CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải
Hình 3. 4. Sơ đồ thu gom thoát nước thải của dự án Mô tả nguyên lý thu gom nước thải bệnh viện như sau:
- Nước thải y tế phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có nguồn gốc từ người bệnh và các chất độc hại khác hình thành trong quá trình điều trị. Lượng nước thải này sẽ được thu gom vào bể thu gom nước thải tiệt trùng và dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện.
- Nước thải từ khu giặt của bệnh viện phát sinh được thu gom vào bể gom nước thải khu giặt, rồi dẫn về hệ thống XLNT tập trung của bệnh viện.
- Nước thải từ các nhà vệ sinh phát sinh từ bồn cầu, bồn tiểu được thoát trực tiếp xuống ống đứng xuống tầng trệt thu gom dẫn về xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại ba ngăn, nước thải phát sinh từ thiết bị lavabo, phễu thu sàn được thu gom chung với nước thải sau bể tự hoại và dẫn về hệ thống XLNT tập trung của bệnh viện.
- Nước thải từ khu vực nhà bếp bệnh viện được thu gom xử lý sợ bộ bằng bể tách dầu sau đó dẫn về hệ thống XLNT tập trung để xử lý.
Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột A theo đường ống tự chảy về hố ga tiếp nhận nước thải sau xử lý, sau đó tự chảy theo đường ống D300 dài 55,1m → D400 dài 57,7m → D500 dài 60,6m sau đó đấu nối vào hệ thống cống thoát nước chung trên đường Bà Triệu bằng đường ống D500 dài 11,3m. Thông số kỹ thuật hệ thống đường ống thu gom thoát nước thải bệnh viện như sau:
Nước thải do vệ sinh y tế
Nước thải khu giặt
Nước thải từ các WC
Nước thải từ nhà bếp
Bể tự hoại Bể tách mỡ
Hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện công suất 1.500m3/ngày đêm
Hệ thống thoát nước chung Bể gom NT
tiệt trùng Bể gom NT
khu giặt
Bảng 3.2. Hệ thống, công trình thu gom thoát nước thải STT Hệ thống thu gom, thoát nước
thải Thông số kỹ thuật
1 Ống thu gom nước thải trong nhà
1.1 Ống thu gom nước thải y tế
Vật liệu: ống nhựa uPVC
D42 dài 210m, D60 dài 720m, D90 dài 520m, D114 dài 520m, D168 dài 180m 1.2 Ống thu gom nước thải khu giặt Vật liệu: ống nhựa uPVC
D168 dài 54m, D114 dài 10m, D60 dài 8m
1.3 Ống thu gom nước thải nhà vệ sinh
Vật liệu: ống nhựa uPVC
D168 dài 1.172m, D114 dài 6.100m, D90 dài 2.600m, D60 dài 4.560m, D42 dài 1.216m
1.4 Ống thu gom nước thải nhà bếp, căn tin
Vật liệu: ống nhựa uPVC
D42 dài 90m, D60 dài 28m, D90 dài 30m, D114 dài 47m, D168 dài 135
2 Ống thu gom nước thải ngoài nhà HDPE D200 dài 630m, HDPE D160 dài 241m
3 Hố ga thu gom nước thải Kích thước: 1.000 × 1.000 × 1.580mm, số lượng 44 hố ga
4 Hố bơm nước thải lên trạm xử lý Kích thước: 3.400 × 3.400 × 3.300mm , số lượng 2 hố bơm (từ HG20 bơm lên),
Đính kèm bản vẽ mặt bằng thoát nước thải tổng thể trong phụ lục (Bản vẽ số N-HM1-02/09) 3.1.3. Xử lý nước thải
(1). Bể gom nước thải tiệt trùng
Nước thải tiệt trùng phát sinh từ vệ sinh y tế được xử lý sơ bộ bằng bể tiệt trùng, số lượng 02 bể, kết cấu BTCT, thể tích 10m3 (gần bể tách mỡ) và 30m3 (gần HG3).
(2). Bể gom nước thải khu giặt
Nước thải phát sinh từ khu giặt được thu gom về bể thu gom nước thải khu giặt, số lượng 01 bể, kết cấu BTCT, thể tích 20m3 (gần bể tách mỡ)
(3). Bể tự hoại
Bệnh viện đã đầu tư xây dựng tự hoại 3 ngăn (14 bể), kết cấu BTCT để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà vệ sinh. Thông số kỹ thuật như sau:
Bảng 3.3. Thông số kỹ thuật các bể tự hoại tại dự án
STT Thể tích bể tự hoại Vị trí Số lượng
1 Bể tự hoại 40m3 Khối nhà chính 5
2 Bể tự hoại 20m3 Khoa lây nhiễm 5
3 Bể tự hoại 5m3 Nhà đại thể 2
4 Bể tự hoại 3m3 Nhà bảo vệ 1 và 2 2
- Tổng cộng 14
(4). Bể tách dầu mỡ
Nước thải phát sinh từ khu vực nhà bếp được xử lý sơ bộ bằng bể tách dầu mỡ, số lượng 01 bể, kết cấu BTCT, kích thước dài × rộng × cao: 2.400 × 5.300 × 1.750 (mm).
Đính kèm trong phụ lục bản vẽ mặt bằng thoát nước thải tổng thể (Bản vẽ số N-HM1- 02/09), bản vẽ chi tiết bể tự hoại (Bản vẽ số N-HM1-06/09).
(5) Công trình xử lý nước thải
Tên đơn vị thiết kế, thi công xây dựng công trình xử lý nước thải + Tên đơn vị thiết kế: Công ty TNHH TMDV Vòng cung Châu Á
+ Tên đơn vị thi công xây dựng: Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng số 5, Công ty Cổ phần xây lắp Thành An 96, Công ty Cổ phần thiết bị y tế Medinsco và Công ty TNHH trang trí nội thất Mộc Thành Văn
Chức năng, quy mô và công suất của công trình xử lý nước thải
+ Chức năng: Hệ thống xử lý nước thải
+ Quy mô và công suất: 1.500 m³/ngày.đêm
+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 28:2010/BTNMT, cột A.
Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải công suất 1.500 m3/ngày.đêm:
Hình 3. 5. Quy trình công nghệ HTXLNT công suất 1.500 m3/ngày đêm Thuyết minh quy trình:
Nước thải phát sinh từ các nguồn của Bệnh viện (đã được tách nước mưa) theo hệ thống đường ống thu gom dẫn về hệ thống xử lý.
Đầu tiên đối với nước thải y tế được thu gom về bể tiệt trùng trước khi dẫn về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải.
Nước thải sinh hoạt tại các nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 03 ngăn trước khi dẫn về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải.
Nước thải khu nhà bếp của Bệnh viện được xử lý sơ bộ tại bể tách dầu mỡ, nhằm loại bỏ các dầu mỡ trước khi dẫn về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải.
Nước thải khu giặt của Bệnh viện được thu gom về bể thu gom nước thải khu giặt trước khi dẫn về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải.
Toàn bộ nước thải sau qua song chắn rác nhằm giữ lại các vật thể rắn có trong nước thải, tránh các sự cố về máy bơm (nghẹt bơm, gãy cánh bơm…) đồng thời làm giảm một phần lượng TSS và COD. Các chất thải rắn bị giữ lại tại song chắn rác được xử lý theo quy định. Nước
Nước thải y tế
Bể tiệt trùng
Bể thu gom (Hố thu)
Hệ thống 5 cụm module hoạt động độc lập
Cụm module 1 Cụm module 2 Cụm module 3 Cụm module 4 Cụm module 5
Nước thải đạt
QCVN 28:2010/BTNMT (Cột A, hệ số K = 1)
Nước thải nhà bếp Nước thải WC
Bể tự hoại Bể tách dầu mỡ
Hố ga thoát nước thải của thành phố
Nước thải khu giặt
Bể thu gom nước thải khu giặt
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của từng cụm module hợp khối được thể hiện trong hình sau:
Hình 3. 6. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của một cụm module hợp khối
Ngăn lắng sơ cấp: tại đây nước thải sẽ được loại bỏ các chất rắn lơ lửng, tạp chất tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống xử xý phía sau.
Ngăn xử lý kị khí: Trong nước thải bệnh viện có các thành phần chất ô nhiễm như: máu, mủ, nước rửa phim, thuốc kháng sinh… khó phân hủy hiếu khí. Chất hữu cơ trong nước thải sau khi xử lý kỵ khí thì sẽ chuyển hóa thành chất khí như: CO, CH4, NH3, H2S…Phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau:
Đường thông khí
Nước thải đầu vào
Ngăn yếm khí
Ngăn hiếu khí MBR Ngăn lắng sơ cấp
Ngăn thiếu khí
Ngăn khử trùng
Nước đầu ra
Trộn, bùn hồi
lưu Trộn, bùn hồi
lưu
Máy thổi khí Bùn
Bùn đem đi xử lý
Giai đoạn 1 (Thủy phân): cắt mạch các hợp chất cao phân tử thành các chất hữu cơ đơn giản hơn như monosacarit, amono axit hoặc các muối pivurat khác.
Giai đoạn 2 (Acid hóa): chuyển hóa các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông trường như axit axetic hoặc glixerin, axetat,…
CH3CH2COOH + 2H2O → CH3COOH + CO2 + 3H2
Axit prifionic axit axetic CH3CH2 CH2COOH + 2H2O → 2CH3COOH + 2H2
Axit butiric axit axetic
Giai đoạn 3 (Acetate hóa): giai đoạn này chủ yếu dùng vi khuẩn lên men mêtan như Methanosarcina và Methanothrix, để chuyển hóa axit axetic và hyđro thành CH4 và CO2.
CH3COOH → CO2 + CH4
CH3COO- + H2O → CH4 + HCO3-
HCO3- + 4H2 → CH4 + OH- + 2H2O Ngăn thiếu khí (Anoxic)
Là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P, nên quá trình nitrat hoá và quá trình photphoril hóa xảy ra liên tục ở đây.
Quá trình nitrat hóa:
Giúp phân huỷ hợp chất hữu cơ và để khử Nitrate trong điều kiện thiếu khí. Quá trình sinh học diễn ra nhờ các vi sinh vật sử dụng Nitrate làm chất oxy hóa để sản xuất năng lượng.
Nguồn Nitrate được cung cấp bởi dòng bùn tuần hoàn từ bể Aerotank và một phần Nitrate có trong nước thải đầu vào. Trong ngăn anoxic, quá trình khử Nitrate sẽ diễn ra theo phản ứng:
6NO3- + 5CH3OH → 5CO2 + 3N2 + 7H2O + 6OH-
Quá trình khử Nitrate sẽ sử dụng một lượng carbon trong nước thải, chính vì thế chỉ tiêu COD cũng giảm được một phần tại ngăn Anoxic. Trong ngăn Anoxic có lắp đặt thiết bị khuấy trộn chìm để xáo trộn nước thải nhằm tạo môi trường thiếu khí trong bể và cũng giúp bọt khí N2 (từ quá trình khử Nitrate) dễ dàng thoát lên khỏi mặt nước.
Quá trình photphoril hóa:
Vi khuẩn tham gia vào quá trình photphoril hóa là Acinetobacter sp. Khả năng lấy photpho của vi khuẩn này sẽ tăng lên rất nhiều khi cho nó luân chuyển các điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Để nitrat hóa, photphoril hóa thuận lợi, tại ngăn Anoxic bố trí máy khuấy trộn chìm với tốc độ khuấy trộn phù hợp.
Ngăn xử lý hiếu khí
Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO42-,… Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa.
Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ các chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất, mật độ vi sinh vật và mức độ ổn định lưu lượng của nước thải ở trạm xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng oxy hóa sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng… Tải trọng chất hữu cơ của bể sinh học hiếu khí thường dao dộng từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm. Nồng độ oxy hòa tan trong nước thải ở bể sinh học hiếu khí cần được luôn luôn duy trì ở giá trị lớn hơn 2,5 mg/l. Cơ chế quá trình xử lý hiếu khí:
Giai đoạn I: Oxy hóa toàn bộ chất hữu cơ có trong nước thải để đáp ứng nhu cầu năng lượng của tế bào.
Giai đoạn II (Quá trình đồng hóa): Tổng hợp để xây dựng tế bào.
Giai đoạn III (Quá trình dị hóa): Hô hấp nội bào.
Trong quá trình sục khí giá thể vi sinh sẽ di chuyển khắp nơi trong ngăn MBR. Các giá thể này cho phép tăng mật độ vi sinh lên đến 9000-14000 g/m3. Với mật độ này các quá trình Oxy hóa để khử BOD, COD và NH4 diễn ra nhanh hơn gần 10 lần so với phương pháp truyền thống.
Hình 3. 7. Bố trí màng MBR trong ngăn chứa Ngăn khử trùng
Khử trùng nhằm loại bỏ tất cả các loại vi khuẩn, vi rút có trong nước thải sau quá trình xử lý, để đảm bảo điều kiện vệ sinh và tránh các dịch bệnh mà các vi khuẩn đó gây ra. Ngoài việc diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, quá trình này còn tạo điều kiện để oxy hóa các chất hữu cơ và đẩy nhanh các quá trình làm sạch nước thải. Hóa chất dùng trong quá trình này là Clo.
Nước thải sau khi xử lý được xả ra hệ thống cống thoát nước chung của thành phố (được bố trí gần 2 cổng phụ) nằm trên đường Bà Triệu.
Thông số kỹ thuật:
Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý được thể hiện trong bảng sau đây:
Bảng 3.4. Bảng thông số kỹ thuật HTXLNT công suất 1.500 m3/ngày.đêm
STT HẠNG MỤC THÔNG SỐ KỸ THUẬT
1. Bể thu gom
Ký hiệu: T-01 Kết cấu: BTCT Số lượng: 1 bể
Kích thước: 2,95m x 8m x 6,5m
2. Bể lắng sơ cấp
Ký hiệu: T-02 Kết cấu: BTCT Số lượng: 1 bể
Kích thước: 7,25m x 8m x 6,5m
3. Bể yếm khí
Ký hiệu: T-03A/B/C/D/E Kết cấu: BTCT
Số lượng: 1 bể
Kích thước: 6m x 8m x 6,5m
4. Bể thiếu khí
Ký hiệu: T-04A/B/C/D/E Kết cấu: BTCT
Số lượng: 1 bể
Kích thước: 6,8 m x 8m x 6,5m
5. Bể hiếu khí - MBR
Ký hiệu: T-05A/B/C/D/E Kết cấu: BTCT
Số lượng: 1 bể
Kích thước: 13,7m x 8m x 6,5m
6. Bể khử trùng
Ký hiệu: T-06 Kết cấu: BTCT Số lượng: 1 bể
Kích thước: 2,9m x 8m x 6,5m
7. Hố ga thoát nước thải
Ký hiệu: T-07 Kết cấu: BTCT Số lượng: 1 hố ga
Kích thước: 6,4m x 8m x 6,5m
8. Bể chứa bùn
Ký hiệu: T-08 Kết cấu: BTCT Số lượng: 1 bể
STT HẠNG MỤC THÔNG SỐ KỸ THUẬT Kích thước: 2,9m x 8m x 6,5m
(Nguồn: Thuyết minh thiết kế thi công dự án)
❖ Danh mục các thiết bị đã lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải tập trung:
Bảng 3.5. Bảng thông số thiết bị của HTXLNT công suất 1.500 m3/ngày.đêm
TT Thiết bị Đơn vị Số lượng Xuất xứ
1.
Máy tách rác tinh Công suất: 75m3/h Kích thước khe: 2mm
bộ 1 Đài Loan
2. Bơm chìm bể thu gom 380V/3pha/50Hz, H=5m,
Q=120m3/h bộ 2 Nhật Bản
3. Bơm chìm bể lắng sơ cấp: 380V/3pha/50Hz, H=8-
10m, Q=75m3/h bộ 2 Nhật Bản
4.
Máy thổi khí
Đầu thổi: loại Roots, ngõ ra DN100 Lưu lượng: 7m3/phút, Cột áp: 6500mmAq Động cơ: 380V/3pha/50Hz
bộ 2 Nhật Bản
5.
Đĩa thổi khí thô Kiểu: đĩa bọt thô Đường kính: 5''
Vật liệu: màng EPDM, khung GFPP/ABS/PVC"
bộ 81 Mỹ
6.
Máy khuấy chìm
Nhiệt độ tối đa lưu chất: 0 - 60oC Đường kính cánh khuấy: 200 mm Vận tốc: 1432 rpm
Lực đẩy: 230 N Vật liệu:
+ Propeller: AISI 316
+ Case: Cast iron EN-GJL-250 + Shaft: AISI 431
Chiều dài dây cáp tiêu chuẩn: 10 m
Động cơ: 1.5kW, 4 cực, 3 pha, 380V, 50Hz Cấp độ bảo vệ: IP68 - Class H
bộ 10 Ý
Giá thể vi sinh dạng thẳng đứng
TT Thiết bị Đơn vị Số lượng Xuất xứ Kích thước (±2%): 600x1.200mm
Chiều cao: 600mm
Diện tích bề mặt: 150 m2/m3
8.
Máy thổi khí
Đầu thổi: loại Roots, ngõ ra: DN125
Lưu lượng: 12m3/phút, cột áp: 6500mmAq Động cơ: 380V/3pha/50Hz
bộ 2 Nhật Bản
9.
Màng sinh học, kớch thước lỗ màng 0,03 àm Vật liệu: PVDF
Kích thước: 2,35m x 0,8m x 2,2m
Bộ 5 Đức
10. Bơm chìm tuần hoàn: 380V/3pha/50Hz, H=8-10m,
Q=35m3/h bộ 10 Nhật Bản
11.
Bơm lọc màng: Bơm trục ngang: Q=75m3/h, H>15m
Động cơ: 380V/3pha/50Hz
bộ 10 Ý
12.
Bơm rửa màng: Bơm trục ngang: Q=20m3/h, H>15m
Động cơ: 380V/3pha/50Hz
bộ 10 Ý
13. Bồn chứa hóa chất: FRP-1000L bộ 5 Việt Nam
14. Bơm định lượng: Loại bơm màng, 10-15 lít/h,
220V/1pha/50Hz bộ 5 Ý
15. Bồn chứa hóa chất: FRP-1000L bộ 1 Việt Nam
16. Bơm định lượng: Loại bơm màng, 10-15 lít/h,
220V/1pha/50Hz bộ 1 Ý
17. Bơm chìm: 380V/3pha/50Hz, H=5m, Q=120m3/h bộ 2 Nhật Bản
18. Tháp khử mùi Bộ 1 Việt Nam
(Nguồn: Thuyết minh thiết kế thi công dự án)
❖ Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải - Các hạng mục kiểm tra trước khi vận hành:
Chỉ điều chỉnh lưu lượng của bơm (% bơm) khi bơm đang hoạt động;
Kiểm tra chế độ đóng mở các van của bơm;
Kiểm tra điện cấp cho hệ thống;
Kiểm tra các thiết bị đang sửa chữa đã hoàn thành chưa;
Xác nhận các mục trên đã hoàn tất và sẵn sàng thì mới được vận hành hệ thống theo các bước sau.
- Các bước vận hành hệ thống:
Cấp điện cho các thiết bị Xác nhận các giá trị cài đặt
Kiểm tra hoạt động của các phao điều khiểm mực nước;
Đóng cửa chính của tủ điện, chỉ mở khi cần thiết;
- Kiểm soát và bảo trì:
Việc bảo trì và kiểm soát hằng ngày hệ thống xước thải là rất quan trọng. Thực hiện bảo trì theo thiết bị hay theo cấp độ điều này tùy thuộc vào mức độ ưu tiên bảo trì của từng thiết bị và dụng cụ. Một hư hỏng nhỏ về cơ khí cũng làm ảnh hưởng đến khả năng xử lý thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống.Một hệ thống chạy tự động cũng không ngoại lệ. Do đó việc bảo trì hằng ngày đòi hỏi phải chính xác và có kiến thức đầy đủ về khả năng vận hành và giới hạn của hệ thống.
Chuẩn bị một bảng tập trung những điểm chính cần kiểm tra trước khi thực hiện việc bảo trì và thiết lập tiêu chẩn để kiểm soát bảo trì hệ thống dựa trên những số liệu báo cáo theo dõi hằng ngày.
Đối với những hạng mục mà khi kiểm tra buộc phải dừng hệ thống thì ta phải xem xét tính cần thiết của việc bảo trì hằng ngày và xây dựng kế hoạch cho việc kiểm tra hằng năm đối với những loại thiết bị đó.
- Bảo trì thiết bị:
Vệ sinh thiết bị: hàng tuần cần thực hiện vệ sinh thiết bị của hệ thống. Các thiết bị cần vệ sinh chủ yếu là các thiết bị phía ngoài như phao mực nước, tủ điện,…
Vệ sinh các thiết bị máy móc: chủ yếu là lau chùi bụi trên các thiết bị máy móc, giữ cho thiết bị sạch sẽ, khô ráo. Lưu ý khi vệ sinh thiết bị nào thì phải ngắt nguồn điện thiết bị đó.
Các bơm nước thải chìm trong nước: bảo dưỡng theo quy trình bảo bưỡng của nhà sản xuất.
Khi có sự cố về thiết bị và điện, để ngắt điện một cách nhanh chóng công nhân có thể ấn nút an toàn màu đỏ ở phía trên bên phải của tủ điện.
Trong quá trình vận hành nếu phát hiện có sự hư hỏng của các thiết bị hay có tiếng động lạ phát ra từ các thiết bị thì ngưng hoạt động thiết bị ngay và kiểm tra sửa chữa trước khi cho thiết bị hoạt động trở lại.
❖ Định mức sử dụng hóa chất và tiêu hao điện năng vận hành công trình xử lý nước thải Bảng 3.6. Nhu cầu sử dụng hóa chất của hệ thống xử lý nước thải
STT Tên hóa chất Công đoạn sử dụng Khối lượng
Dung dịch hoá chất NaOCl 10% Rửa màng 4.092 lít/năm