4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình lập đtm
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
5.4.2. Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
5.4.2.1. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường
a. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn côngnghiệp thông thường trong giai đoạn thi công xây dựng
- Toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân thi công cải tạo được thu gom vào hệ thống thùng chứa rác chuyên dụng có nắp đậy kín; trang bị thêm 03 thùng chứa chuyên dụng có nắp đậy, dung tích khoảng 120 lít để thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân thi công xây dựng; đảm bảo toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của Dự án đều được thu gom, phân loại tại nguồn; định kỳ chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.
- Tận dụng một phần phế thải từ hoạt động thi công xây dựng bán cho đơn vị có chức năng tái chế; phần không thể tận dụng được lưu chứa chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.
b. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắncông nghiệp thông thường trong giai đoạn vận hành
- Bố trí 5 thùng chứa rác dung tích 20 lít tại khu văn phòng và nhà xưởng; 5
thùng chứa rác dung tích 100 lít tại khu vực xưởng sản xuất; Các thùng chứa rác có nhãn chỉ thị phân loại chất thải thuận lợi cho việc phân loại và thu gom chất thải phát sinh tại nguồn; định kỳ chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.
- Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động văn phòng và hoạt động sản xuất của dự án thành phần chủ yếu là: giấy, bìa caton, bao bì đóng gói nguyên vật liệu được thu gom tập kết tại kho lưu chứa chất thải rắn thông thường diện tích 30 m2 và định kỳ chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.
5.4.2.2. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại a. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại trong giai đoạn thi công xây dựng
- Bố trí hệ thống thùng chứa chất thải nguy hại chuyên dụng có nắp đậy kín, có dãn nhãn mác chất thải nguy hại đúng theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT tại các khu vực có phát sinh chất thải nguy hại, đảm bảo toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh từ giai đoạn này đều được thu gom, phân loại theo đúng mã quy định. Khu lưu giữ chất thải nguy hại tạm thời được thiết kế, xây dựng theo đúng quy định, đảm bảo tránh mưa, tránh nắng, phân loại chất thải theo mã chất thải nguy hại, nền sơn chống thấm, có rãnh thu hồi chất lỏng khi bị rò rỉ, bên trong bố trí các thùng chứa chất thải nguy hại chuyên dụng có nắp đậy, có dán nhãn cảnh báo theo quy định, đảm bảo lưu chứa an toàn, không tràn đổ; hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ vận chuyển, xử lý theo quy định với tần suất 04 tháng/lần hoặc theo thực tế phát sinh.
b. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại trong giai đoạn vận hành
Toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của Dự án được thu gom, lưu chứatại 01 Container 20FT, Kích thước: (2,5m x 6m x 2,5m). Trong Container bố trí 08 thùng chứa chất thải nguy hại chuyên dụng, dung tích khoảng 120 lít/thùng có nắp đậy kín, có gắn dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa theo quy định, bảo đảm lưu chứa an toàn, không tràn đổ; định kỳ chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vịcó đầy đủ năng lực, chức năng thu gom,vận chuyển và xử lý theo quy định.
5.4.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung
- Bố trí thời gian, phương án thi công lắp đặtmáy móc thiết bị hợp lý.
- Thiết kế lắp đặt bộ phận giảm ồn, rung cho máy móc,thiết bị sản xuất; định kỳ kiểm tra bảo dưỡng, kiểm tra độ mòn chi tiết máy móc, thiết bị và bôi trơn định kỳ.
- Thực hiện chế độ làm việc hợp lý, điều chỉnh giảm bớt thời gianngười lao động phải tiếp xúc với nguồn ồn cao, trang bị đầy đủ các thiết bị chống ồn cho cán bộ công nhân viên.
- Bố trí thời gian vận chuyển nguyên vật liệu, bãi đậu xe và nhân viên hướng dẫn ra vào hợp lý.
- Quy định tốc độ, không kéo còi xe khi ra vào Dự án.
5.4.4. Biện pháp giảm thiểutác động của nước mưa chảy tràn
Hiện tại, xung quanh nhà xưởng của dự án đã được Công ty TNHH Modern Shine Việt Nam (đơn vị cho thuê) xây dựng hệ thống thoát nước mưa và có thể đưa vào sử dụng gồm:
+ Nước mưa trên mái nhà xưởng được thu gom bằng đường ống uPVC D125 (có lắp quả cầu chặn tắc bên trên) và đi vào hệ thống cống BTCT thu gomnước mưa bề mặt.
+ Nước mưa chảy tràn được thiết kế hệ thống thu gom thoát nước mưa bằng BTCT có kích thước khoảng D600, D1000, D1500; Dọc các tuyến thoát nước có bố trí các hố ga thu nước mưa xây bằng bê tông, có nắpđậy bằng tấm đan bê tông cốt thép.
Nước mưa được thu gom trên mái và trên sân bãi của khu vực nhà xưởng của Công ty TNHH Công nghệ MingHui (Việt Nam) dẫn ra hệ thống thoát nước mưa chung của Công ty TNHH Modern Shine Việt Nam. Sau đó được dẫn ra hệ thống thoát nước mưa của KCN Yên Bình qua 04 điểm đấu nối tại hố ga GT4, GT7, GP11 và cống thoát qua đường gom (được chấp thuận tại văn bản số 225/CV-YBI, ngày 11/11/2021).
- Quy trình thu gom: Nước mưa chảy tràn → Hệ thống thoát nước mưa nội bộ Dự án → 04 cửa xả (theo văn bản số 225/CV-YBI, ngày 11/11/2021) → Hệ thống thoát nước mưa của KCN Yên Bình.
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Vận hành mạng lưới thu gom, thoát nước mưa tách biệt hoàn toàn với hệ thống thu gom, thoát nước thải; vận hành mạng lưới thu gom, thoát nước mưa, đảm bảo các yêu cầu về tiêu thoát nước và các điều kiện vệ sinh môi trường; đảm bảo toàn bộ nước mưa chảy tràn trong khu vực Dự án đều được thu gom, lắng lọc trướckhi thoát ra hệ thống thoát nước chung của KCN Yên Bình.
5.4.5. Công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố 5.4.5.1. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ
Lập phương án chữa cháy, cứu nạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; lắp đặt hệ thống báo cháy, ngăn cháy, thiết bị phòng cháy và chữa cháy cho các công trình của Dự án đảm bảo chất lượng; đảm bảo thường trực nguồn nước chữa cháy; định kỳ kiểm tra tình trạng hoạt động của các trang thiết bị ứng phó cháy nổ, đảm bảo các thiết bị luôn ở trạng thái hoạt động tốt; ban hành quy định, nội quy, biển
cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn; quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy đối với công nhân viên của Dự án; thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
5.4.5.2. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn lao động
Phổ biến các tài liệu hướng dẫn thao tác vận hành máy móc, định kỳ kiểm tra máy móc thiết bị, kết cấu nhà xưởng, trang bịđầy đủ đồ bảo hộlao động cần thiết cho công nhân viên.
5.4.5.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu đối với sự cố hóa chất
- Xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường theo quy định tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023-2030.
- Lập kế hoạch, phương án phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật về hóa chất và tổ chức thực hiện; thực hiện quản lý, bảo quản, lưu giữ hóa chất theo đúng quy định của pháp luật về hóa chất. Kho chứa hóa chất được bố trí cách xa khu vực sản xuất và khu văn phòng và được thiết kế xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu quy định tạiTiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5507-2002: Hoá chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995- Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình;
kho hóa chất được bố trí lối ra vào phù hợp với những cửa chịu lửa được mở hướng ra ngoài; hóa chất bảo quản trong kho được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, đúng vị trí quy định theo từng chủng loại, thuận tiện cho việc xuất nhập hóa chất; xây dựng quy trình vận chuyển, lưu giữ và sử dụng hoá chất cho công nhân, tuân thủ các biện pháp an toàn do nhà sản xuất quy định trên giấy tờ thông tin an toàn sản phẩm; tập huấn kỹ thuật an toàn hóa chất cho công nhân xếp dỡ, vận chuyển theo quy định.
5.4.5.4. Công trình, biện pháp phòng ngừa sự cố hệ thốngxử lý khí thải
- Thường xuyên theo dõi hoạt động và thực hiện bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hệ thống thu gom, xử lý khí thải, kịp thời phát hiện sự cố. Bố trí nhân viên quản lý, vận hành các hệ thống xử lý khí thải, giám sát vận hành hàng ngày, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình vận hành và bảo dưỡng được thiết lập cho các hệ thống xử lý khí thải.
- Định kỳ 01 tháng/lần tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống xử lý khí thải để phát hiện các lỗi hỏng hóc và có kế hoạch sửa chữa kịp thời.
- Định kỳ phân tích chỉ số Iodine trong than hoạt tính của các hệ thống xử lý khí thải; thực hiện thay than hoạt tính khi chỉ số Iodine nhỏhơn 400.
- Trường hợp xảy ra sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải, tạm dừng hoạt động
của dây chuyền sản xuất phát sinh khí thải để tiến hành kiểm tra, khắc phục sự cố. Sau khi khắc phục xong, tiếp tục hoạt động đảm bảo khí thải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi xảra môi trường.