Thực trạng triển khai hoạt động CSSKBĐ trên địa bàn tỉnh Long An

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM (Trang 62 - 94)

PHẦN 2. CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU TẠI VIỆT NAM

IV. Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tỉnh Sóc Trăng

4. Thực trạng triển khai hoạt động CSSKBĐ trên địa bàn tỉnh Long An

Khảo sát thực trạng triển khai 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, các khó khăn địa phương gặp phải trong quá trình triển khai cũng như các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chương trình CSSKBĐ.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Các cán bộ/nhân viên/chuyên viên thuộc các ban ngành đoàn thể, cơ quan trực thuộc trong và ngoài y tế tại 3 tuyến tỉnh, huyện, xã. Các ban ngành đoàn thể, cơ quan trực thuộc y tế được khảo sát bao gồm:

a) Sở Y tế tỉnh (1 đại diện)

b) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh (1 đại diện) c) Trung tâm Y tế (1 đại diện)

d) Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Tân An (1 đại diện) e) Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Tân An (phòng KHTH) f) Trạm Y tế phường 7 (2 đại diện)

Các ban ngành đoàn thể, cơ quan không trực thuộc y tế được khảo sát bao gồm:

a) Mặt trận Tổ Quốc (1 đại diện) b) Sở Giáo dục & Đào tạo (1 đại diện) c) Hội phụ nữ (1 đại diện)

d) Thành đoàn thành phố Tân An (1 đại diện) e) Hội phụ nữ thành phố Tân An (1 đại diện) f) Trung tâm dân số thành phố Tân An (1 đại diện) g) Hội chữ thập đỏ thành phố Tân An (1 đại diện) h) Hội nông dân phường 7 (1 đại diện)

i) Đoàn thanh niên phường 7 (1 đại diện) j) Ủy ban nhân dân phường 7 (1 đại diện) k) Hội chữ thập đỏ phường 7 (1 đại diện) l) Hội phụ nữ phường 7 (1 đại diện)

4.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với cán bộ chủ chốt (cán bộ Ủy Ban nhân dân tỉnh) về Ban CSSKBĐ/CSSKND tuyến tỉnh/huyện và thảo luận nhóm đối với các cán bộ ban ngành đoàn thể khác (y tế và ngoài y tế) về 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu.

4.4. Kết quả nghiên cứu

4.4.1.Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe Các hoạt động được triển khai

Truyền thông giáo dục sức khỏe là một trong những hoạt động nhằm giúp người dân thay đổi hành vi để bảo vệ sức khỏe. Hiện tại, hệ thống tổ chức tại tỉnh tương đối ổn định để triển khai các hoạt động truyền thông. Tuyến tỉnh có Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, tại tuyến huyện có tổ giáo dục sức khỏe, tại các xã, mỗi trạm y tế có một cán bộ y tế phụ trách công tác TTGDSK.

Nội dung hoạt động TTGDSK tại tỉnh Long An đã được triển khai qua nhiều năm, sự đa dạng và phong phú về nội dung luôn được các đơn vị quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình. Có sự hỗ trợ về mặt chuyên môn trong nội dung truyền thông của các đơn vị từ tuyến tỉnh cho các đơn vị tuyến huyện để giúp hoạt động truyền thông đạt hiệu quả tốt. Hiện tại thì tỉnh có chương trình giáo dục sức khỏe riêng cho các đối tượng khác nhau trong cộng đồng. TTTTGDSK tỉnh còn phối hợp với các ban ngành đoàn thể khác như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đài phát thanh, giáo dục.... nhằm truyền thông về các hoạt động phòng chống dịch. Tại tuyến huyện thì công tác truyền thông cũng phối hợp rất tốt với hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ, dân số... Hình thức truyền thông chủ yếu là họp nhóm, vãng gia, đài phát thanh. Nội dung truyền thông là tất cả các chương trình y tế như phòng chống dịch, suy dinh dưỡng, dân số kế hoạch hóa gia đình , là truyền thông giáo dục những nhu cầu chuyên môn của y tế, hoặc tuyên truyền của Ủy ban cũng như các phong trào như môi trường...Bên cạnh đó, địa phương cũng thực hiện công tác giám sát các hoạt động trên theo từng quý.

“Hệ thống tổ chức thì... ở đây mình có TT TTGDSK, huyện thi có tổ GDSK xuống cộng đồng, hoạt động thì nó cũng ổn, hoạt động các nội dung thì cũng phong phú đa dạng, nội dung tuyến tỉnh phổ biến xuống tuyến dưới để mà triển khai. Về chỗ phối hợp liên ngành thì ở các cấp thì có sự phối hợp rất là chặt chẽ như là hội phụ nữ, đoàn thanh niên...”

(Một cán bộ TT YTDP tỉnh Long An) Hiệu quả hoạt động

Theo nhận xét của một số cán bộ phụ trách thì hoạt động TTGDSK được triển khai đa dạng dưới nhiều hình thức truyền thông, tuy nhiên hiệu quả chưa thật sự cao, người dân chưa thật sự thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe. Mạng lưới cộng tác viên thì hoạt động không ổn định do không có kinh phí hỗ trợ thấp

“Nhìn chung thì người dân mình nói thì người ta cũng hiểu, cũng có phối hợp với mình, nhưng mà cũng còn một vài đối tượng , ví dụ như là chương trình phòng chống dịch mình truyền thông vừa họp nhóm, vừa họp mạng lưới cộng tác viên, rồi truyền thông trên loa đài, dân người ta hiểu là con muỗi có mang bệnh sốt xuất huyết, nhưng mà người ta ít có thực hiện, còn một vài đối tượng như hành vi chưa có thay đổi về công tác truyền thông.

“ ..còn cái bất cập ở đây là mạng lưới cộng tác viên để phối hợp với mình. Nhưng mà cái mạng lưới này nó không có ổn định, do kinh phí không có...”

(Một cán bộ y tế huyện) Khó khăn trong triển khai hoạt động

Một khó khăn được các đối tượng ghi nhận chính là thiếu trang thiết bị dành cho công tác TTGDSK tại tỉnh Long An. Tại tuyến xã không được trang bị đầu đĩa, máy tăng âm để phục vụ công tác truyền thông. Cái khó khăn nữa là mạng lưới vãng gia còn hạn chế vì kinh phí hỗ trợ thực hiện chưa cao

“Cái khó khăn là ở trạm thiếu máy tăng âm, đầu đĩa. Hiệu quả thì cuối năm đánh giá chương trình hiệu quả thì tốt, cái khó khăn là thiếu trang thiết bị, mạng lưới vãng gia còn hạn chế.”

(Một cán bộ y tế xã)

Một khó khăn khác được ghi nhận trong quá trình TTGDSK của cán bộ tại tỉnh Long An chính là ý thức của người dân còn hạn chế. Người dân nghe và hiểu được các nội dung truyền thông, tuy nhiên ý thức thực hành của người dân còn chưa cao.

“...dân người ta hiểu là con muỗi có mang bệnh sốt xuất huyết, nhưng mà người ta ít có thực hiện, còn một vài đối tượng như hành vi chưa có thay đổi về công tác truyền thông...”

(Một cán bộ y tế huyện) Tuy nhiên khó khăn được nhiều đối tượng đề cập tới đó là vấn đề kinh phí. Hoạt động TT GDSK không có kinh phí cho cộng tác viên. Do đó mạng lưới cộng tác viên không ổn định, cộng tác viên hoạt động truyền thông là kiêm nhiệm thêm từ các chương trình khác. Điều này dẫn đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống TTGDSK. Nhân lực truyền thông chủ yếu lấy từ các chương trình khác như dân số kế hoạch hóa gia đình. Do đó nội dung truyền thông về vấn đề dân số thì nhiều hơn, các nội dung khác cũng được phổ biến cho người dân nhưng hạn chế.

“... có kinh phí thì họ nói nhiều về cái công tác đó, ví dụ như họ nói nhiều về công tác dân số hơn, y tế thì có, dinh dưỡng thì có nhưng mà hạn chế. Do cái khó khăn của mạng lưới...do y cái mạng lưới của mình đang khó khăn về vấn đề con người, về kinh phí.”

(Một cán bộ y tế huyện)

“...Phần khó khăn là cái kinh phí thù lao cho các người cộng tác viên về chăm sóc sức khỏe ở khu phố còn hơi thấp, người ta cũng chưa có mặn mà lắm với công tác.

Giờ...một tháng cấp có 250 ngàn mà người ta đi vãng gia, đi truyền đạt thông tin...rất nhiều nhưng mà kinh phí thì ít quá. Một số cộng tác viên cũng tahy đổi thường xuyên do người ta cũng không an tâm....”

(Một cán bộ tuyến xã)

Định hướng và giải pháp cho hoạt động giáo dục sức khỏe

Đề xuất được nhiều đối tượng đưa ra đó là hỗ trợ kinh phí cho hoạt động truyền thông, cụ thể là mạng lưới cộng tác viên truyền thông. Mỗi một nội dung truyền thông nên có một khoản kinh phí riêng cho cộng tác viên.

“...bây giờ để công tác y tế nói chung được tốt hơn thì chủ yếu là mạng lưới ở cơ sở là cánh tay dài của mình để mà làm sao mà có kinh phí phù hợp, hỗ trợ cái kinh phí phù hợp hàng tháng cho người ta nhiều lên thì người ta sẽ làm tốt thì mạng lưới nó vững thì công tác y tế sẽ được tốt.”

“ ..Khoảng 350 ngàn/tháng của một cộng tác viên dân số, 356 ngàn. Tiền của phòng y tế mà bên cục cấp về cho cộng tác viên là 100 ngàn tiền bồi dưỡng hàng tháng và 6 ngàn tiền báo cáo, địa phương ở Long An đề xuất thêm 250 ngàn. Hoạt động thì rất là nhiều, tất cả các công việc mà của các ngành đoàn thể khi đưa về tới ủy ban thì chỉ có mấy người đó là thôi..”

(Một cán bộ y tế huyện) 4.4.2. Cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lý

Các hoạt động được triển khai

Theo các đối tượng tham gia phỏng vấn, tỉnh có thực hiện nhiều chương trình cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lý. Hoạt động triển khai tương đối ổn định ở ba cấp: tỉnh, huyện và xã và cũng đạt được môt vài thành tích nhất định. Tỷ lệ suy dinh dưỡng tại địa phương là 9, 6%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với cả nước. Theo điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, vào năm 2014, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 14,5

%. Tương tự, tỷ lệ thấp còi cũng giảm từ 59, 7% xuống còn 24,9 %.

Ngoài ra, chương trình cũng thực hiện các hoạt động mang tính chất thường niên như trẻ dưới 2 tuổi sẽ được theo dõi cân nặng và chiều cao hàng tháng, trẻ dưới 5 tuổi sẽ được theo dõi theo từng quý trong năm và 6 tháng. Hàng tháng trạm y tế có tổ chức các buổi thực hành dinh dưỡng cho các đối tượng là phụ nữ mang thai và bà mẹ có có con dưới 5 tuổi. Ngoài ra chương chương trình cũng lồng ghép với các buổi nói chuyện chuyên đề, vãng gia những gia đình có con dưới 5 tuổi , tổ chức các buổi nấu ăn dinh dưỡng. Tất cả các hoạt động nhằm thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng

trẻ em, đồng thời xây dựng cơ cấu bữa ăn hợp lý đảm bảo đủ năng lượng và cân đối các thành phần dinh dưỡng.

“Có cái chương trình dinh dưỡng là hàng tháng cân trẻ dưới 2 tuổi, để theo dõi tình trạng dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi. Rồi 6 tháng là mình cân cho trẻ 5 tuổi...”

(Một cán bộ y tế huyện)

“...hàng tháng ở trạm y tế có tổ chức các buổi thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ

mang thai với bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi, song song đó thì cũng có lồng ghép vô mấy buổi họp nói chuyện chuyên đề, rồi vãng gia mấy hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, thì cũng từ

cái chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng từ nă 2000 tới giờ thì hoạt động cũng thấy...hàng năm cũng thấy có tỷ lệ phục hồi cũng cao...”

(Một cán bộ y tế xã) Hiệu quả hoạt động

Nhìn chung hoạt động chương trình cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lý là rất hiệu quả, chương trình đã góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, kiến thức người dân về phòng chống suy dinh dưỡng và bữa ăn dinh dưỡng ngày càng được nâng cao.

“Hiện nay phường 7 tỷ lệ suy dinh dưỡng đạt dưới thấp hơn thành phố, chỉ có 4,12% thôi”

(Một cán bộ y tế xã) Khó khăn trong triển khai hoạt động

Cũng như nhiều chương trình khác, cái khó khăn chủ yếu là vấn đề kinh phí: kinh phí cho nhân viên y tế cũng như là kinh phí cho người dân tại địa phương để tham gia hoạt động chương trình. Những năm trước tỉnh có tổ chức phát bột dinh dưỡng cho trẻ nhưng chỉ thực hiện 1 lần duy nhất thôi, các buổi hướng dẫn nấu ăn dinh dưỡng cũng hạn chế về số lượng và đối tượng tham gia. Thù lao cho cộng tác viên rất ít, do đó mạng lưới cộng tác viên không ổn định dẫn đến hiệu quả chương trình không cao.

Một cái khó khăn khác nữa là đời sống của người dân còn thấp, do đó nhiều phụ nữ phải đi làm sớm sau khi sinh em bé, bé không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

“...Thì chỉ theo dõi mạng lưới cộng tác viên chịu trách nhiệm cân trẻ thôi, chứ giờ....hai năm trước là lâu lâu mới có 1 đợt cho bột dinh dưỡng rồi sữa cho trẻ suy dinh dưỡng, về sau thì cắt luôn, thì cải thiện thì có cải thiện gì đâu, nghèo thì cứ nghèo, không cấp gì cho người ta, cái đời sống người ta nhiều khi....công nhân đồ...người ta nghèo lắm, phải đi làm sớm, rồi cũng thôi sữa, cai sữa cho trẻ sớm nữa.”

(Một cán bộ y tế huyện)

“Trước đây một trạm thì có khoảng 15 cuộc, nhưng giờ kinh phí không có chỉ còn khoảng 6-7 cuộc thôi, đối tượng cũng bớt. Lúc trước có kinh phí thì mời đối tượng thai phụ, nhưng giờ hạn chế lại số cuộc ít mà số người cũng ít, đúng ra thì cũng kinh phí thôi.”

(Một cán bộ y tế huyện)

“...một quý thù lao cho cộng tác viên chỉ có...nếu mà chia ra thì mỗi một người chỉ có ....hổng tới 20 ngàn, khoảng 17, 18 ngàn. Trong đó các anh chị phải cân đo trẻ hàng tháng, rồi vãng gia, rồi tư vấn hộ gia đình...”

(Một cán bộ y tế xã) Bên cạnh đó, Long An cũng đang trong giai đoạn đô thị hóa, tỷ lệ béo phì tại địa phương cũng có xu hướng gia tăng theo.

Định hướng và giải pháp cho hoạt động

Dinh dưỡng là một vấn đề tương đối phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp tham gia của nhiều ban ngành đoàn thể. Hiện tại, ngành y tế tỉnh chỉ thực hiện khuyến cáo để nâng cao nhận thức của người dân. Vì vậy, để nâng hiện quả của chương trình, các đối tượng tham gia phỏng vấn cũng có đề xuất có sự phối hợp chặt chẽ giữ các ban ngành đoàn thể tại địa phương cũng như hoàn chỉnh lại cách thức tổ chức triển khai hoạt động, còn phân biệt rõ tư vấn dinh dưỡng và giám sát dinh dưỡng

Giả pháp chủ yếu được các đối tượng đưa ra cải thiện vấn đề kinh phí hoạt động của chương trình và hỗ trợ thêm kinh phí cho cộng tác viên chương trình.

“...Thì đề nghị cái giải pháp là tăng kinh phí cho mạng lưới cộng tác viên”

(Một cán bộ y tế xã) 4.4.3. Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường

Các hoạt động được triển khai

Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu cấp thiết trong đời sống hàng ngày, là đòi hỏi bức bách trong bảo vệ sức khoẻ, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người, góp phần phát triển bền vững đất nước. Chương trình đã góp phần vào việc tiếp cận, cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cho người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ chính sách điều kiện kinh tế còn khó khăn. Hiện nay, việc cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh được thực hiện tương đối tốt. Theo ý kiến của một số đối tượng tham gia phỏng vấn, tỷ lệ sử dụng nước sạch ở nông thôn bây giờ là khoảng 95%, bên cạnh đó, trên 98% những hộ sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp sử dụng cầu cá. Bên cạnh đó, cũng có một số hoạt động như hỗ trợ vốn cho vay từ ngân hàng để nâng hiệu quả của chương trình.

“Nước sạch mà theo tiêu chuẩn của tỉnh thì đạt 98%, còn nước sạch theo tiêu chí của Bộ Y tế thì chỉ đạt 15%. Toàn tỉnh thì chỉ đạt 15% theo tiêu chuẩn 01-02”

(Một cán bộ tuyến tỉnh)

“Về vệ sinh môi trường công cộng thì tương đối tốt, các hộ chăn nuôi cũng từng bước xử lý phân hợp lý. Các hộ mà xử lý rác thì từng bước là xử lý theo xe ở phường vận động”

“Cuối năm là trên 98% những hộ sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh. Còn một số trường hợp sử dụng cầu cá”

(Một cán bộ tuyến xã)

Khó khăn trong triển khai hoạt động

Ý thức của người dân trong việc tham gia vệ sinh môi trường chưa cao, vẫn còn nhiều nơi vứt rác thải, súc vật chết ra môi trường sống. Vấn đề xử lý chất thải của việc chăn nuôi gia súc, gia cầm còn hạn chế, người dân tự ý thải trực tiếp chất thải chăn nuôi kênh rạch. Đồng thời việc chăn nuôi của người dân còn nhỏ lẻ, chưa tập trung nên gây khó khăn cho quản lý. Bên cạnh đó, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể nhưng chưa chủ động và chặt chẽ

“Vấn đề vệ sinh môi trường ở đây thì mình có cái dịch bệnh, ý thức của người dân chưa cao trong việc tham gia bảo vệ môi trường. Ví dụ như dịch bệnh súc vật chết nhiều khi chưa được xử lý tốt, còn ảnh hưởng ra môi trường, như gà, heo...vứt ra những nơi công cộng, những nơi đất không có sử dụng

Với lại có cái môi trường chăn nuôi hộ gia đình, không có tập trung quy hoạch.

Chỗ này nuôi mấy chục con heo, rồi chỗ kia nuôi mấy chục con heo. Nói chung là nuôi trong khu dân cư nên gây ô nhiễm”

(Một cán bộ tuyến huyện) Định hướng và giải pháp cho hoạt động

Theo ý kiến của các đối tượng tham gia phỏng vấn, cần hoàn thiện lại cơ chế quản lý để tránh chồng chéo về chức năng hoạt động cũng như nhiệm vụ của các ban ngành tại địa phương. Cần có cơ chế giám sát cũng như phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các ban ngành địa phương.

“..Ngành y tế là đưa ra các giải pháp kỹ thuật, đưa thông điệp truyền thông, chớ ngành y tế không đi xây dựng nhà vệ sinh cho người dân..”

“Cũng như tỷ lệ nước sạch, nước thì cấp nước thành thị thì có bộ phận quản lý, còn cấp nước ở nông thôn là tự túc, chính từ chỗ đó mà giao cho ngành y tế giám sát, giám sát theo thông tư 15 là không hợp lý”

(Một nhân viên YTDP)

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM (Trang 62 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w