Thu gom, thoát nước thải

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép Môi trường nhà máy xử lý chất thải công nghiệp chất thải y tế (Trang 33 - 37)

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải

a) Hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt

* Chức năng:

Thu gom nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên phát sinh trong quá trình làm việc tại cơ sở về hệ thống xử lý

* Quy mô

Tại cơ sở xử lý, có 5 hệ thống bể phốt xử lý nước thải sinh hoạt từ khu vệ sinh thuộc nhà điều hành, khu nhà ở và nhà ăn công nhân. Kích thước các bể phốt dài x rộng x cao: 2,5 x 2x 1,5 (m)

Số lượng khu vực và bể phốt như sau:

TT Nguồn nước thải Khu vực Số lượng bể phốt

1 Nguồn số 1 Khu vực nhà bảo vệ 01

2 Nguồn số 2 Khu vực văn phòng làm việc 01

3 Nguồn số 3 Khu vực bếp ăn và ký túc xá 01

4 Nguồn số 4 Khu vực nhà vê sinh xưởng số 1 01 5 Nguồn số 5 Khu vực nhà vệ sinh xưởng số 4 01

* Thiết kế cấu tạo

Hệ thống bể phốt là các bể được thiết kế theo kiểu tự hoại cải tiến BASTAF thể tích 7,5m3. Bể gồm 3 ngăn, xây âm dưới mặt đất. Đáy bể bằng bê tông cốt thép mác 200, dày 20cm, thành bể xây bằng gạch đặc, trát vữa chống thấm.

Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý qua hệ thống bể tự hoại sẽ được thu gom bằng hệ thống bơm hút lên xe tec chuyển về Hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy, nước thải sinh hoạt được xử lý vi sinh đạt quy chuẩn sau đó thải ra hồ chứa nước sau xử lý dùng cho mục đích tái sử dụng tuần hoàn cho các hệ thống xử lý chất thải.

b) Hệ thống thu gom, thoát nước thải sản xuất

* Chức năng:

Thu gom nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình hoạt động trong nhà máy về hệ thống xử lý nước thải tập trung

* Thiết kế, cấu tạo

Các nguồn phát sinh nước thải công nghiệp và hệ thống thu gom, lưu chứa nước thải tại nhà máy gồm có:

+ Nước thải từ các khu vực sản xuất: Từ khu vực vệ sinh xe, thiết bị, nhà xưởng;

khu vực súc rửa bao bì, thùng phuy; được thu gom bằng hố ga tại từng xưởng xử lý chất thải, nước thải tại hố gom định kỳ vận chuyển dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Nguồn số 6: Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò đốt, công suất 1500 kg/giờ;

Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải, công suất 1.500 kg/giờ (hay còn gọi là dung dịch hấp thụ khí thải) được lưu chứa tại bể tuần hoàn được xây dựng đồng bộ với hệ thống lò đốt nhằm mục đích cấp tuần hoàn dung dịch hấp thụ khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của lò đốt.

Bể tuần hoàn có kết cấu bê tông cốt thép, sơn chống thấm, kích thước (dài x rộng x cao) tương ứng 12m x 9m x 3m; dung tích hữu dụng 300m3. Bể được chia thành 03 ngăn và thông nhau nhằm mục đích lắng thành phần lơ lửng có trong nước tuần hoàn.

- Nguồn số 7: Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò sấy bùn công suất 150 tấn/ngày;

Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải lò sấy bùn, công suất 150 tấn/ngày (hay còn gọi là dung dịch hấp thụ khí thải) được lưu chứa tại bể tuần hoàn được xây dựng đồng bộ với hệ thống lò sấy nhằm mục đích cấp tuần hoàn dung dịch hấp thụ khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của lò sấy.

Bể tuần hoàn có kết cấu bê tông cốt thép, sơn chống thấm, kích thước (dài x rộng x cao) tương ứng 12m x 7m x 2,5m; dung tích hữu dụng 200m3. Bể được chia thành 02 ngăn và thông nhau nhằm mục đích lắng thành phần lơ lửng có trong nước tuần hoàn.

- Nguồn số 8: Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò tái chế nhôm, công suất 500 kg/giờ;

Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải lò tái chế nhôm, công suất 500 kg/giờ (hay còn gọi là dung dịch hấp thụ khí thải) được lưu chứa tại bể tuần hoàn được

Dung dịch hấp thụ khí, nước

thải sản xuất

Nước thải vệ sinh xe vận chuyển

Nước thải từ hệ thống tẩy rửa

Nước thải từ các xưởng sản xuất

Bể tuần hoàn Hố thu gom Hố thu gom Rãnh thu

Hố ga nhà xưởng Định kỳ hút về xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung

xây dựng đồng bộ với hệ thống hút khí thải lò tái chế nhôm nhằm mục đích cấp tuần hoàn dung dịch hấp thụ khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của lò sấy.

Bể tuần hoàn có kết cấu bê tông cốt thép, sơn chống thấm, kích thước (dài x rộng x cao) tương ứng 5,5m x 3,5m x 1,5m; dung tích hữu dụng 25m3. Bể được chia thành 02 ngăn và thông nhau nhằm mục đích lắng thành phần lơ lửng có trong nước tuần hoàn.

- Nguồn số 9: Nước thải từ dây chuyền xử lý ắc quy, công suất 60 kg/giờ;

Nước thải phát sinh từ hệ thống bể trung hòa axit của hệ thống xử lý ắc quy được định kỳ bơm hút xử lý, Bao gồm 3 bể có kích thước mỗi bể: (Dài x Rộng x Cao): 3m x 0,6m x 1m)

- Nguồn số 10: Nước thải từ hệ thống tẩy rửa, công suất 2.000 kg/giờ;

Nước thải phát sinh từ hệ thống tẩy rửa là các loại dung dịch được sử dụng để xử lý chất thải bám dính tại các vật liệu, được lưu chứa tại các bể tẩy rửa. Sau thời gian hoạt động, định kỳ được thay mới, 2 bể có kích thước (Dài x Rộng x Sâu): 3m x 3m x 2,5m.

- Nguồn số 11: Nước thải từ hệ thống phá dỡ, tái chế linh kiện điện tử, công suất 200 kg/giờ;

Nước thải phát sinh từ hệ thống phá dỡ, tái chế linh kiện điện tử là các loại dung dịch được sử dụng để thu hồi các loại kim loại có trong các loại linh kiện điện tử. Các loại dung dịch này được sử dụng tại các bồn chứa sau đó định kỳ được bơm hút về hệ thống xử lý nước.

- Nguồn số 12: Nước thải từ hệ thống tái chế nhựa, công suất 650 kg/giờ

Nước thải phát sinh từ hệ thống tái chế nhựa là dung dịch để hấp thụ các chất ô nhiễm có trong dòng khí thải phát sinh trong quá trình tái chế các loại nhựa. Dòng nước này tuần hoàn tại tháp sau đó định kỳ được thay thế và đem xử lý tại hệ thống xử lý nước.

- Nguồn số 13: Nước thải từ phòng thí nghiệm.

Nước thải phát sinh từ phòng thí nghiệm, từ các hoạt động phân tích nước thải trước khi sản xuất được thu gom về các thùng chứa, sau đó đem thu gom về hệ thống xử lý nước.

+ Định kỳ tiến hành nạo vét hệ thống thu gom, thoát nước thải sản xuất: 3 tháng/lần

+ Toàn bộ nước thải từ quá trình sản xuất và chất thải lỏng thu gom sau khi xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung được dẫn sang hồ sinh thái (kiểm chứng, lấy mẫu).

Nước thải được tuần hoàn tái sử dụng cho các hệ thống xử lý chất thải khác trong Công ty.

+ Nước thải phát sinh từ các nhà xưởng được đưa về trạm xử lý nước thải tập trung bằng xe hút chuyên dụng của công ty, và ống bơm mềm được lắp định kỳ khi bơm hút.

c) Hệ thống thu gom nước thải tại trạm trung chuyển

* Đối với nước thải sinh hoạt

Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt: tổng số lao động dự kiến làm việc tại trạm trung chuyển là 6 người. Theo QCVN 01:2021/BXD-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế thì lượng nước cấp cho sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp tính cho 01 người trong 1 ca là 80 lít/người/ca.

6 người × 80 lít/người/ca = 480 lít/ngày = 0,48 m3/ ngày

Đối với nguồn nước thải từ quá trình đào thải của con người được thu gom và xử lý qua bể tự hoại của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Bảo Nguyên. Nước thải sau quá trình xử lý ở bể tự hoại tiếp tục cho chảy chung vào hệ thống thoát nước từ quá trình rửa tay chân, vệ sinh cá nhân dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Bảo Nguyên.

Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải phát sinh tại dự án được thể hiện như sau:

Sơ đồ mạng lưới thu gom thoát nước thải sinh hoạt tại trạm trung chuyển

* Đối với nước thải sản xuất

Đối với nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình lưu giữ chất thải tại trạm trung chuyển: Nước rỉ từ chất thải trong quá trình lưu giữ được dẫn dòng chảy về các hố ga thu hồi trong nhà xưởng. Sau đó định kỳ được công ty hút vào các thùng chứa và vận chuyển về nhà máy xử lý chất thải tại Phú Thọ để xử lý.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép Môi trường nhà máy xử lý chất thải công nghiệp chất thải y tế (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(248 trang)