Thời gian từ nhà đến TYT (n=43)

<5 phút 12 27,9

Từ 5 - 10 phút 25 58,1

>10 phút 6 14

Biết vị trí TTYTDP huyện trong khu vực (n=43)

38 88,4

Khoảng cách đến TTYTDP (n=38)

< 1 km 0 0

1 - <3 km 2 5,3

3 - <5 km 14 36,8

5 - <10 km 20 52,6

≥10 km 2 5,3

Phương tiện đến TYTTDP (n=38)

Xe máy 31 81,6

Xe buýt 4 10,5

Xe đạp 3 7,9

Thời gian từ nhà đến TTYTDP (n=38)

<5 phút 1 2,6

5 - <10 phút 0 0

10 - <15 phút 3 7,9

15 - <20 phút 20 52,6

≥ 20 phút 14 36,8

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết vị trí trạm y tế là 100%. Khoảng cách từ nhà đến TYT của các đối tượng tương đối ngắn với 83,7% có khoảng cách < 2 km. Phương tiện đi lại chủ yếu của đối tượng nghiên cứu đến TYT là xe máy (51,2%). Thời gian từ nhà đến TYT của đối tượng nghiên cứu ngắn với 27,9% chỉ mất < 5 phút và 58,1% chỉ mất từ 5- 10 phút.

Tỷ lệ đối tượng phỏng vấn biết vị trí TTYTDP huyện khá cáo (88,4%). Khoảng cách từ nhà đến TTYTDP tương đối xa với 52,6% đối tượng cách TTYTDP từ 5 - <10 km và 36,8% từ 3-< 5 km. Phương tiện đi đến TTYTDP của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là xe máy (81,6%). Thời gian đi từ nhà đến TTYTDP khá xa, có 52,6% đối tượng mất từ 15-

<20 phút đến TTYTDP và 36,8% mất thời gian từ 20 phút trở lên.

1.5. Thói quen sử dụng dịch vụ y tế

Bảng 6. Thói quen sử dụng dịch vụ y tế

Đặc điểm n %

Trong tháng qua, gia đình có đến TYT khám bệnh (n=43) 19 44,2 Lý do đến TYT (n=19)

Tiêm chủng 9 47,4

Mua thuốc không khám 2 10,5

Khám và mua thuốc 14 73,7

Tư vấn sức khỏe 11 57,9

Nghe vệ sinh phòng bệnh 9 47,4

Nghe về bệnh tật 7 36,8

Nghe về công tác địa phương 2 10,5

Khám sức khỏe định kỳ 3 15,8

Việc gặp CBYT và KCB tại TYT (n=19)

Dễ 11 57,9

Bình thường 8 42,1

Khó 0 0

Khả năng điều trị bệnh ở CBYT tại trạm (n=19)

Có 6 31,6

Không 1 5,3

Điều trị 1 phần 12 63,1

Trong tháng qua có đến TYTT tháng qua (n=38) 13 34.2

Việc gặp CBYT và KCB tại TTYTDP (n=13)

Dễ 4 30,8

Bình thương 9 69,2

Khó 0 0,0

Khả năng điều trị bệnh ở CBYT tại TTYTDP (n=13)

Có 5 38,5

Không 2 15,4

Điều trị 1 phần 6 46,1

Có thành viên trong gia đình bị bệnh trong 6 tháng qua (n=20)

0 1 5

1 14 70

≥2 5 25

Khi gia đình có bệnh, anh/chị thường đưa họ đi khám (n=43) 37 86,1 Nơi thường đưa người nhà đi khám bệnh (n=37)

TTYT huyện 13 35,1

Bệnh viện tuyến trên 13 35,1

TYT xã 8 21,7

Thầy thuốc tư 2 5,4

Bệnh viện huyện 1 2,7

Các thành viên trong hộ gia đình thường đi khám định kỳ (n=43) 25 58,1 Nơi thường đi khám định kỳ (n=25)

TYT xã 3 12

TTYT huyện 10 40

Bệnh viện huyện 3 12

Bệnh viện tỉnh / trung ương 9 36

Có 44,2% đối tượng nghiên cứu đến TYT trong vòng 1 tháng qua. Lý do phổ biến khi đến TYT là để khám và mua thuốc (73,7%), tư vấn sức khỏe (57,9%) và tiêm chủng (47,4%), Đa số đối tượng phỏng vấn cho biết việc gặp cán bộ y tế và khám chữa bệnh tại TYT khá dễ dàng (57,9%), Có 63,1% đối tượng cho rằng cán bộ y tế tại trạm chỉ có khả

năng điều trị 1 phần, 31,6% đối tượng cho rằng cán bộ y tế tại TYT có khả năng điều trị bệnh,

Có 30,8% bệnh nhân đến TTYTDP trong vòng 1 tháng qua, Việc gặp cán bộ y tế tại TTYTDP cũng được đánh giá là bình thường (69,2%), Có 38,5% đối tượng cho rằng cán bộ y tế tại TTYTDP có khả năng điều trị bệnh, 46,1% đối tượng cho rằng cán bộ y tế tại TTYTDP có khả năng điều trị 1 phần

Có 20 người trong tổng số 43 đối tượng trả lời có thành viên trong gia đình bị bệnh trong 6 tháng qua. Có 35,1% đối tượng đưa người nhà đến TTYT huyện để khám bệnh và 35,1% đến bệnh viện tuyến trên, 21,7% đến trạm y tế xã khám bệnh

Có đến 90% đối tượng nghiên cứu có nghê thông tin về CSSK tháng qua và nguồn thông tin phổ biến nhất là từ cán bộ y tế (53,7%) và ti vi, báo đài (48,1%).

Chỉ có 58,1% đối tượng có người thân trong gia đình đi khám định kỳ và TTYT huyện là nơi phổ biến nhất người thân của đối tượng chọn để khám và điều trị bệnh (40%), kế đến là bệnh viện tỉnh/trung ương (36%)

1.6. Khả năng tiếp cận truyền thông GDSK

Bảng 7. Khả năng tiếp cận truyền thông GDSK

Đặc điểm n %

Có nghe thông tin về CSSK tháng qua (n=43) 39 90,7 Nguồn thông tin (n=39)

Ti vi, đài 31 79,5

Loa phóng thanh 30 76,9

Cán bộ y tế 17 43,6

Tờ rơi, sách báo 16 41,0

Pano, áp phích 7 18,0

Có đến (90,7%) đối tượng có nghe thông tin về CSSK tháng qua. Trong số này, 79,5% nghe thông tin từ tivi đài và 76,9% là từ lao phóng thanh, 43,6% là nghe từ cán bộ y tế. Các nguồn thông tin khác ít phổ biến.

1.7. Tình trạng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Bảng 8. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có sử dụng trong 6 tháng qua (n=39)

Đặc điểm n %

Truyền thông dịch 26 66,7

KHHGĐ 25 64,1

Tư vấn dinh dưỡng 20 51,3

Mua thuốc điều trị 20 51,3

Điều trị bệnh không lây 17 43,6

Khám bệnh em bé 15 38,5

Tiêm ngừa em bé 14 35,9

Điều trị bệnh lây 4 10,3

Điều trị chấn thương 3 7,7

Trong các loại dịch vụ CSSK được đối tượng sử dụng thì phổ biến nhất là các dịch vụ như truyền thông phòng chống dịch (66,7%), KHHGĐ ( 64,1%), tư vấn dinh dưỡng (51,3%) và mua thuốc điều trị bệnh (51,3%). Ngoài ra các dịch vụ điều trị bệnh lây và không lây, khám bệnh và tiêm ngừa cho em bé, điều trị chấn thương cũng được các đối tượng sử dụng.

1.8. Sự hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Bảng 9. Sự hài lòng trong việc sử dụng các dịch vụ CSSK đã sử dụng trong 6 tháng qua

Đặc điểm n %

Tư vấn dinh dưỡng (n=20)

Hài lòng 20 100,0

Không ý kiến 0 0,0

Không hài lòng 0 0,0

Khám bệnh em bé (n=15

Hài lòng 15 100,0

Không ý kiến 0 0,0

Không hài lòng 0 0,0

KHHGĐ (n=25)

Hài lòng 24 96,0

Không ý kiến 1 4,0

Không hài lòng 0 0,0

Tiêm ngừa em bé (n=14)

Hài lòng 14 100,0

Không ý kiến 0 0,0

Không hài lòng 0 0,0

Hài lòng 26 100,0

Không ý kiến 0 0,0

Không hài lòng 0 0,0

Điều trị chấn thương (n=3)

Hài lòng 3 100,0

Không ý kiến 0 0,0

Không hài lòng 0 0,0

Mua thuốc điều trị (n=20)

Hài lòng 20 100,0

Không ý kiến 0 0,0

Không hài lòng 0 0,0

Điều trị bệnh lây (n=4)

Hài lòng 4 100,0

Không ý kiến 0 0,0

Không hài lòng 0 0,0

Điều trị bệnh không lây (n=17)

Hài lòng 17 100,0

Không ý kiến 0 0,0

Không hài lòng 0 0,0

Tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đều đạt tỷ lệ hài lòng là 100%, chỉ duy nhất tỷ lệ dịch vụ KHHGĐ là có tỷ lệ là 96%

1.9. Điều kiện vệ sinh môi trường hộ gia đình

Bảng10. Vệ sinh môi trường (n=43)

Đặc điểm n %

Nguồn nước gia đình chủ yếu sử dụng (n=43)

Nước máy 28 65,1

Nước giếng khoan 14 32,6

Nước giếng đào 1 2,3

Loại cầu tiêu hiện đang sử dụng (n=43)

Tự hoại 41 95,4

Bán tự hoại 1 2,3

Không có 1 2,3

Qua khảo sát cho thấy nguồn nước chủ yếu được sử dụng là nước máy với tỷ lệ 65,1%, kế đến là tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan và giếng đào (32,6% và 2,3%). Cầu tiêu tự hoại là loại cầu tiêu phổ biến nhất trong hộ gia đình của các đối tượng nghiên cứu (95,4%), chỉ có 2,3% hộ gia đình không có cầu tiêu sử dụng.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w