3.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi, khí thải
3.1.2.1.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải phát sinh do hoạt động san nền
Để giảm thiểu ô nhiễm bụi khuyếch tán từ quá trình đào đất san nền, phá dỡ cải tạo nhà xưởng, dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dựán “Công ty TNHH MPT Solution (Việt Nam)”
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MPT Solution (Việt Nam)
Đơn vịtư vấn: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Trường Thành 105 - Quây rào chắn tại vị trí xây dựng các hạng mục công trình.
- Tiến hành phun nước để giảm thiểu bụi phát sinh ngay tại công trường nơi có phát sinh bụi. Mật độ phun 1-2 lần/ngày, tăng cường mật độ vào ngày hanh khô. Vào những thời điểm có nắng to và gió, cần phun ẩm ít nhất là 3 lần một ngày.
- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho cán bộcông nhân viên lao động trực tiếp tại công trường (kính, mũ, khẩu trang, nút tai), nhằm giảm thiểu các tác động của bụi đến sức khoẻ của người lao động.
- Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động do bụi, khí thải từ hoạt động xây dựng tới các khu vực xung quanh dự án.
3.1.2.1.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải phát sinh do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị
- Tận dụng đất đá thải, phế thải, hạn chếđổ thải ra ngoài. Tận dụng đất đào móng khu vực xây dựng các nhà kho để san nền khu vực xung quanh, do hiện trạng khu vực đất dự trữ có cốt nền thấp hơn nền đường xung quanh.
- Tất cả các loại xe chuyên chởđất cát, vật liệu xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn về chuyên chở: Sàn xe vận chuyển nguyên vật liệu và phế thải được lót kín, phải có bạt che phủ vật liệu, vận chuyển đúng tải trọng, không nổ máy trong thời gian chờ xếp dỡ nguyên vật liệu, kiểm soát tốc độ.... Chủcác phương tiện vận chuyển chịu trách nhiệm về việc làm rơi vãi vật liệu ra đường khi vận chuyển;
- Thực hiện biện pháp bao che công trình bằng lưới, rào chắn với các công trình thi công ở giai đoạn phát sinh nhiều bụi;
- Tổ chức các đội chuyên trách thu dọn các vật liệu rơi vãi tại xung quanh khu vực công trường và các khu vực phụ cận;
- Trang bịđầy đủđồ bảo hộlao động cho cán bộcông nhân viên lao động trực tiếp tại công trường (kính, mũ, khẩu trang, nút tai), nhằm giảm thiểu các tác động của bụi đến sức khoẻ của người lao động;
3.1.2.1.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải phát sinh do hoạt động thi công các hạng mục công trình dự án
- Khu vực dự án trong những ngày nắng, để hạn chế mức độ ô nhiễm khói bụi tại công trường, các sân bãi tập kết vật liệu xây dựng và tuyến đường ra vào khu vực dự án sẽđược phun nước thường xuyên nhằm hạn chế bụi, đất đá theo hướng gió phát tán vào không khí;
- Hạn chế việc tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm. Nguyên vật liệu được nhập vềcông trường căn cứ vào tiến độcông trình, đảm bảo không đểlưu lại công trường quá thời gian quy định theo quy trình tổ chức thi công (do đơn vị nhà thầu thi
công thực hiện).
- Các hạng mục khi hoàn thành đến đâu sẽđược che chắn đến đó bằng lưới công trình và hàng rào tôn;
- Trang bị bảo hộ lao động: khẩu trang chống bụi, nút bịt tai, quần áo, nón, mũ, găng tay bảo hộlao động,… cho công nhân làm việc tại công trường;
- Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn lao động, tuyên truyền vềcác tác động tiêu cực do khí thải từcác công tác hàn, đốt nóng chảy trong giai đoạn thi công.
- Không sử dụng các loại phương tiện, máy móc quá cũ để phục vụ cho quá trình thi công công trình. Các loại xe phải đảm bảo tiêu chuẩn xe chuyên dụng và có giấy phép của Đăng kiểm Việt Nam.
- Thực hiện đúng tiến độ đã đề xuất.
- Thành lập một đội vệ sinh khoảng 1-2 người thu dọn nguyên vật liệu rơi vãi trong các khu vực thi công.
3.1.2.1.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải trong quá trình hàn
Tuy tải lượng từquá trình hàn không cao nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân và thợ hàn. Vì vậy các giải pháp giảm thiểu tác hại của quá trình hàn như sau:
Thợ hàn cần được trang bị vật dụng bảo hộlao động như mũ hàn. Mũ hàn sẽ bảo vệ khỏi ảnh hưởng của tia cực tím, tia hồng ngoại lên mắt và da vùng mặt, bảo vệ khỏi xỉ hàn nóng chảy bắn vào (Tia cực tím gây ra viêm giác mạc cho mắt khi tiếp xúc nhiều.
Đối với da khi tiếp xúc nhiều với hồ quang sẽ gây ra hiện tượng bỏng da).
- Mũ hàn cần nhẹđể tránh gây hiện tượng mỏi khi hàn lâu; trang bị kính bảo vệ phù hợp đối với từng công việc hàn, vừa bảo vệđược mắt khỏi các tia nguy hiểm, và trông rõ được vũng hàn và dòng hồ quang;
- Quần áo và trang bị bảo vệ tay chân cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệnhưng cũng thỏa mãn dễ dàng hoạt động cho người công nhân.
- Chú ý khi bảo vệ tay vì vùng này là nơi tiếp xúc gần nhất với hồ quang hàn.
Găng tay hàn vừa phải đảm bảo độan toàn và đảm bảo thao tác que hàn nên nó cần thiết kế vừa vặn.
- Quần và giày bảo vệ cũng cần phải đáp ứng kép về bảo vệ cũng như dễ hoạt động. Giày bảo vệ nên cao cổ hoặc được quần phủ phần cổ chân. Trong một sốtrường hợp khi hàn TIG công nhân hàn có thể chỉ cần trang bị tạp dềda để che phần chân.
3.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải 3.1.2.2.1. Nước thải sinh hoạt
- Căn cứ vào việc xây dựng các dự án có quy mô tương tự, Dự án lắp đặt 02 nhà vệsinh lưu động, loại 3m³/nhà dưới hình thức thuê của các công ty vệsinh môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dựán “Công ty TNHH MPT Solution (Việt Nam)”
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MPT Solution (Việt Nam)
Đơn vịtư vấn: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Trường Thành 107 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 01 nhà vệsinh đặt tại khu vực xây dựng tại lô G1-3-4-6-8 và 01 nhà vệsinh đặt tại khu vực xây dựng lô E9-1. Sau khi kết thúc giai đoạn thi công xây dựng, các nhà vệ sinh công cộng này sẽđược nhà thầu thi công phải trả lại đơn vị cho thuê nhà vệsinh di động.
- Phân bùn từ bể phốt công trường sẽdo đơn vị cung cấp dịch vụ VSMT có chức năng thu gom và xửlý theo định kỳ 1 tuần/lần.
- Các biện pháp thu gom chất thải (nước thải) từ công nhân thi công tuân thủ các quy định về bảo vệmôi trường hiện hành.
Nhà vệsinh di động vật liệu chế tạo bằng vật liệu nhựa composite cốt sợi thủy tinh cao cấp (F.R.P) kết cấu nguyên khối, hoàn chỉnh, có độ bền cao, dễ lắp đặt và sử dụng.
3.1.2.2.2. Nước thải thi công xây dựng - Biện pháp giảm thiểu:
+ Không xảnước thải thi công trực tiếp xuống hệ thống thoát nước trong khu vực.
+ Nước thải phát sinh trong quá trình thi công sẽđược dẫn theo mương tạm về các hố lắng đã chuẩn bị trước, để lắng. Nước tại các hố lắng được tái sử dụng để làm ẩm nguyên vật liệu, đất đá thải trước khi vận chuyển hoặc tưới nước dập bụi công trường thi công, không xả thải ra môi trường.
- Biện pháp kỹ thuật:
+ Nước thải thi công được xử lý lắng loại bỏ bùn cặn trước khi xảvào môi trường bằng hố lắng. Tại mỗi khu vực thi công bố trí 01 hồ lắng, dung tích khoảng 4 m3/hố, có kích thước D×R×C = 2m×2m×1m (Số lượng, kích thước hố lắng có thể thay đổi tuỳ theo tình hình thi công thực tế). Nước tại các hố lắng được tái sử dụng để làm ẩm nguyên vật liệu, đất đá thải trước khi vận chuyển hoặc tưới nước dập bụi công trường thi công, không xả thải ra môi trường.
+ Thực hiện công tác vệ sinh hố lắng, hố ga thu nước mưa thường xuyên (2-3 lần/tuần). Bùn đất và cát tại hố lắng, lọc được nạo vét, phơi bùn và vận chuyển xử lý cùng chất thải thi công.
Hiệu quả thực hiện: Lắng tạm thời, loại bỏ cặn bẩn trong nước thải thi công là biện pháp khả thi nhất và có hiệu quảtương đối cho việc giảm thiểu các tác động môi trường đối với thi công dự án.
3.1.2.2.3. Nước mưa chảy tràn - Đẩy nhanh tiến độ thi công.
- Thực hiện quản lý các loại nguyên vật liệu, chất thải xây dựng, che chắn các khu vực bãi tập kết nguyên vật liệu không để bị cuốn theo nước mưa chảy tràn gây tắc nghẽn cục bộ.
- Hệ thống thoát nước mưa của dự án được thu gom vào rãnh thoát nước mặt xung quanh vị trí xây dựng các công trình đến các hố ga lắng cặn và tách rác (dung tích 1,5 m3, kích thước: 1,5x1,0x1,0 m) sau đó chảy vào hệ thống thoát nước mưa của KCN.
Cấu tạo rãnh thoát nước mặt là rãnh đất đào, gia cố đầm nện chặt.
- Thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng, không thải bỏ tràn lan.
- Thường xuyên quét dọn để đảm bảo vệ sinh tại công trường, hạn chế tối đa các vật liệu rơi vãi, kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước.
Không tập trung các loại vật liệu gần tuyến cống thoát nước.
- Giữ gìn môi trường tại khu vực lán trại; thu gom, dọn dẹp, vận chuyển rác thải sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng vào cuối ngày làm việc và đổ thải đúng nơi quy định nhằm hạn chế tình trạng nước mưa cuốn theo các chất thải phát sinh trên bề mặt công trình.
Sơ đồ tổ chức thoát nước tại công trường khu vực thi công dự án
Hình 3. 2. Sơ đồ tổ chức thoát nước tại công trường khu vực dự án
3.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại
3.1.2.3.1. Biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn sinh hoạt
Các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt của công nhân bao gồm:
- Tuyên truyền nâng cao ý thức công nhân trong việc phân loại rác thải sinh hoạt.
CTRSH sẽđược phân loại thành 3 loại: Chất thải thực phẩm, chất thải có thể tái chế và chất thải khác.
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu tại bữa ăn trưa của công nhân làm việc trên công trường. Tại mỗi khu vực thi công, đặt 3 thùng đựng rác dung tích 50 lít, có nắp đậy để công nhân tự phân loại và đổ các loại CTRSH vào đúng loại thùng rác quy định.
Tổng cộng 6 thùng rác tại 2 khu vực thi công. Chất thải sinh hoạt được thu gom hàng
Nước mưa Nước thải sinh
hoạt Nước thải thi công
Hệ thống thoát nước mưa KCN
Nhà vệ sinh di động Hố lắng cặn Hố lắng cặn
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dựán “Công ty TNHH MPT Solution (Việt Nam)”
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MPT Solution (Việt Nam)
Đơn vịtư vấn: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Trường Thành 109 ngày vềkho lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt hiện tại của nhà máy.
- Yêu cầu đối với công nhân công trường: Không xả rác bừa bãi sau các bữa ăn, rác sinh hoạt được thu gom và tập trung vào các thùng chứa chờ xử lý.
3.1.2.3.2. Biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn xây dựng Đơn vị thi công sẽ thực hiện phân loại chất thải xây dựng tại nguồn:
- Các phế liệu có thể tái chế, tái sử dụng như bao bì xi măng, chai lọ và sắt, thép vụn…được tập kết, thu gom vào 1 vị trí gần khu vực tập kết nguyên vật liệu thi công xây dựng, sau đó bán cho người thu mua. Lượng chất thải này phát sinh không nhiều, do đó thiết kế 01 vị trí tập kết với diện tích khoảng 2m2 (1m×2m).
- Các loại chất thải như: gạch vụn, bê tông vụn, đất đá phát sinh từ quá trình xây dựng… sẽ được thu gom tập trung vào 1 vị trí gần khu vực phát sinh (vị trí này có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí thực hiện thi công, san nền). Ký hợp đồng với các đơn vị vận chuyển và xử lý.
- Đất đào từ quá trình đào móng nhà xưởng được tận dụng để tôn nền các khu vực xung quanh. Phần còn thừa được đơn vị thi công vận chuyển tới nơi đổ thải theo quy định.
- Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn thi công được xử lý ngay sau khi phát sinh nhằm đảm bảo được mỹquan môi trường, đồng thời trả lại mặt bằng sau thi công.
3.1.2.3.4. Biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải nguy hại
Hoạt động thi công sẽ phát sinh 1 lượng chất thải nguy hại từ: thùng sơn, giẻ lau chứa dầu mỡ, dầu mỡ thải…Đơn vị thi công sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn cho các công nhân thi công thu gom, phân loại, lưu giữ, cụ thểnhư sau:
- Thùng sơn, phụ gia phát sinh trong quá trình thi công và hoàn thiện được thu gom tại các khu vực thi công xây dựng sau đó đưa sang lưu giữ tại kho chứa CTNH của nhà máy tại lô G1-3-4-6-8.
- Các loại chất thải nhiễm dầu, mỡ phát sinh chủ yếu từ các hoạt động rửa và vệ sinh xe, máy móc, thiết bị, khắc phục sự cốhư hỏng máy móc trong thi công. Hạn chế tối đa việc sửa chữa máy móc trên công trường. Đối với giẻ lau dính dầu có thểđược sử dụng nhiều lần, nhưng sau khi sử dụng tất cả giẻ lau dính dầu mỡđều sẽđược thu gom vào 01 thùng chứa có dung tích 100 lít.
- Hạn chế việc tiếp nhiên liệu cho các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công trên công trường. Việc tiếp nhiên liệu của các phương tiện máy móc thi công được thực hiện đảm bảo hạn chế tối đa việc rơi rớt nhiên liệu ra ngoài. Sử dụng giẻlau để thấm dầu mỡrơi rớt từ quá trình tiếp liệu, sau đó thu gom vào thùng chứa CTNH. Dầu mỡ thải cũng sẽđược thu gom và lưu giữ tạm thời trong thùng chứa riêng biệt có nắp đậy và dán nhãn theo TCVN 6707:2009, tại vị trí an toàn. Không thực hiện bảo dưỡng máy móc, thiết bị
tại vịtrí công trường.
Toàn bộCTNH phát sinh sau khi được thu gom vào các thùng chứa tại công trường, sẽđược nhân viên phụ trách vệ sinh vận chuyển vềlưu giữ tại kho CTNH hiện tại của nhà máy tại lô G1-3-4-6-8. Nhà máy đã ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý các loại CTNH phát sinh.
3.1.2.4. Các công trình, biện pháp giảm ồn, rung
- Kiểm soát mức ồn, rung từ hoạt động vận chuyển trong thi công: phương tiện sử dụng không chởvượt quá tải trọng cho phép, tắt máy khi không cần thiết.
- Lựa chọn máy móc, thiết bị có mức ồn nguồn thấp. Các thiết bị, máy móc đặt cố định hoặc di chuyển trong một phạm vi ngắn để thi công một hạng mục liên tục trong nhiều giờ sẽ lựa chọn chủng loại có mức ồn, rung nguồn thấp sao cho cùng một đối tượng thi công nhưng mức ồn tác động đến các đối tượng là nhỏ nhất.
- Hạn chế vận hành đồng thời các thiết bị gây ồn bằng cách bố trí thời gian, sắp xếp các hoạt động thi công hợp lý, tắt những máy móc hoạt động gián đoạn khi không cần thiết để giảm mức ồn tích lũy ở mức thấp nhất.
- Thực hiện bảo dưỡng thiết bị, máy móc thi công thường xuyên trong suốt thời gian thi công (bên ngoài công trường).
- Tất cả các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do tiếng ồn thi công được đưa vào kế hoạch quản lý và giám sát môi trường trong giai đoạn thi công. Thông qua hoạt động giám sát, nếu thấy cần thiết Chủ dự án sẽtăng cường các biện pháp để duy trì tiếng ồn, độ rung ở mức chấp nhận được.
3.1.2.5. Các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động khác
3.1.2.5.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do chiếm dụng đường giao thông
Để hạn chếảnh hưởng của hoạt động vận chuyển vật liệu của dựán đến hoạt động giao thông trong khu vực, Chủđầu tư, Nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp như lắp đặt hệ thống đèn và biển báo tại đoạn đường rẽvào công trường xây dựng.
Các xe tải vận chuyển sẽđược đảm bảo các thông số kỹ thuật, đăng kiểm định kỳ khi đưa vào sử dụng. Không sử dụng xe quá cũ vận chuyển nguyên vật liệu. Không chuyên chở vật tư, vật liệu quá trọng tải, vượt độ dài cho phép.
Lập kế hoạch vận chuyển hợp lý, không vận chuyển vào các khung giờcao điểm, tránh xảy ra hiện tượng ách tác giao thông tại các tuyến đường.
Vật liệu thi công được tập kết gọn gàng trong phạm vi giới hạn của dự án, không đổ vật liệu ngoài phạm vi Dự án.
Các loại phương tiện, máy móc thi công, công nhân được di chuyển trong phạm vi đường vào dựán thi công theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và tổ chuyên trách an toàn
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dựán “Công ty TNHH MPT Solution (Việt Nam)”
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MPT Solution (Việt Nam)
Đơn vịtư vấn: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Trường Thành 111 giao thông và vệsinh môi trường.
3.1.2.5.2. Biện pháp giảm thiểu các vấn đề xã hội trong giai đoạn thi công dự án - Các nhà thầu thi công sẽ tiến hành đăng ký tạm trú cho công nhân với chính quyền địa phương đối với các công nhân tới từ địa phương khác, thông báo, phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý hành chính những người vào làm trong dự án nhằm tránh phát sinh các tệ nạn xã hội, giảm thiểu xung đột giữa công nhân với người dân địa phương.
- Giáo dục, tuyên tuyền ý thức công dân, ý thức bảo vệ môi trường khu vực đối với công nhân xây dựng tại khu vực dự án.
- Tất cả công nhân có thẻ khi ra vào khu vực dựán để thuận tiện cho công tác quản lý.
- Thường xuyên theo dõi, quản lý hoạt động của công nhân lao động trong khu vực dự án tránh xảy ra các xung đột cộng đồng, các tranh chấp và mâu thuẫn v.v...
3.1.2.6. Các công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cốmôi trường 3.1.2.6.1. Biện pháp an toàn lao động
Để phòng ngừa tai nạn lao động tại công trường thi công, Chủđầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng và ban hành nội quy làm việc tại công trường, bao gồm nội quy ra vào công trường, nội quy vềan toàn lao động, các quy định về việc sử dụng các máy móc, thiết bị... phổ biến và quán triệt công nhân tuân thủ.
- Trang bịđầy đủcác phương tiện bảo hộlao động cho công nhân.
- Quán triệt công nhân vận hành máy móc tuyệt đối tuân theo quy trình thao tác và an toàn hiện hành.
- Hệ thống điện ở công trường phải được bố trí hợp lý, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định an toàn sử dụng điện.
- Tất cảcông nhân tham gia lao động trên công trường xây dựng đều được học tập vềcác quy định an toàn – vệsinh lao động. Các công nhân tham gia vận hành máy móc thiết bị thi công được huấn luyện và thực hành các thao tác đúng cách khi có sự cố, có chứng chỉ vận hành, vận hành đúng vị trí, kiểm tra và bảo trì kỹ thuật chính xác;
- Tuân thủ các quy định vềATLĐ khi tổ chức thi công, bố trí hợp lý các thiết bị máy móc thi công đểngăn ngừa tai nạn vềđiện, sắp xếp các bãi chứa vật liệu và các lán trại tạm thời;
- Khi thi công xây dựng lắp đặt giàn giáo, thiết bịtrên cao đảm bảo cung cấp đầy đủđồ bảo hộlao động: dây neo, móc an toàn…;
- Có rào chắn, các biển báo nguy hiểm tại những nơi có khả năng xảy ra tai nạn