Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỚI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN VỚI QUY MÔ 1000 GIƯỜNG BỆNH (Trang 81 - 87)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

Biện pháp chung:

- Đảm bảo các thiết bị, không để rò rỉ nhiên liệu, hóa chất gây cháy. Các loại nguyên liệu, dung môi dễ cháy sẽ được chứa và bảo quản ở nơi thoáng, với hàng rào cách ly và có tường bao;

- Cách ly các công đoạn dễ cháy xa các khu vực khác. Các loại chăn, màn, vật dụng dễ cháy khác của Bệnh viện sẽ được cất giữ cẩn thận tại kho chứa riêng, cách xa nguồn nhiệt.

Giảm tới mức thấp nhất lượng chất cháy nổ trong khu vực khám chữa bệnh.

- Các máy móc, thiết bị phải có lý lịch kèm theo và sẽ được đo đạc, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật.

- Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt, các phương tiện và thiết bị chữa cháy hiệu quả.

- Thiết lập đội thường trực ứng phó với sự cố cháy nổ, liên tục đi kiểm tra độ an toàn của các thiết bị có thể dễ gây ra cháy nổ.

- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các thiết bị phòng cháy chữa cháy, tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ công nhân viên của Bệnh viện phương pháp phòng cháy chữa cháy, 6 tháng/lần.

- Thiết kế và xây dựng hệ thống cấp nước với quy mô dự trữ đảm bảo cho công tác phòng cháy chữa cháy của Bệnh viện.

- Phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra thường xuyên công tác phòng chống cháy nổ.

Đối với khu vực kho hóa chất/thuốc, nguyên liệu hoặc nguyên liệu dễ cháy của Bệnh viện:

- Không được xếp cùng kho các loại hóa chất có khả năng phản ứng với nhau;

- Lắp đặt hệ thống thông gió cho các kho chứa để tránh tích tụ nồng độ đến mức nguy hiểm.

- Chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc đèn phòng cháy nổ trong các kho dễ cháy nổ.

Phòng cháy các thiết bị điện:

- Các thiết bị điện sẽ được tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng.

- Lắp đặt các thiết bị bảo vệ quá tải, ngắt tự động;

- Những khu vực nhiệt độ cao, dây điện sẽ được đi ngầm hoặc được bảo vệ bằng vật liệu bảo ôn đạt tiêu chuẩn.

Hệ thống chống sét:

- Đối với hệ thống chống sét, cột thu lôi cần được lắp đặt tại vị trí cao nhất của công trình trong bệnh viện.

- Lắp đặt hệ thống lưới chống sét cho các công trình trong bệnh viện có độ cao > 15m bao gồm các cột thu lôi bố trí quanh mái nhà.

- Tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy.

Các biện pháp ứng phó khi xảy ra cháy nổ:

- Khi xảy ra sự cố cháy nổ phải ngay lập tức thông báo với cơ quan chức năng gần nhất, các ban ngành và đoàn thể để kịp thời ứng phó.

- Di dời bệnh nhân đến khu vực an toàn.

- Hỗ trợ tối đa cho lực lượng PCCC để kịp thời dập tắt được đám cháy và đảm bảo hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.

- Sử dụng khí FM-200 để xử lý các đám cháy tại khu vực: các khoa thuộc khối cận lâm sàn, phòng máy phát điện.

+ Hiệu quả đối với các đám cháy: Loại A: Đám cháy của vật liệu rắn, thường là chất hữu cơ, trong đó sự cháy thường diễn ra cùng với sự tạo than hồng. Loại B: Đám cháy của các chất lỏng hoặc chất rắn hóa lỏng được. Loại C: Đám cháy của các chất khí.

+ Loại bỏ nhiệt từ đám cháy, làm gián đoạn chuỗi phản ứng cháy và không làm giảm lượng oxy trong không khí như CO2.

+ Hệ thống hoạt động ở 2 chế độ: bằng tay và tự động.

* Chế độ tự động: khi chỉ có 1 loại đầu báo cháy (hoặc nhiệt hoặc khói) cảm biến được nhiệt hoặc khói trong cùng một khu vực, tủ trung tâm phát tín hiệu cảnh báo mức 1, tác động chuông của khu vực đó để cảnh báo mọi người có sự cố cháy, van điều khiển kích hệ thống bình chứa khí FM – 200 chưa bị tác động. Khi cả hai loại đầu báo khác loại vừa nhiệt vừa khói trong cùng một khu vực bị tác động, tủ trung tâm phát tín hiệu cảnh báo mức 2 (khác với tín hiệu mức 1), tác động chuông và còi của khu vực đó, sau một thời gian trễ (30 giây) đủ để mọi người di tản khỏi khu vực nguy hiểm, tủ trung tâm cấp điện cho van điều khiển để kích hoạt hệ thống bình chứa khí FM – 200. Lúc này khí FM – 200 được phun ra để dập tắp đám cháy. Nếu trong thời gian 30 giây (từ lúc có cảnh báo mức 2), có thể nhấn nút trì hoãn của khu vực đó để trì hoãn quá trình kích hoạt van điều khiển hệ thống chữa cháy.

* Chế độ bằng tay: hệ thống sẽ tác động phun khí FM – 200, khi nút nhấn kích hoạt xả khí bằng tay bị tác động lúc này trung tâm phát tín hiệu cảnh báo (tác động còi của khu vực đó) xả khí FM – 200 vào khu vực cần bảo vệ.

Kiểm soát hóa chất sử dụng y tế

Nhằm ngăn ngừa các sự cố xảy ra ảnh hưởng đến môi trường và con người, các quy định cách xếp dỡ, bảo quản và sử dụng hóa chất được Bệnh viện thực hiện trong các khoa, phòng, bộ phận có sử dụng hóa chất như sau:

Trách nhiệm kiểm soát hóa chất của các khoa, phòng, các bộ phận:

- Bảo quản:

+ Trên kệ có dán nhãn theo đúng kệ, khu vực để hóa chất.

+ Nơi đặt thông thoáng

+ Cấm lửa, không đặt dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời + Đóng kín nắp vật chứa, vật chứa không rò rỉ

+ Sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn, chắc chắn - Sử dụng:

+ Hóa chất độc hại: khi đổ hóa chất từ vật chứa này sang vật chứa khác phải đeo kính bảo vệ và khẩu trang; Đóng kín nắp vật chứa sau khi sử dụng.

+ Hóa chất thông thường: Thực hiện tuân thủ theo các hướng dẫn trong Bảng dữ liệu an toàn vật liệu đối với từng loại hóa chất.

- Xử lý sự cố:

+ Khi đổ ra ngoài: Nhân viên thao tác dùng khăn vải lau khô.

+ Khi vào mắt: Dùng nước rửa liền, lên phòng cấp cứu

+ Khi rò rỉ: Trưởng đơn vị tiến hành thay thế vật chứa mới/hàn lại ngay.

Khi cháy: người phát hiện dùng bình CO

+ Trưởng khoa/phòng/bộ phận hoặc người được chỉ định 1 tháng/lần kiểm tra nơi bảo quản hóa chất.

- Thuốc hết hạn sử dụng

+ Làm các thủ tục thu hồi và hủy thuốc.

+ Tổ chức bảo quản và kiểm tra thuốc đúng theo quy định, tránh tình trạng lưu hành thuốc đã hết hạn sử dụng.

Trách nhiệm của người bảo quản hóa chất trong hoạt động xuất nhập hóa chất

- Khi nhập hay xuất hóa chất sẽ được ghi nhận đầy đủ theo “Sổ xuất – nhập” và được kiểm tra hóa chất không có bất thường;

- Nhân viên xếp dỡ sẽ kiểm tra xác nhận là vật chứa hóa chất không rò rỉ, không hư hại và không va chạm khi vận chuyển. Trong trường hợp nếu có rò rỉ hay hư hại sẽ xử lý tức thời và báo cáo Trưởng khoa/phòng/bộ phận.

- Đảm bảo trong quá trình vận chuyển không va chạm đổ, không chất quá nhiều và không chắc chắn.

- Phân loại chất thải hóa chất khi xử lý, hủy bỏ.

Khống chế rủi ro do phơi nhiễm bức xạ

Để đảm bảo an toàn bức xạ đối với sức khoẻ con người, phòng đặt thiết bị X – Quang sẽ tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT – BKHCN – BYT về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

Giải pháp thiết kế: tuân thủ theo TCVN 52 TCN-CTYT 40:2005 – Tiêu chuẩn thiết kế - Khoa chuẩn đoán hình ảnh

Nội dung Giải pháp thiết kế

Kết cấu

• Kết cấu công trình của khoa Chẩn đoán hình ảnh sử dụng khung cột thép, bê tông cốt thép, đảm bảo độ bền vững. Tường gạch và các vật liệu hoàn thiện bao che.

Yêu cầu về hoàn thiện công trình

• Khoa Chẩn đoán hình ảnh được thiết kế và xây dựng hoàn thiện với chất lượng cao về kết cấu công trình, nội ngoại thất, sân vườn theo tiêu chuẩn chung của bệnh viện (TCVN 4470:1995)

Nền, sàn

• Nền, sàn của khoa Chẩn đoán hình ảnh không có bậc thang, không chênh cốt hoặc ngưỡng cửa, lát gạch ceramic, granit, tấm vinyl hoặc phủ sơn đặc biệt; đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt, chịu được hoá chất, chống thấm, chống tĩnh điện và dễ vệ sinh.

• Trường hợp khoa Chẩn đoán hình ảnh tại các tầng trên (lầu): sàn được thiết kế đảm bảo an toàn bức xạ cho các tầng phía dưới.

Tường

• Tường của khoa Chẩn đoán hình ảnh được hoàn thiện bằng các giải pháp: trát, ốp vật liệu bền vững, sơn silicat; đảm bảo lớp che phủ bề mặt phẳng, nhẵn, mỹ quan, chống thấm.

Nội dung Giải pháp thiết kế

• Tường bên trong các phòng chiếu, chụp sử dụng vật liệu cản tia xạ (chì lá, vữa barit, cao su chì).

• Tường bên trong khu vực hành lang và các phòng có chuyển cáng, xe và giường đẩy được gắn thanh chống va đập ở độ cao từ 0,7 đến 0,9m (tính từ sàn).

• Tường bên ngoài khoa Chẩn đoán hình ảnh có màu sắc phù hợp chung với bệnh viện.

Trần

• Trần bên trong phòng và hành lang của khoa Chẩn đoán hình ảnh được thiết kế có bề mặt phẳng, nhẵn (không bám bụi) và chống thấm, cách nhiệt tốt.

• Trần bên trong các phòng, hành lang lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, phòng cháy, chữa cháy, điều hoà không khí và các thiết bị kỹ thuật (có các giải pháp kết cấu đảm bảo lắp đặt thiết bị).

• Trần bên trong các phòng chụp được trát bằng vữa barit hoặc ốp vật liệu cản tia xạ (nếu có tầng trên).

Cửa ra vào: cửa ra vào trong khoa

Chẩn đoán hình ảnh gồm các loại

• Cửa thông thường.

• Cửa chắn tia bức xạ.

Cửa chắn tia bức xạ đảm bảo các yêu cầu:

+ Cánh cửa bọc vật liệu cản tia (chì lá, cao su chì....).

+ Có đèn hiệu, biển cảnh báo bức xạ ở ngang tầm mắt ở mặt phía bên ngoài phòng.

+ Cửa đóng mở nhẹ nhàng, đảm bảo kín không để lọt tia xạ khi chiếu, chụp.

Cửa sổ

• Có khuôn, cánh cửa bằng gỗ hoặc kim loại (nhôm, thép) kết hợp với kính trong hoặc mờ để chiếu sáng tự nhiên và có chốt đóng an toàn.

• Các phòng đặt thiết bị X – Quang, máy chụp cắt lớp và máy cộng hưởng từ không bố trí cửa sổ để đảm bảo an toàn bức xạ, che chắn sóng điện từ.

Phòng đặt thiết bị

• Phòng đặt thiết bị được thiết kế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn (không để tia xạ lọt ra bên ngoài; không để lọt ánh sáng vào phòng rửa phim...).

Hộp chuyển đồ gắn trên phòng tráng rửa phim

Ô kính quan sát được thiết kế đảm bảo các yêu cầu sau:

• Ô kính chì đảm bảo khả năng cản tia bức xạ.

• Ô kính chì quan sát gắn trên tường phòng chụp X-Quang, CT-

Nội dung Giải pháp thiết kế

theo cấu hình của máy và có kích thước tối thiểu: rộng x cao (600mm x 400mm) với chẩn đoán X-Quang; (1200mm x 800mm) với CT-Scanner và MRI.

Quy định đối với thiết bị chụp X-Quang

Việc lắp đặt, sử dụng các thiết bị chụp X-quang của Bệnh viện sẽ tuân thủ theo đúng Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT – BKHCN – BYT về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

Thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế phải bảo đảm các yêu cầu sau:

1. Mức bức xạ rò của đầu bóng phát tia X không vượt quá 1mGy/giờ tại khoảng cách 1m từ vỏ đầu bóng phát tia X lấy trung bình trên diện tích không vượt quá 100 cm2 cho mọi chế độ làm việc của thiết bị được nhà sản xuất khuyến cáo.

2. Giá trị lọc cố định của hệ đầu bóng phát X - quang trong đơn vị milimét nhôm tương đương (mm Al) phải ghi rõ trên vỏ hộp chứa bóng.

3. Có hệ kiểm tra kích thước chùm tia bằng nguồn sáng, trừ thiết bị X - quang chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng và thiết bị X - quang chụp vú.

4. Các thông số điện áp phát (kV), dòng bóng phát (mA), thời gian phát tia (s) hoặc hằng số phát tia (mAs) phải được hiển thị trên tủ điều khiển khi đặt chế độ làm việc và khi chụp.

5. Đối với thiết bị chụp X - quang, việc phát tia phải được chấm dứt sau một thời gian đặt trước hoặc sau khi đạt giá trị mAs đặt trước hoặc đạt giá trị liều chiếu xạ đặt trước.

6. Đối với thiết bị X - quang soi chiếu phải có bộ kiểm soát tự động chế độ phát tia AEC hoặc công tắc điều khiển phát tia dạng bấm và giữ, bảo đảm thiết bị chỉ phát tia nếu công tắc được bấm, giữ chặt và sẽ ngừng phát tia khi thả công tắc.

7. Thiết bị X - quang di động phải có cáp nối đủ dài để bảo đảm khoảng cách giữa người vận hành thiết bị và bóng phát tối thiểu 2 m. Đối với thiết bị bức xạ khác, khoảng cách này tối thiểu là 3 m.

8. Thiết bị X - quang can thiệp phải có các tấm che chắn cao su chì lắp tại bàn người bệnh để che chắn các tia bức xạ ảnh hưởng đến nhân viên và hệ che chắn treo trên trần để sử dụng cho mục đích bảo vệ mắt và tuyến giáp của nhân viên khi theo dõi người bệnh. Các tấm che chắn cao su chì phải bảo đảm có chiều dày che chắn không nhỏ hơn 0,5 milimét chì tương đương.

Giải pháp ứng phó khi hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố

Hệ thống xử lý nước thải chủ yếu dựa trên công nghệ xử lý sinh học. Để hệ thống xử lý hoạt động hiệu quả, phòng ngừa, giảm thiểu các sự cố xảy ra bệnh viện sẽ cử 1 nhóm kỹ thuật viên phụ trách hệ thống xử lý nước thải. Đơn vị thiết kế, xây dựng sẽ chịu trách nhiệm vận hành thử hệ thống và hỗ trợ việc đào tạo huấn luyện nhóm kỹ thuật viên phụ trách. Nhóm phụ trách hệ thống xử lý sẽ vận hành,theo dõi, kiểm tra thường xuyên hệ thống đảm bảo nước thải đầu ra đạt quy chuẩn. Việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra hệ thống sẽ giúp hệ thống hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa kịp các sự cố khiến hệ thống phải ngưng hoạt động.

Khi hệ thống gặp phải sự cố trong quá trình vận hành, đầu tiên người vận hành phải xác định hiện tượng, khu vực bị sự cố và thiết bị đang bị sự cố trong hệ thống. Sau khi đã xác định được sự cố kể trên thì người vận hành tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu về mức độ nặng nhẹ của sự cố.

- Đối với sự cố mức độ nhẹ như: nhảy rơ le nhiệt, mất điện đột ngột dẫn đến hệ thống bị ngưng, một vài máy không hoạt động… cách giải quyết như sau:

+ Kiểm tra chính xác máy bị sự cố: đo dòng làm việc, đo độ dẫn điện và điện trở. Riêng đối với các máy bơm cần kiểm tra lưu lượng, cột áp và công tắc phao.

+ Kiểm tra rơ le nhiết trong tủ điều khiển, nếu bị nhảy thì cần đo lại dòng làm việc của máy so sánh với dòng định mức và hiệu chỉnh lại.

- Đối với sự cố mức độ nặng: Khi hệ thống gặp sự cố ở mức độ nặng nằm ngoài khả năng xử lý của người vận hành thì cần thực hiện theo chỉ dẫn sau:

+ Bước 1: Xác định nguyên nhân gây ra sự cố, xác định khu vực bị sự cố (cục bộ hay trên diện rộng, một thiết bị hay nhiều thiết bị), nếu sự cố đó ảnh hưởng lớn thì phải ngưng ngay hệ thống tránh trường hợp hỏng theo dây chuyền. Nếu chỉ một vài thiết bị gặp sự cố mà không gây ảnh hưởng lớn thì vẫn để hệ thống tiếp tục hoạt động. Nhưng ngay sau đó phải sửa chữa thiết bị hư hỏng.

+ Bước 2: Gửi công văn thông báo cho cơ quan quản lý tại địa phương và cơ quan chức năng (Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, Chi cục Bảo vệ Môi trường Tp.HCM) + Bước 3: Báo cáo cho người phụ trách trực tiếp để cử cán bộ kỹ thuật viên tới sửa chữa

khắc phục sự cố.

Viết báo cáo tường trình (hoặc biên bản sự cố), báo cáo trong sổ vận hành ghi rõ nguyên nhân xác định được để tránh trường hợp tương tự xảy ra.

Biện pháp ứng phó sự cố tai nạn nghề nghiệp

Để đảm bảo an toàn lao động, phòng chống tai nạn nghề nghiệp cho nhân viên y tế, bác sỹ, cần trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ như: khẩu trang, găng tay, quần bảo hộ, mũ, kính và dép. Tiến hành khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho nhân viên nhằm đảm bảo quyền lợi và phòng tránh các yếu tố nguy cơ phơi nhiễm bệnh nghể nghiệp.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỚI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN VỚI QUY MÔ 1000 GIƯỜNG BỆNH (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)