Chất thải rắn công nghiệp thông thường

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép Môi trường nhà máy xử lý chất thải công nghiệp chất thải y tế (Trang 71 - 77)

3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường

- Mỗi loại chất thải rắn công nghiệp thông thường được vận chuyển về nhà máy bằng các xe chuyên dụng và lưu giữ tại các nhà xưởng chứa và phân loại rác thải công nghiệp và nguy hại với diện tích 4.381 m2 trước khi chuyển đến các hệ thống xử lý tương ứng.

- Hiện nay, Công ty bố trí đội ngũ công nhân chuyên thu gom và làm vệ sinh hàng ngày tại xưởng sản xuất của Công ty. Khu lưu giữ CTRCNTT chung với kho lưu giữ CTNH gồm 07 xưởng, cụ thể:

+ Khu vực phân loại và lưu giữ số 01 tại nhà xưởng số 01, diện tích: 450 m2 + Khu vực phân loại và lưu giữ số 02 tại nhà xưởng số 02, diện tích: 1.364 m2 + Khu vực phân loại và lưu giữ số 03 tại nhà xưởng số 03, diện tích: 675 m2 + Khu vực phân loại và lưu giữ số 04 tại nhà xưởng số 04, diện tích: 108 m2 + Khu vực phân loại và lưu giữ số 05 tại nhà xưởng số 05, diện tích: 1.188 m2 + Khu vực phân loại và lưu giữ số 06 tại nhà xưởng số 06, diện tích: 446 m2

+ Khu vực phân loại và lưu giữ số 07 tại nhà xưởng số 07, diện tích: 150 m2 - Thiết kế, cấu tạo: vách tường gạch cao 1,5m và tôn; sàn được đổ bê đảm bảo kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm chịu ăn mòn, chịu được tải trọng cao nhất của chất thải, xung quanh nhà xưởng được xây dựng rãnh thu gom và hố ga để thu gom nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ. Sàn nhà xưởng được xây cao hơn mặt bằng chung để tránh nước mưa chảy tràn từ ngoài vào.

b) Biện pháp xử lý

Chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm chất thải không có tính chất nguy hại và không bị nhiễm thành phần nguy hại như: kim loại (nhôm, đồng, sắt, kẽm,..);

nhựa có khả năng tái chế; giấy bìa phế thải, các loại bao bì, vải vụn. Các loại chất thải này được công nhân phân loại thủ công và xếp riêng vào từng khu vực cụ thể. Sau đó các loại chất thải thông thường này một phần được tái chế bên trong nhà máy và một phần bán cho các đơn vị tái chế bên ngoài. Các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường không có khả năng tái chế được công ty xử lý tại các hệ thống xử lý chất thải như lò đốt, hệ thống hóa rắn.

Chất thải công nghiệp thông thường bao gồm nhựa, nilon, nhựa sau khi tẩy rửa được Công ty phân loại và tái chế tại hệ thống tái chế nhựa như sau:

* Chức năng

Xử lý, tái chế các loại nhựa phế thải và nilon; thu hồi hạt nhựa tái sinh.

* Quy mô, công suất

Công suất hoạt động của hệ thống là 1.000 kg/giờ

* Thiết kế, kỹ thuật, công nghệ Sơ đồ công nghệ

Hình 3.13. Sơ đồ công nghệ hệ thống tái chế nhựa Thuyết minh quy trình công nghệ

- Nguồn nguyên liệu nhựa đầu vào bao gồm:

+ Nhựa thải phế liệu trong quá trình sản xuất của các đơn vị sản xuất, dịch vụ hoặc nhựa thải sau quá trình tẩy rửa, loại bỏ TPNH.

+ Bao bì thải bằng nhựa có khả năng tái chế.

+ Phế liệu trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài.

- Quy trình tái chế chi tiết như sau:

* Hệ thống máy nghiền nhựa:

- Thiết kế, cấu tạo của máy nghiền nhựa:

- Chức năng: Máy nghiền nhựa được sử dụng để nghiền sơ bộ nhựa trước khi đưa vào hệ thống máy tạo hạt nhựa

- Cấu tạo máy nghiền nhựa:

TT Tên thiết

bị Chức năng Thông số kỹ thuật Số lượng

thiết bị

1 Băng tải Truyền tải vật liệu

- Kích thước: 800mm x 5000mm - Công suất: 2,2 Kw

- Bề mặt đai với thiết bị chống

01

trượt

2 Máy nghiền

Nghiền nhựa thông qua lưỡi nghiền dạng búa

- Đường kính trục chính: 630mm - Chiều dài trục chính: 1000mm - Loại máy nghiền dao

- Công suất: 55 Kw

01

3 Tủ điều kiển

Điều kiển hoạt động

- Kích thước: 800mm x 650mm x

1300mm 01

* Quy trình công nghệ của máy nghiền

Thuyết minh quy trình:

- Nhựa và nilon sau khi phân loại theo chủng loại và màu sắc được chuyển sang hệ thống máy nghiền để nghiền các thanh nhựa lớn thành các mảnh nhựa có kích thước từ 2-4mm.

- Nguyên lý hoạt động như sau: Nhựa thanh và nilon được đưa vào máy nghiền thông qua băng tải vào phễu nạp, các thanh nhựa sẽ rơi tự do vào buồng nghiền, tại đây dưới tác động của các búa nghiền sẽ nghiền các thanh nhựa lớn thành các mảnh nhựa có kích thước từ 2-4mm trước khi đưa vào hệ thống máy tạo hạt.

* Hệ thống máy tạo hạt nhựa:

* Thiết kế, cấu tạo của máy tạo hạt nhựa:

- Chức năng: Tái chế các loại nhựa, nilon thải thành các hạt nhựa tái sinh.

- Số lượng: 01 máy

- Cấu tạo máy tạo hạt nhựa:

Bảng 3.6. Cấu tạo máy tạo hạt nhựa TT Tên thiết

bị Chức năng Thông số kỹ thuật Số

lượng

1 Băng tải Truyền tải vật liệu

- Động cơ là động cơ ace, công suất 2,2 Kw.

Hệ thống được kiểm soát thông qua bộ biến tần delta Đài Loan để điều kiển tốc

01 Nguyên

liệu Băng tải Máy

nghiền Băng tải Thùng

chứa

độ

2 Máy đùn trục vít

Sử dụng điện để cấp gia nhiệt sau đó đùn nhựa nóng ra ngoài dạng sợi (cắt tạo hạt)

- Đường kính trục vít: 180mm

- Máy chính trục đơn sử dụng động cơ ac 132Kw-4 và sản phẩm điều khiển tốc độ biến tần delta Đài Loan. Tốc độ trục vít là 30 – 120 vòng/phút

- Bộ phận bánh răng và trục vít bằng vật liệu thép hợp kim.

- Thân vỏ cấu tạo bằng thép

01

3 Máy đùn ép nhựa

Đùn ép nhựa thành sợi nhỏ trước khi đưa vào bộ phận giải nhiệt và cắt hạt

- Đường kính trục vít: 180mm

- Máy chính trục đơn sử dụng động cơ ac 75Kw-4 và sản phẩm điều khiển tốc độ biến tần delta Đài Loan. Tốc độ trục vít là 30 – 120 vòng/phút

- Bộ phận bánh răng và trục vít bằng vật liệu thép hợp kim. Thân vỏ cấu tạo bằng thép

01

4

Bộ phận giải nhiệt và cắt hạt nhựa

Làm mát nhựa sau máy đùn ép nhựa để tạo hạt nhựa

Cấu tạo gồm: bể nước, con lăn dẫn

hướng, máy cắt đoạn 01

5 Tủ điều kiển

Điều kiển máy hoạt động

- Kích thước: 800mm x 650mm x 1300mm

- Trọng lượng: 150 kg

01

* Quy trình công nghệ của máy tạo hạt nhựa:

Hình 3.14. Sơ đồ quy trình máy tạo hạt nhựa

Nguyên liệu Băng tải Máy cấp liệu Máy đùn

trục vít đơn

Máy đùn ép nhựa Tạo sợi

Máng nước làm mát Máy tạo hạt

Máy sàng rung Silo chứa thành phẩm

Thuyết minh quy trình:

- Nhựa sau khi nghiền nhỏ được đưa vào hệ thống máy tạo hạt nhựa thông qua băng tải vào phễu nạp đến bộ phận đùn trục vít. Tại đây nhựa được gia nhiệt bằng điện và dưới tác động của trục vít tạo độ mền dẻo cho nhựa sau đó đưa qua bộ phận đùn ép nhựa để tạo thành các sợi nhựa. Do có thể điều chỉnh nhiệt độ tại thiết bị gia nhiệt nên hệ thống máy tạo hạt nhựa có khả năng sử dụng với nhiều loại nhựa khác nhau. Ví dụ:

đối với nhựa ABS cần gia nhiệt ở nhiệt độ khoảng 190-2400C, nhựa PS cần gia nhiệt ở nhiệt độ khoảng 180-2300C, nhựa PE, PP cần gia nhiệt ở nhiệt độ khoảng 170-2200C…

Nhựa sau khi qua bộ phận đùn ép thành sợi được làm mát bằng nước sạch trước khi đưa tới bộ phận máy cắt tạo hạt thành các đoạn ngắn có chiều dài từ 1- 2 mm sau đó đóng vào bao 25 kg theo loại nhựa và màu sắc.

- Để đảm bảo thu được hết khí thải phát sinh trong quá trình gia nhiệt, Công ty đã lắp đặt chụp hút tại bộ phận đùn trục vít và đùn ép nhựa. Khí thải phát sinh được thu gom vào đường ống dẫn khí, sau đó đi vào hệ thống xử lý khí thải gồm tháp hấp thụ bằng dung dịch kiềm để hấp thụ một phần khí thải phát sinh sau khi đi vào tháp hấp phụ bằng than hoạt tính để hấp phụ hết các thành phần còn lại trong khí thải trước khi ra ngoài môi trường đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT.

* Quy trình vận hành.

1. Chuẩn bị vận hành:

- Kiểm tra tổng thể xem các thiết bị máy móc, trang thiết bị có an toàn không như:

hệ thống cấp nhiên liệu, các máy đùn nhựa, hệ thống cấp nước làm mát, bộ phận cắt hạt nhựa có dấu hiệu bất thường không.

- Điều chỉnh nhiệt độ gia nhiệt phù hợp với từng loại nhựa đưa vào sản xuất.

- Kiểm tra trang bị bảo hộ lao động: Người vận hành thiết bị phải mặc quần áo bảo hộ lao động, đội mũ, đeo kính, khẩu trang, kính bảo hộ, găng tay.

- Kiểm tra dụng cụ, thiết bị phụ trợ (có đầy đủ hay không):

+ Cát, mùn cưa, xẻng

+ Bình CO2: 02 bình loại 45kg + Chuông báo động: 01 chiếc

+ Bộ đàm/điện thoại di động: 01 chiếc 2. Quy trình, thao tác vận hành:

- Bật máy chạy không tải ổn định trong 05 phút, công nhân vận hành sẽ tiến hành đưa nhựa đã nghiền vào máy tạo hạt với tần suất 30 phút/lần thông qua băng tải.

- Quá trình hệ thống vận hành, công nhân vận hành cần kiểm tra theo dõi:

+ Theo dõi tình trạng hoạt động của bộ phận đùn trục vít, bộ phận đùn sợi (chú ý đến nhiệt độ đối với từng loại nhựa khác nhau).

+ Theo dõi nhựa đầu ra.

+ Theo dõi máy nghiền đảm bảo máy chạy ở tốc độ tối đa trước khi cấp liệu vào máng cấp liệu của máy.

- Nhựa thành phẩm được đưa vào bao và lưu kho.

- Bavia được thu gom, đóng bao, lưu kho chờ xử lý.

3. Xác định nguy cơ rủi ro trong quá trình vận hành:

+ Kẹt băng tải

+ Máy đùn bị hóc, ngừng hoạt động.

+ Cháy máy do gia nhiệt nhựa quá nhiệt.

+ Tai nạn khi công nhân thao tác.

4. Kết thúc vận hành:

- Tắt điện các thiết bị.

- Vệ sinh sẽ khu vực.

- Báo cáo và viết nhật ký vận hành.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép Môi trường nhà máy xử lý chất thải công nghiệp chất thải y tế (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(248 trang)