CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Khối lượng phát sinh:
Chất thải lây nhiễm phát sinh từ các phòng, khoa với thành phần chủ yếu là dây truyền dịch, ống kim tiêm, vật sắc nhọn nhiễm thành phần nguy hại, bệnh phẩm, bông băng, gòn gạc,...
lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện hiện hữu khoảng 3.337 kg (Chứng từ thu gom 6 tháng đầu năm 2023 của Bệnh viện ĐK KV Hóc Môn), dự kiến khối lượng chất thải lây nhiễm dự án đi vào hoạt động chính thức khoảng 6.674 kg/năm.
Biện pháp thu gom, xử lý:
Chất thải lây nhiễm tại Bệnh viện sẽ được phân loại và đựng trong các thùng chứa riêng biệt.
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (Loại A): đựng trong hộp màu vàng
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (Loại B): đựng trong thùng rác có lót túi màu vàng;
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (Loại C): đựng trong thùng rác có lót túi màu vàng;
+ Chất thải giải phẫu (Loại D): đựng trong thùng có lót 2 lần túi màu vàng;
Chất thải sắc nhọn (kim tiêm, tiêu bản xét nghiệm, mảnh thủy tinh vỡ có dính bệnh phẩm,
khi bỏ vào thùng dành cho vật sắc nhọn. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn gồm có bông băng, gòn gạc, giấy thấm, các chất thải không sắc nhọn khác thấm dính chứa máu, chứa vi sinh vật gây bệnh. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng dính mẫu bệnh phẩm (lọ nước tiểu, lọ phân, lọ đàm), khu vực lấy mẫu xét nghiệm người mắc bệnh truyền nhiễm được xử lý sơ bộ ở gần nơi phát sinh chất thải để loại bỏ mầm bệnh, các loại chất thải này được hấp bằng nồi hấp ướt, trường hợp chất thải quá tải so với nồi hấp tại khoa, kỹ thuật viên không thể hấp khử trùng tại khoa thì khi thu gom túi đựng chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao được buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi và bỏ vào thùng gom chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dãn nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO”, thu gom và lưu trữ riêng tại khu lưu giữ chất thải lây nhiễm để xử lý hoặc chuyển cho đơn vị có chức năng thu gom theo quy định. Các đồ dụng, dụng cụ thấm máu sẽ được làm sạch và khuẩn sơ bộ ngay bằng các dung dịch khử khuẩn Cloramin B 1% với tỉ lệ 1:1 trong thời gian 15 phút sau đó thu gom theo quy định. Chất thải đã được phân loại sẽ được các hộ lý đến thu gom định kỳ tại các khoa phòng 1 ngày/lần và khi cần trên các xe đẩy tay chuyên dụng. Trong quá trình thu gom, chất thải sẽ được buộc kín miệng và các thùng chứa chất thải có nắp đậy kín.
Chất thải sau khi thu gom, sẽ được vận chuyển về khu vực chứa chất thải lây nhiễm bố trí tại tầng 1 với diện tích lưu chứa 24,77 m2 được thiết kế mái tôn, tường tôn, sàn bê tông có gờ chống tràn.
Bệnh viện hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô Thị Thành phố Hồ Chí Minh để thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định với tần suất thu gom là 1 ngày/lần (Theo hợp đồng kinh tế số 1252//HĐ.MTĐT-RYT/23.4.VX ngày 30/12/2022).
Bảng 3.15. Công trình lưu giữ chất thải lây nhiễm
STT Công trình lưu giữ Số lượng Diện tích Đặc tính kỹ thuật 1 Khu chứa chất thải lây nhiễm 1 24,77 m2 Tường gạch 2 Thùng chứa chất thải lây nhiễm 80 25 lít Nhựa PVC 3 Thùng chứa chất thải lây nhiễm 80 90 lít Nhựa PVC 4 Thùng chứa chất thải lây nhiễm 20 160 lít Nhựa PVC 5 Thùng chứa chất thải lây nhiễm 30 240 lít Nhựa PVC
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, 2023) 3.4.2. Chất thải nguy hại không lây nhiễm
Ngoài các chất thải y tế nguy hại trên thì Bệnh viện còn phát sinh một số những thành phần chất thải nguy hại khác bao gồm:
- Bùn thải: bùn thải phát sinh từ các bể tự hoại và từ trạm xử lý nước thải tập trung.
- Giẻ lau dính dầu mỡ từ việc bảo dưỡng máy móc, thiết bị: ước tính khoảng 20 kg/năm.
- Chai lọ thủy tinh, bóng đèn vỡ: ước tính khoảng 20 – 40 bóng/năm.
- Than hoạt tính đã qua sử dụng trong tủ hút tại các phòng kiểm nghiệm, xét nghiệm sinh hóa,…
Chất thải nguy hại không lây nhiễm của bệnh viện được thu gom lưu chứa bằng thùng màu đen có dung tích từ 30 lít đến 120 lít.
Bảng 3.16. Bảng tổng hợp khối lượng CTNH không lây nhiễm của Bệnh viện
STT Tên chất thải Mã số
CTNH
Khối lượng dự kiến phát sinh khi dự án đi vào hoạt động chính thức
(kg/năm) 1 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải 10 02 03 105.339 2 Giẻ lau dính dầu mỡ từ việc bảo dưỡng
máy móc, thiết bị 18 02 01 20
3 Chai lọ thủy tinh, bóng đèn vỡ 16 01 06 20
4 Than hoạt tính đã qua sử dụng 18 02 01 460
5 Pin thải 16 01 12 10
8Tổng cộng 105.849
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, 2023) Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải.
Bùn thải từ trạm xử lý nước thải được tính toán theo công thức thực nghiệm:
G = Q*(0,8*TSS + 0,3*S)*10-3 (kg/ngày).
Trong đó:
Q: Lưu lượng nước thải cần xử lý (Q = 1.430 m3/ngđ) TSS: Hàm lượng cặn lơ lửng (TSS = 218,6 mg/l) S: Hàm lượng BOD5 được khử (S = 89,8 mg/l)
Áp dụng công thức trên, tính toán được G = 1.430*(0,8*218,6 + 0,3*89,8)*10-3 = 288,6 (kg/ngày). Khối lượng bùn thải này không lớn nhưng với thành phần các chất gây ô nhiễm, nhất là về chỉ tiêu vi sinh khá cao nếu không được thu gom và xử lý hàng ngày sẽ là mầm gây bệnh dịch lớn đối với bệnh nhân, y bác sỹ của bệnh viện và người dân địa phương. Bệnh viện sẽ có biện pháp lưu trữ an toàn và hợp đồng với đơn vị thu gom, xử lý chất thải nguy hại đưa đi xử lý, không gây tác động xấu đến môi trường.
Chất thải nguy hại không lây nhiễm phát sinh tại các phòng khoa được thu gom vào thùng đựng chất thải màu đen loại 22 lít, số lượng 15 thùng. Chất thải nguy hại phát sinh được thu gom và lưu chứa tại kho chất thải nguy hại của bệnh viện có diện tích 15,25 m2.
Chất thải nguy hại phát sinh được bệnh viện ký hợp đồng thu gom và bàn giao cho đơn
Thông số kỹ thuật của công trình thu gom, lưu trữ CTNH của bệnh viện:
Bảng 3.17. Thông số kỹ thuật công trình thu gom, lưu trữ CTNH
STT Công trình lưu giữ Số lượng Diện tích Đặc tính kỹ thuật 1 Kho chứa CTNH không lây nhiễm 1 15,25 m2 Tường gạch 2 Thùng chứa CTNH không lây
nhiễm 80 30 lít Nhựa PVC
3 Thùng chứa CTNH không lây
nhiễm 80 60 lít Nhựa PVC
4 Thùng chứa CTNH không lây
nhiễm 20 120 lít Nhựa PVC
➢ Quản lý kho chứa rác thải y tế
- Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng. Rác thải y tế được lưu giữ trong kho chứa rác của bệnh viện, đảm bảo đủ chứa lượng rác y tế phát sinh hàng ngày.
- Nhiệt độ trong các nhà chứa rác luôn được giữ ở mức dưới 20oC nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra nhà chứa rác được lắp đặt đèn tia cực tím để sát trùng môi trường.
- Công suất máy lạnh 2HP tại phòng chứa chất thải lây nhiễm và nhiệt độ ≤ 20 độ C.
Hình 3. 15. Vị trí 4 nhà rác trên bản vẽ mặt bằng (Đính kèm BV MB tầng 1 – A.01.01.03)
Khu vực 4 nhà chứa CTR