3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
3.6.4. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác
3.6.4.1. Phương án đối với sự cố trong quá trình thu gom, vận chuyển lưu giữ và xử lý chất thải
Để giải quyết tốt các vấn đề phòng và ứng cứu sự cố, công ty thành lập một hệ thống quản lý, bảo vệ môi trường tại nhà máy. Hệ thống bao gồm Ban giám đốc, nhân viên và toàn bộ công nhân tại cơ sở.
Hệ thống có vai trò chủ đạo, chỉ huy mọi hoạt động môi trường thường nhật hàng ngày với các công tác: quan trắc chất lượng môi trường, kiểm tra trang thiết bị xử lý ô nhiễm, kiểm tra tình hình giữ gìn vệ sinh môi trường tại các cơ sở… Vấn đề về quản lý, bảo vệ môi trường cũng như việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố được báo cáo định kỳ trong các cuộc họp giao ban công việc chung và đầu tuần hàng tháng và năm. Định kỳ hàng năm 2 lần, hệ thống quản lý, bảo vệ môi trường sẽ tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố PCCC, sự cố rò rỉ cho lực lượng công nhân viên tại các cơ sở.
Để phòng ngừa sự cố, doanh nghiệp xây dựng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế. Các biện pháp phòng ngừa sự cố mà doanh nhiệp thực hiện là:
- Tổ chức các khóa học và mời chuyên gia tập huấn về công tác phòng chốngcháy nổ, an toàn lao động.
- Xây dựng chi tiết các bảng nội quy về an toàn lao động cho từng khâu và từng công đoạn sản xuất.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các buổi huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động và nâng cao nhận thức phòng chống sự cố cho toàn bộ công nhân viên.
- Định kỳ gửi cán bộ, công nhân viên theo các lớp học, hội thảo về xử lý chất thải, vệ sinh môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường, các trường học và các ban ngành liên quan tổ chức, cụ thể:
+ Tập huấn, nâng cao nhận thức chuyên môn về quản lý chất thải do Sở Tài nguyên & Môi trường tổ chức.
+ Tham dự hội thảo và hướng dẫn chuyên đề về quản lý chất thải rắn do các Bộ, ngành tổ chức.
+ Tham gia các khóa học, nâng cao nhận thức về an toàn lao động và phòng chống, ứng cứu sự cố môi trường.
+ Tổ chức tham quan công tác quản lý chất thải của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Thành lập đội ứng cứu sự cố rủi ro (PCCC, hóa chất, sự cố của các lò đốt, lò tái chế kim loại).
- Thực hiện thường xuyên và khoa học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải.
- Đôn đốc và giáo dục các cán bộ công nhân viên trực thuộc Nhà máy, các khách hàng thực hiện các qui định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, đồng thời tổ chức thực hiện việc kiểm tra y tế định kỳ cho công nhân Nhà máy.
- Thường xuyên kiểm tra độ bền, độ an toàn của các bồn chứa, máy móc thiết bị - Có chế độ bảo trì bảo dưỡng thích hợp.
- Các phương án phòng chống và ứng cứu sự cố được hệ thống quản lý lập sẵn cho từng khu vực cháy và cấp độ cháy.
- Hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng cứu.
- Tổ chức thông gió tốt cho các kho để tránh tích tụ nồng độ đến mức nguy hiểm, đặc biệt đối với dung môi hữu cơ.
- Chỉ được sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc đèn phòng cháy nổ trong các kho chứa.
- Giữa các lô hàng trong kho phải có khoảng cách nhất định để cho các phương tiện chữa cháy có thể ra vào được.
- Đối với nhân viên thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế cần được trang bị đồ bảo hộ cẩn thận, tuyệt đối tuân thủ các quy định về thu gom, tiếp xúc với chất thải y tế tránh tình trạng lây nhiễm đối với chất thải y tế.
3.6.4.2. Phương án ứng phó sự cố cháy nổ
- Phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của toàn thể công nhân viên, mọi người đểu phải tham gia tích cực vào công tác phòng cháy, chữa cháy.
+ Đối với cán bộ, công nhân viên của đơn vị phải có trách nhiệm bảo quản và đặt phương tiện chữa cháy đúng nơi quy định.
+ Mỗi cán bộ công nhân viên của đơn vị phải tham gia học tập phòng cháy chữa cháy và tuyên truyền cho mọi người tham gia công tác phòng cháy chữa cháy.
+ Cán bộ công nhân viên và khách đến cơ quan không được tuỳ tiện sử dụng thiết bị dễ cháy nổ hoặc hút thuốc lá không đúng nơi quy định trong và ngoài giờ làm việc.
+ Hết ca làm việc trước khi ra về, tổ trưởng có trách nhiệm tắt điện, tắt quạt và kiểm tra tình trạng an toàn phòng cháy, chữa cháy nơi làm việc.
+ Cán bộ công nhân viên và khách khi phát hiện ra cháy phải nhanh chóng báo động qua chuông báo cháy hoặc kẻng báo động.
+ Chủ đầu tư phối hợp cùng cơ quan phòng cháy chữa cháy, địa phương tiến hành thiết lập cụ thể các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, tính toán số lượng trang thiết bị cần thiết phải lắp đặt cho từng hàng mục công trình.
+ Đường nội bộ trong công ty phải đến được các phân xưởng, đảm bảo tia nước phun từ vòi rồng của xe cứu hoả có thể khống chế được bất hỳ lửa phát ra ở vị trí nào trong nhà máy.
+ Sắp xếp cách bố trí máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn gàng và khoảng cách an toàn cho công nhân làm việc khi có sự cố xảy ra.
+ Hệ thống dây điện, các chố tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa phải được bố trí thạt an toàn.
+ Tất cả các hạng mục công trình trong nhà máy đều được bố trí bình cứu hoả cầm tay và được lắp đặt ở vị trí thích hợp nhất để tiện cho việc sử dụng.
+ Đảm bảo các thiết bị máy móc không bị rò rỉ dầu mỡ.
+ Tổ chức định kỳ thao diễn cứu hoả với sự công tác chặt chẽ của cơ quan phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp
a) Đối với quá trình hoạt động tại nhà máy
Khi sự cố xảy ra, các hành động xử lý sự cố môi trường phải tuân theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên là bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người và cộng đồng dân cư, tiếp đến bảo vệ tài sản và bảo vệ môi trường.
- Sự cố cháy nhỏ: Hô hoán cho mọi người xung quanh biết. Tắt cầu dao điện. Huy động lực lượng, dùng các phương tiện và dụng cục sẵn có (bình cứu hỏa, cát, nước) để dập lửa. Chuyển các đồ dễ bắt lửa (các bình gas, phuy dầu và dung môi, ô tô, xe máy,..) ra khỏi khu vực.
- Cháy lớn không giải quyết được: Quy trình ứng phó sự cố cháy nổ tuân theo các bước:
Bước 1: Phát hiện và thông báo
+ Thông báo cho phòng cứu hỏa địa phương (gọi 114) nơi gần nhất.
+ Thông báo cho người chịu trách nhiệm điều hành tại cơ sở
+ Thông báo cho các cơ quan chức năng để nhanh chóng phối hợp triển khai phương án khắc phục và tuân thủ theo hướng dẫn của họ.
Bước 2: Dừng mọi hoạt động sản xuất trong khu vực bị cháy, tạo vùng ngăn cháy với các khu vực lân cận xung quanh
Bước 3: Cắt toàn bộ hệ thống điện trong khu vực
Bước 4: Tìm cách cứu người bị nạn ra khỏi khu vực nguy hiểm
Bước 5: Sơ tán nhanh chóng các loại hàng hóa và tài sản quý hiểm ra khỏi khu vực cháy
Bước 6: Huy động mọi nhân lực, vật tư thiết bị để ứng cứu
+ Trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân và sử dụng bình chữa cháy để chữa cháy.
+ Làm mát các bồn gần đám cháy bằng cách tưới nước.
+ Không cho phép nước chữa lửa thoát ra môi trường.
+ Dựng cờ và biển báo phản quang.
+ Cảnh báo mọi người tránh xa khỏi khu vực.
+ Cô lập khu vực xảy ra sự cố.
+ Bảo vệ chứng từ kê khai, giấy tờ tài liệu và thiết bị khẩn cấp để sau này sử dụng.
+ Duy trì thông tin liên lạc với chỉ huy trưởng.
+ Chỉ nói chuyện với người có thẩm quyền đã xác định danh tánh phù hợp. Không giao tiếp với báo đài, phóng viên, ….
Bước 7: Đánh giá mức độ thiệt hại Bước 8: Kết thúc
+ Sau khi sự cố được dập tắt xong phải dọn dẹp và thu gom sạch sẽ hiện trường xảy ra cháy/nổ.
+ Tránh hóa chất cháy/nổ làm ảnh hưởng đến môi trường, mời Sở TN & MT trên địa bàn đến kiểm tra, giám sát và thẩm định môi trường, đồng thời theo dõi diễn biến tác động và ảnh hưởng của sự cố lên môi trường nơi xảy ra sự cố và các vùng lân cận trong thời gian từ 3 tháng đến 1 năm sau để có biện pháp khắc phục kịp thời.
b) Trong giai đoạn vận chuyển
Khi sự cố xảy ra, các hành động xử lý sự cố môi trường phải tuân theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên là bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người và cộng đồng dân cư, tiếp đến bảo vệ tài sản và bảo vệ môi trường. Quy trình ứng phó sự cố cháy nổ tuân theo các bước:
Bước 1: Xác định mức độ sự cố xảy ra
- Nếu đám cháy nhỏ: Dùng phương tiện và dụng cụ sẵn có (bình cứu hỏa, xẻng xúc cát, xô múc nước) để dập lửa. Hô hoán lực lượng xung quanh giúp đỡ;
- Nếu đám cháy lớn: Thông báo cho các lực lượng chức năng (chuyển sang bước 2).
Bước 2: Thông báo cho các đơn vị chức năng
+ Thông báo cho phòng cứu hỏa địa phương (gọi 114) nơi gần nhất;
+ Thông báo cho người chịu trách nhiệm điều hành của Công ty;
+ Thông báo cho Sở TN & MT, Ủy Ban Nhân Dân địa phương và tuân thủ theo hướng dẫn của họ.
Bước 3: Thực hiện các biện pháp ứng cứu tại chỗ
Trong khi chờ lực lượng chức năng đến ứng cứu, sử dụng các phương tiện và dụng cụ sẵn có nhằm hạn chế, ngăn không cho đám cháy lan rộng:
+ Trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân và sử dụng bình chữa cháy để chữa cháy.
+ Làm mát các bồn gần đám cháy bằng cách tưới nước.
+ Không cho phép nước chữa lửa thoát ra môi trường.
+ Dựng cờ và biển báo phản quang.
+ Cảnh báo mọi người tránh xa khỏi khu vực.
+ Cô lập khu vực xảy ra sự cố.
+ Bảo vệ chứng từ kê khai, giấy tờ tài liệu và thiết bị khẩn cấp để sau này sử dụng.
+ Duy trì thông tin liên lạc với chỉ huy trưởng.
+ Chỉ nói chuyện với người có thẩm quyền đã xác định danh tính phù hợp. Không giao tiếp với báo đài, phóng viên, ….
Bước 4: Sau khi sự cố được dập tắt xong phải dọn dẹp và thu gom sạch sẽ hiện trường xảy ra cháy/nổ.
Bước 5: Tránh hóa chất cháy/nổ làm ảnh hưởng đến môi trường, mời Sở TN & MT trên địa bàn đến kiểm tra, giám sát và thẩm định môi trường
Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố
Khi sự cố cháy nổ xảy ra, hệ thống cảm ứng khói và nhiệt, hệ thống báo cháy sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra cháy nổ và xử lý kịp thời.
Các thao tác ứng phó kịp thời:
+ Tắt cầu dao điện, huy động lực lượng, dùng các phương tiện và dụng cụ sẵn có (bình cứu hỏa, cát, ...) dập lửa. Chuyển các nguồn dễ gây bắt lửa ra khỏi khu vực.
+ Sơ tán mọi người theo lối thoát hiểm. Tìm biện pháp không cho lửa lan rộng.
+ Thông báo cho ban giám đốc Công ty, người chịu trách nhiệm điều hành sản xuất.
+ Các cơ quan phối hợp giải quyết:
Gọi cơ quan PCCC: 114 Gọi cấp cứu: 115
Gọi cảnh sát: 113 (nếu cần thiết) Các cơ quan, đơn vị khác có liên quan
3.6.4.3. Phương án kiểm soát an toàn chất thải và sử dụng hóa chất
Thành lập tổ kiểm tra mức độ an toàn của các trang thiết bị tại nhà máy và tiến hành kiểm tra định kỳ. Việc kiểm tra phải dựa trên các tiêu chuẩn thiết kế/chế tạo dành
cho các thiết bị chứa. Người trong tổ kiểm ta phải có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn hóa chất.
Trong ca sản xuất, phân công người có trách nhiệm thường xuyên đi giám sát tình trạng an toàn sản xuất nhằm phát hiện kịp thời các sự cố hoá chất. Tiến hành kiểm tra tình trạng an toàn sản xuất nhắm phát hiện kịp thời các sự cố hoá chất. Tiến hành kiểm tra tình trạng hoá chất thông qua việc giám sát thực tế và sử dụng bảng kiểm tra.
Trong quá trình sản xuất, cần kiểm tra thiết bị trước khi đưa vào sử dụng. Kiểm tra các thông số/điều kiện công nghệ của các thiết bị một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất.
Xây dựng hướng dẫn vận hành thiết bị đảm bảo kỹ thuật an toàn, dán hướng dẫn an toàn và cảnh báo nguy hiểm… tại những nơi cần thiết để mọi người đều có thể đọc và làm theo khi có sự cố xảy ra.
Quản lý, lưu giữ và cập nhật hồ sơ về an toàn hoá chất tại nhà máy một cách thường xuyên.
Tổ chức huấn luyện, đào tạo về an toàn hoá chất và thường xuyên tổ chức diễn tập an toàn (1 lần/năm).
3.6.4.4. Phương án đối với sự cố rò rỉ, đổ tràn chất thải
Chất thải có thể bị rò rỉ do nhiều nguyên nhân. Sự cố có thể xảy ra trong khi vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải.
a) Sự cố xảy ra trên xe khi đang vận chuyển chất thải Phạm vi áp dụng
Quy trình ứng phó sự cố được áp dụng khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn xảy ra trên xe khi đang vận chuyển chất thải từ chủ nguồn thải về cơ sở xử lý chất thải của Công ty TNHH Môi trường Phú Minh Vina.
Nguyên nhân:
- Thùng chứa bị thủng.
- Dây buộc không đảm bảo.
- Va chạm giao thông.
- Xe bị đổ.
Nội dung quy trình và hành động ứng phó
Rò rỉ ít: Nhanh chóng thu gom, ưu tiên chất thải nguy hại trước. Huy động thêm lực lượng bên ngoài giúp đỡ. Sau khi thu gom có các biện pháp xử lý triệt để tại khu vực xảy ra sự cố (quét dọn, đốt, rửa, ...)
Rò rỉ lớn:
+ Cô lập khu vực bị ảnh hưởng, kiểm tra phạm vi khu vực bị ảnh hưởng
+ Thông báo cho người chịu trách nhiệm của Công ty
+ Thông báo cho Sở Tài Nguyên & Môi Trường và Ủy Ban Nhân Dân địa phương và tuân theo hướng dẫn của họ.
+ Mặc quần áo bảo hộ có mặt nạ và khẩu trang trước khi đến gần khu vực tìm cách ngăn chặn sự lan tràn rộng ra khu vực nếu an toàn.
+ Thu gom chất lỏng/chất bị đổ tràn bằng vật liệu thấm hút (ví dụ như đất sét, vỏ trấu, mùn cưa) hay bằng bơm khi cần thiết.
+ Xúc vật liệu thấm hút lên và cho vào hộp dán nhãn.
+ Dựng cờ hay biển báo phản quang + Cảnh báo mọi người tránh xa khu vực.
+ Bảo vệ chứng từ kê khai, giấy tờ, các tài liệu hướng dẫn và thiết bị khẩn cấp để còn sử dụng.
+ Duy trì thông tin liên lạc với người phụ trách.
Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố
+ Rải cát, khoanh vùng xung quanh không cho chất thải lỏng tràn sang nơi khác.
+ Thông báo cho ban giám đốc Công ty, người chịu trách nhiệm điều hành sản xuất.
+ Gọi điện báo:
Gọi cơ quan PCCC: 114 Gọi cấp cứu: 115
Gọi cảnh sát: 113 (nếu cần)
Các cơ quan, đơn vị khác có liên quan Dọn dẹp sạch chất thải:
Khi chất nguy hại bị đổ vỡ hay rò rỉ nên giải quyết trực tiếp, khẩn trương và sau đó dùng tấm phủ che bảo vệ bằng chất liệu thích hợp đã có chỉ dẫn. Không nên vội vàng dùng nước xối trực tiếp và để cho nước dội này chảy vào hệ thống thoát nước chung.
Trả lại vị trí môi trường, địa phương cần đặt bảng hiệu ngay trước vị trí xuất hiện rủi ro và sắp xếp, thu dọn hiện trường, làm sạch chất thải.
Chất lỏng bị tràn nên dùng cát và mùn cưa hút hết và không để lại bụi.
Đối với chất khí độc thoát ra do sự cháy hay rò rỉ nên được đối phó bằng cách thông thoáng và sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp cho người.
Ngăn ngừa nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do chất thải nguy hại sinh ra trong quá trình xảy ra sự cố hoá chất.
b) Sự cố xảy ra ở nơi lưu giữ và xử lý chất thải Nguyên nhân:
- Thùng chứa bị thủng.
- Xếp dỡ chất thải làm đổ.
- Sự cố kỹ thuật khi vận hành thiết bị.
Khắc phục:
Rò rì ít: Huy động lực lượng nhanh chóng thu gom, ưu tiên chất thải nguy hại trước. Sau khi thu gom có các biện pháp xử lý triệt để (quét dọn, đốt, rửa...). Trong kho lưu giữ chất thải luôn để sẵn xô, xẻng, mùn cưa hoặc cát và dẻ lau để tránh chất thải lỏng bị đổ tràn.
Rò rỉ lớn: Áp dụng các biện pháp không cho lan rộng, thẩm thấu vào đất. Báo cáo với Sở TNMT nhờ trợ giúp. Huy động các lực lượng tại chỗ nhanh chóng thu gom, ưu tiên chất thải nguy hại trước. Sau khi thu gom có các biện pháp xử lý triệt để (quét dọn, đốt, rửa...).
Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố
+ Rải cát, khoanh vùng xung quanh không cho chất thải lỏng tràn sang nơi khác.
+ Thông báo cho ban giám đốc Công ty, người chịu trách nhiệm điều hành sản xuất.
+ Gọi điện báo:
Gọi cơ quan PCCC: 114 Gọi cấp cứu: 115
Gọi cảnh sát: 113 (nếu cần)
Các cơ quan, đơn vị khác có liên quan Dọn dẹp sạch chất thải:
Khi chất nguy hại bị đổ vỡ hay rò rỉ nên giải quyết trực tiếp, khẩn trương và sau đó dùng tấm phủ che bảo vệ bằng chất liệu thích hợp đã có chỉ dẫn. Không nên vội vàng dùng nước xối trực tiếp và để cho nước dội này chảy vào hệ thống thoát nước chung.
Trả lại vị trí môi trường, địa phương cần đặt bảng hiệu ngay trước vị trí xuất hiện rủi ro và sắp xếp, thu dọn hiện trường, làm sạch chất thải.
Chất lỏng bị tràn nên dùng cát và mùn cưa hút hết và không để lại bụi.
Đối với chất khí độc thoát ra do sự cháy hay rò rỉ nên được đối phó bằng cách thông thoáng và sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp cho người.