CHƯƠNG I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.1.1.1. Đánh giá dự báo tác động từ nguồn liên quan đến chất thải a/ Tác động do nước thải
* Nguồn phát sinh:
- Trong giai đoạn này, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường.
- Nước thải xây dựng: Không phát sinh do lượng nước sử dụng chủ yếu cho công tác trộn vữa, trộn bê tông và tưới ẩm.
- Nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án cuốn theo cặn bẩn, dầu mỡ rơi vãi trên công trường do các phương tiện thi công.
* Tính toán tải lượng:
- Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng:
+ Thành phần: TSS, BOD5, COD, Tổng N, Tổng P, các vi sinh vật,…
+ Tải lượng:
Theo chương I thì lượng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt từ công nhân xây dựng phát sinh khoảng 1,2 m3/ngày.
Căn cứ theo Nghị định 80:2014/NĐ-CP thì lượng nước thải được tính bằng 100%
lượng nước cấp. Do đólượng nước thải phát sinh trong giai đoạn này là: 1,2 m3/ngày.
Dựa theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới về tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trên một đầu người, ta có thể tính được tải lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm có thể phát sinh trong thời gian xây dựng trình bày trong bảng sau:
Bảng 3. 1. Tảilượng vànồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thảisinh hoạt tại công trường (15 lao động thi công)
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Công nghệ MingHui (Việt Nam) Chất
ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm (g/người/ngày)
Tải lượng (Kg/ngày)
Nồngđộ (mg/l)
Tiêu chuẩn tiếp nhận của KCN
Yên Bình
BOD5 45 ÷ 54 0,68 ÷ 0,81 450 ÷ 540 50
TSS 70 ÷ 145 11,05 ÷ 2,18 700 ÷ 1.450 100
NO3- 6 ÷ 12 0,009 ÷ 0,18 60 ÷ 120 -
PO43- 0,6 ÷ 4,5 0,01 ÷ 0,07 6 ÷ 45 -
Amoni 3,6 ÷ 7,2 0,05 ÷ 0,11 36 ÷ 72 10
Coliform 106- 109 MPN/100ml 5.000
(Nguồn: WHO, 2013) Nhận xét: So sánh với tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của KCN Yên Bình, cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt đều vượt quá nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Nếu thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nước, làm giảm hàm lượng ôxy hòa tan có trong nước, giảm khả năng tự làm sạch của nước. Ngoài ra các chất dinh dưỡng nitơ, photpho có trong nước tạo điều kiện cho rong, tảo phát triển gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa. Do vậy, nguồn nước thải này cần được áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
- Nước mưa chảy tràn:
+ Thành phần: BOD5, COD, TSS và các tạp chất khác. + Tải lượng:
Lưu lượng tính toán nước mưa chảy tràn được xác định theo phương pháp cường độ giới hạnvà được tính theo công thức sau:
Q = 2,78 x 10-7 x x F x h (m3/s) Trong đó:
2,78 x 10-7: Hệ sốquy đổi đơn vị.
F: Diện tích thu nước tính toán. F = 4.344,2 m2.
h: Cường độ mưa trung bìnhlớn nhất của khu vực, mm/h (lấy h = 100 mm/h).
: Hệ số dòng chảy (đối với mặt bằng dự án là mái nhà, đường bê tông, = 0,24).
(Nguồn: PGS.TS. Trần Đức Hạ - Giáo trình bảo vệmôi trường trong xây dựng cơ bản – NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2007) Bảng 3. 2. Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ
STT Loại mặt phủ Hệ số dòng chảy ( )
1 Mái nhà mặt đường nhựa 0,24
2 Mặt đường lát đá 0,224
STT Loại mặt phủ Hệ số dòng chảy ( )
3 Mặt đường cấp phối 0,145
4 Mặt đường ghép đá 0,125
5 Mặt đường đất 0,084
6 Công viên, đất trồng cây (á sét) 0,038
7 Công viên, đất trồng cây (á cát) 0,020
8 Bãi cỏ 0,015
(Nguồn: TCXDVN 7957:2023) Thay số được:
Q = 2,78 x 10-7 x 0,24 x 4.344,2 x 100 = 0,029 (m3/s) = 29 (lít/s) Lượng chất bẩn tích tụ trong một thời gian được xác định theo công thức:
G = Mmax x [1- exp (-kzT) x F (kg) Trong đó:
Mmax: Lượng chất tích lũy lớn nhất trong khuvực, 50 kg/ha.
kz: Hệ số động học tích lũy chất bẩn ở khu vực; 0,8 ng-1. T: Thời gian tích lũy chất bẩn, 15 ngày.
F: Diện tích khu vực thoát nước mưa, F = 4.344,2 m2 = 0,434 ha.
(Nguồn: PGS.TS. Trần Đức Hạ - Giáo trình bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản – NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2007) Vậy tải lượng cặn trong nước mưa là:
G = 50 x [1 – exp(-0,8x15)] x 0,434 = 18 (kg)
Như vậy, lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày ở khu vực dự án là 18 (kg).
Với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 - 30 phút sau đó). Nước mưa chảy tràn khá sạch, có thể thu gom qua song chắn rác, hố ga lắng cặn và xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa của đơn vị cho thuê nhà xưởng và dẫn về hệ thống thoát nước mưa của KCN. Khi đó có thể coi nguồn ô nhiễm nước mưa là không đáng kể và chỉ mang tính chất thời điểm.
* Đánh giá tác động:
- Tác động do nước thải sinh hoạt
Lượng nước thải sinh hoạt của quá trình thi công xây dựngcủa dự án nếu không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải.
Nồng độ chất rắn lơ lửng cao trong nước thải làm tăng độ đục ở thủy vực tiếp
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Công nghệ MingHui (Việt Nam)
nhận, cản trở khảnăng tiếp nhận ánh sáng mặt trời xuống những tầng sâu hơn của mực nước, từ đó làm giảm khả năng quang hợp của những loài thực vật và tảo sống ở những tầngnước sâu hơn.
Nồng độ các chất hữu cơ cao trong nước thải sẽ làm giảm lượng ôxy tự do trong nước do quá trình phân hủy cácchất hữu cơ này. Đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của các loạitảo trên bề mặt thủy vực và có thể gây lên hiện tượng phú dưỡng.
- Tác động donước mưa chảy tràn
Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án nếu không được tiêu thoát hợp lý có thể gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công. Ngoài ra, nước mưa còn cuốn theo đất cát và các thành phần ô nhiễm khác từ mặt đất vào hệ thống thoát nước, gây bồi lắng và tác động xấu đến nguồn tài nguyên nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực. Để hạn chế tác động do nước mưa chảy tràn, chủ đầu tư cần tính toán lượng nước mưa chảy tràn tối đa rơi trên bề mặt khu đất thực hiện dự án làm cơ sở cho việc thiết kế mạng lưới thoát nước mưa.
b. Tác động do bụi, khí thải
* Nguồn phát sinh:
- Bụi, khí thải của phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, máymóc thiết bị đến dự án;
- Tác động của bụi do hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị;
- Bụi, khí thải trong quá trình hàn gắn khung cửa, một số chi tiết nhỏ trong quá trình cải tạo.
* Tính toán tảilượng:
Bụi, khí thải của phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đến dự án
+ Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển ra vào công trường:
Theo số liệu của chủ thầu xây dựng dựán, dự kiến lượng nguyên, vật liệu phục vụ thi công, xây dựng là 60 tấn, thời gian cải tạo là khoảng 01 tháng, tuy nhiên hoạt động vận chuyển nguyên liệu xây dựng chủ yếu diễn ra trong khoảng 10 ngày đầu. Do vậy, khối lượng nguyên vật liệu xây dựng phải chở khoảng 6 tấn/ngày.
Dự án có sử dụng xe có tải trọng từ 05 đến 10tấn để vận chuyển cácloại nguyên vật liệu. Theo kinh nghiệm thì dự án sẽ sử dụng tối đa khoảng 2 lượt xe/ngày để vận chuyển nguyên vật liệu thi công cải tạo nhà xưởng.
+ Bụi, khí thải từ các phương tiệnvận chuyển máy móc, thiết bị lắp đặt:
Theo số liệu của chủ dự án, dự kiến khối lượng máy móc lắp đặt là khoảng 500 tấn, thời gian lắp đặt khoảng 01 tháng, tuy nhiên, hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu
xây dựng chủ yếu diễn ra trong khoảng 10 ngày đầu. Do vậy, khối lượng nguyên vật liệu xây dựng phải chở khoảng 50 tấn/ngày. Dự án sử dụng xe có tải trọng 25 tấn để vận chuyển về xưởng tương đương khoảng 2 chuyến xe/ngày.
Quá trình vận chuyển sẽ phát sinh ra bụi và khí thải như CO, NOx, SO2,… Tuy nhiên, do tuyến đường vận chuyển là đường nhựa, tươngđối tốt và chủ yếu ngoài đô thị, số lượt phương tiện sử dụng không nhiều, các vậtliệu sử dụng cải tạo chủ yếu là các loại khó có khả năng phát sinh ra bụi. Do vậy, khả năng ô nhiễm từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu cải tạo và lắp đặt máy móc là không cao.
Tác động của bụi do hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị
Các máy móc, thiết bị sau khi vận chuyển đến nhà xưởng sẽ được xe nâng vận chuyển đến các vị trí cầnlắp đặt trong nhà máy. Xe nâng sử dụng dầu DO, khi thiết bị vận hành sẽ phát sinh bụi, khí thải chứa CO, SO2, NOx,...
Số lượng xe nâng sử dụng không nhiều, lượng dầu DO sử dụng cho 2 xe là 1,8 kg/h (khá ít), thời gian lắp đặt ngắn, không gian thực hiện bên trong xưởng sản xuất thông thoáng, hạ tầng Công ty đã có sẵn hệ thống thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức bằng quạt công nghiệp do đó, có thể dự báo, mức độ tác động của nguồn thải này đến môi trường không khí cũng như sức khỏe của công nhân là không lớn, có thể khống chế, giảm thiểu tối đa tác độngbằng các biện pháp giảm thiểu tại mục 3.1.2 của Chương này.
Ngoài ra, để dây chuyền sản xuất hoạt động ổn định và phát sinh độ ồn, độ rung ởmức thấp nhất cũng như giảm thiểu tối đa sự cố tai nạn lao động cho máy móc đang vận hành gây ra, trước khi lắp đặt dây chuyền sản xuất, thiết bị sản xuất,dự án sẽ tiến hành khoan định vị, cấy bulong, lắp máy và bắt đinh vít, cho nên, hoạt động khoan trên nền bê tông của nhà xưởng làm phát sinh bụi lơ lửng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân làm việc. Tuy nhiên, thời gian khoan diễn ra không liên tục suốt 8h làm việc trong ngày, mỗi lần khoan rải rác 1-2h, quá trình khoan diễn ra trong nhà xưởng được thiết kế thông thoáng nên giảm thiểu được tác động do bụi gây ra cho công nhân. Hơn nữa, trong quá trình khoan, chủ dự án trang bị bảo hộ lao động cũng như bố trí thời gian làm việc hợp lý cho công nhân nên nguồn thải này hoàn toàn có thể được khống chế, giảm thiểu.
Bụi, khí thải trong quá trình hàn gắn khung cửa, một số chi tiết nhỏ trong quá trình cải tạo
- Nguồn phát sinh: Từ quá trình hàn gắn một số khung cửa, một số chi tiết nhỏ trong quá trình cải tạo.
- Thành phần: Thành phần của que hàn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3. Thành phần bụi khói một số que hàn
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Công nghệ MingHui (Việt Nam)
Loại que hàn MnO2(%) SiO2(%) Fe2O3(%) Cr2O3(%) Que hàn baza
UONI 13/4S 1,1 – 8,8/4,2 7,03 – 7,1/7,06 3,3 – 62,2/47,2 0,002 - 0,02/0,001 Que hàn
Austent bazo - 0,29 - 0,37/0,33 89,9 - 96,5/93,1 -
(Nguồn: Ngô Lê Thông, Công nghệ hàn điện nóng chảy –tập 1) Ngoài ra, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độchại có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn nối các kết cấu phụ thuộc vào loại que hàn như sau:
Bảng 3.4. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)
2,5 3,25 4 5 6
Khói hàn (có chứa các chất ô nhiễm khác)
(mg/1 que hàn) 285 508 706 1.100 1.578
CO (mg/1 que hàn) 10 15 25 35 50
NOx(mg/1 que hàn) 12 20 30 45 70
(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB khoa học kỹ thuật, 2004) Dự kiến dự án cần sử dụng khoảng 300 kg que hàn. Giả thiết sử dụng que hàn đường kính trung bình 4 mm và 25 que/kg thì lượng que hàn cần dùng là 7.500 que hàn.
Thời gian thực hiện hoạt động hàn chỉ khoảng 30 ngày trong giai đoạn cải tạo dự án (số ca làm việc của công nhân là 2 ca/ngày). Tải lượng các chất khí độc hại phát sinh từ công đoạn hàn sau khi thi công xây dựng khu vực nhà xưởng như sau:
- Khói hàn: 5,295 kg/ 30 ngày ~ 0,1765 kg/ngày.
- CO: 1,875 kg/ 30 ngày ~ 0,06 kg/ngày.
- NOx: 2,25 kg/ 30 ngày ~ 0,075 kg/ngày.
Tính nồng độ các khí ô nhiễm do hoạt động hàn tạo ra trong không khí:
Ci(μg/m3) = Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) × 109/16/V
(Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) Trong đó: V là thể tích bị tác độngtrền bề mặtdự án. V = S × H (m3).
Với: S: Diện tích chịu ảnh hưởng củakhí thải hàn (m2); S= 4.344,2 (m2).
H: Chiều cao đo các thông số khí tượng; H = 10 m.
109: Hệ số quy đổi đơn vị từ kg sang μg.
16: Hệ số quy đổi đơn vị thời gian làm việcsang giờ.
Thay số vào ta được nồng độ các khí thải trong qua trìnhhàn như bảng sau:
Bảng 3.5. Nồng độ các chất ô nhiễm không khí do hoạt động hàn
STT Thông số Nồng độ (μg/m3) QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1h)(μg/m3)
1 Khói hàn 314,7 -
2 CO 106,97 30.000
3 NOx 133,71 200
Nhận xét: Nồng độ khí thải từ quá trình hàn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí (trung bình 1h). Như vậy, có thể thấy rằng lượng khí ô nhiễm sinh ra trong quá trình hàn là không đáng kể, chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến những công nhân hàn. Với các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân phù hợp, người hàn khi tiếp xúcvới các loại khí độc hại sẽ tránh được những tác động xấu đến sức khỏe.
* Đánh giá tác động:
- Tác động củabụi đến môi trường
Bụi phát sinh từ vận chuyển các vật liệu cải tạo nhà xưởng và máy móc thiết bị phục vận hành của nhà máy. Bụi và khí thải khi phát tán vào không khí nếu không có các biện pháp giảm thiểu phù hợp, bụi sẽ gây ra các tác động sau:
- Tác động đến môi trường khí, làm giảm sự trong lành của môi trường.
- Góp phần tạo ra sự lầy hóa trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu.
- Bụi lắng đọng trên lá cây sẽ làm giảm quá trình quang hợp và làm cho cây chậm phát triển. Khi rơi xuống nước, bụi sẽ làm tăng độ đục và ảnh hưởng đến đời sống của các loài thủy sinh. Nếu trong bụi có các chất độc hại, khi hòa tan trong nước chúng sẽ kìm hãm sự phát triển hoặc làm chết các loài thủy sinh.
- Giảm tầm nhìn của người tham gia giao thông, kéo theo đó là các nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
- Tác động của bụi tới sức khỏe con người
Các hạt bụi nhỏ có thể ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp, ảnh hưởng đến mắt, da và hệ thống tiêu hóa của công nhân thi công và cộng đồng nhân dân xung quanh. Mức độ thâm nhập của bụi vàohệ thống hôhấp có thể phân ra như sau:
- Các hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 0,1m sẽ không bị giữ lại trong phổi và được đẩy ra ngoài bằng hơi thở;
- Các hạt bụi có đường kính trong phạm vi 0,1 ÷ 0,5 m thì 80 ÷ 90% bụi sẽ đượclưu giữ trong phổi.
- Các hạt bụi có đường kính trong phạm vi >0,5 m thì bị giữ lại ngay ở ngoài khoang mũi.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Công nghệ MingHui (Việt Nam)
Trường hợp nồng độ bụi tăng đến 200 m/m3 (0,2 mg/m3) trong vòng 8 giờ, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Các hạt có kích thước nhỏ sẽ gây bệnh hen suyễn, viêm phổi và viêm phế quản.
Tuy nhiên, tác động của bụi được coi là không đáng ngại và có thể khống chế được bằng các biện pháp tưới nước hay che đậy vật liệu. Phần lớn bụi là các hạt cát nên tác động của chúng đến sức khỏe và môi trường là không cao do hạt cát thường lắng đọng nhanh trong không khí và không dính bám lên bề mặt lá cây hay các thiết bị máy móc.
- Tác động của các khí độc hại
Các chất khí thải như CO, SO2, NOx, VOC phát sinh do hoạt động của phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng với nhiên liệu sử dụng là xăng, dầu. Các chất này có độc tính cao hơn so với bụi mặt đất. Theo kết quả tính toán ở trên cho thấy nồng độ các khí giảm dần theo khoảng cách tới nguồn phát sinh.
c. Tác động do chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và CTNH
* Nguồn phát sinh chấtthải:
+ Rác thải sinh hoạttừ hoạt động công nhân lao động; + Chất thải xây dựng từ hoạt động cải tạo nhà xưởng; + Chất thải nguy hạitừ hoạt động cải tạo nhà xưởng.
* Thành phần và tải lượng:
Chất thải rắn sinh hoạt:
Thành phần: Chất thải hữu cơ (chiếm 50% tổngkhối lượng) và các chất thải vô cơ như túi nilong thải, vỏ chai nhựa,...
Tải lượng: Trung bình mỗi người thải ra 0,3 kg rác/ngày (theo GS.TS Trần Hiếu Nhuệ - Quản lý chất thải rắn, tập 1).
Lượng công nhân làm việc trên công trường là 15 người Lượngchất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày là: 15 người × 0,3 kg/người.ngày = 4,5 kg/ngày (tương đương khoảng 135 kg/tháng).
Chất thải công nghiệp: - Chất thải xây dựng:
Thành phần: cát thải bỏ, vữa thừa, vỏ bao xi măng, đầu mẩu sắt thép thừa, ống nhựa vỡ hỏng, thừa,...
Tải lượng: Khối lượng vật liệu xây dựng công trình khoảng 60 tấn, ước tính lượng chất thải chiếm 1% lượng vật liệu xây dựng tương đương với lượng tối đa khoảng 600 kg/giai đoạn xây dựng (thời gian xây dựng công trình là 01 tháng).
Lượng chất thải phát sinh trên chỉ phát sinh trong thời gian xây dựng, hầu hết