Công trình lưu giữ chất thải nguy hại

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép Môi trường nhà máy xử lý chất thải công nghiệp chất thải y tế (Trang 78 - 88)

3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

3.4.1. Công trình lưu giữ chất thải nguy hại

3.4.1.1.1. Hồ sơ kỹ thuật của thùng chuyên dụng a) Chức năng

Lưu giữ tạm thời CTNH dạng lỏng, bùn, các loại CTNH dạng rắn sắc nhọn trong kho chứa chất thải nguy hại tại cơ sở.

Thiết bị thuộc cơ sở xử lý và trạm trung chuyển.

b) Công suất, tải trọng, kích thước Công ty sử dụng 2 loại thùng gồm:

- Thùng nhựa composite dung tích 1.000lit (DxRxC = 1.000x1.000x1.000mm) và 220lớt (ỉ=500mm x C=1.000mm). Sử dụng để thu gom chất thải dạng lỏng, bựn cú tớnh chất ăn mòn và chất thải rắn

- Thựng phuy bằng sắt dung tớch 100lit (ỉ= 400mm) và 220lớt (ỉ = 500mm). Sử dụng để thu gom chất thải dạng lỏng, bùn không có tính ăn mòn và sắc nhọn.

Ngoài ra, công ty có sử dụng các thùng cont bằng thép cường độ cao để chứa chất thải rắn và bùn thải.

c) Thiết kế, cấu tạo và tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý

- Các thùng phuy chuyên dụng được làm dạng hình trụ, bịt kín cả hai đầu. Phía bên trên có nắp đậy nhỏ hình tròn để dễ dàng chứa đựng chất thải nguy hại dạng lỏng.

- Thùng nhựa: được chế tạo bằng nhựa có nắp đậy kín đảm bảo không rò rỉ chất thải ra môi trường. Trên thùng có dán nhãn báo hiệu CTNH. Loại thùng này dùng để chứa đựng các loại chất thải nguy hại ở thể lỏng, bùn, có tính chất ăn mòn.

- Thùng sắt: được chế tạo bằng sắt phủ sơn chống sét, rỉ và ăn mòn, có nắp đậy kín.

Trên thùng có dán nhãn báo hiệu CTNH. Loại thùng này dùng để chứa đựng các loại chất thải nguy hại ở thể lỏng, bùn, và rắn không có tính chất ăn mòn.

d) Thiết bị phụ trợ

Các thiết bị phụ trợ kèm theo bao gồm:

- Nhãn cảnh báo loại CTNH phù hợp để dán trên thùng khi thu gom, lưu giữ CTNH.

- Dụng cụ sử dụng phụ trợ: cờ lê, mỏ lết.

- Thiết bị bảo hộ lao động: khẩu trang, găng tay, giày ủng, kiếng bảo hộ.

- Thiết bị thu gom: bơm rót, xô, xẻng chổi, khăn lau thấm nước, các chất thấm hút (cát, mùn cưa), đoạn ống dẫn, phễu.

3.4.1.1.2. Hồ sơ kỹ thuật của bao bì Polyeste a) Chức năng

Dùng để thu gom và lưu giữ tạm thời các loại chất thải nguy hại tồn tại ở thể rắn có kích thước nhỏ, không sắc nhọn và khô: như giẻ lau, giấy, vải, gỗ vụn, cặn sơn, các loại xỉ bột, tro,…

Thiết bị thuộc cơ sở xử lý và trạm trung chuyển.

b) Công suất, tải trọng, kích thước

Hiện nay, Công ty sử dụng các loại bao bì gồm:

- Loại bao PP 2 lớp chứa 50 Kg: Loại bao đan bằng sợi PP dạng dẹt, dày, có tay xách, miệng bao có dây cột, có kích thước: 1 x 1 x 1m. Bao bì thiết kế 02 lớp đảm bảo chất thải dạng bùn, không thể thấm nước ra bên ngoài.

- Loại bao PP, PE 2 lớp chứa 20 Kg: Loại bao đan bằng sợi PP dạng dẹt, có kích thước: 0,5 x 0,8 m. Bao bì thiết kế 02 lớp đảm bảo chất thải dạng bùn, không thể thấm nước ra bên ngoài.

Ngoài ra công ty có sử dụng các loại bao bố chuyên dụng.

c) Thiết kế, cấu tạo và tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý

Các bao bì Polyeste được thiết kế có 2 lớp, được làm bằng chất liệu nhựa, dạng hình chữ nhật, hở 1 đầu. Chất thải nguy hại dạng rắn sau khi được cho vào bao bì, dùng dây buộc kín lại và đưa lên các xe chuyên dụng để vận chuyển đưa đi đến nơi xử lý.

d) Thiết bị phụ trợ

Các thiết bị phụ trợ kèm theo bao gồm:

- Nhãn cảnh báo loại CTNH phù hợp để dán trên thùng khi thu gom, lưu giữ CTNH.

- Dụng cụ sử dụng phụ trợ: dao, kéo, dây buộc.

- Thiết bị bảo hộ lao động: khẩu trang, găng tay, giày ủng, kiếng bảo hộ.

- Thiết bị thu gom: xẻng, chổi, giẻ lau.

3.4.1.2. Khu vực lưu chứa 3.4.1.2.1. Tại cơ sở xử lý a) Chức năng

Lưu giữ tạm thời các loại chất thải nguy hại trước khi đưa đến các thiết bị xử lý hoặc tái chế tiếp theo gồm: CTNH dạng lỏng, bùn, dạng rắn sắc nhọn có kích thước nhỏ đựng trong các thùng phuy chuyên dụng; CTNH dạng rắn khô, không sắc nhọn, có kích thước nhỏ đựng trong các bao bì polyeste chuyên dụng trong thời gian chờ xử lý.

b) Công suất, tải trọng, quy mô

Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại hiện nay của Nhà máy bao gồm:

- Khu vực lưu giữ số 1 - tại nhà xưởng số 1 diện tích 450 m2, diện tích hữu dụng 360 m2 (Năng lực lưu giữ tối đa tương đương: 360 x 3 = 1.080 m3)

- Khu vực lưu giữ số 2 - tại nhà xưởng số 2 diện tích 1.364 m2, diện tích hữu dụng 1.200 m2 (Năng lực lưu giữ tối đa tương đương: 1.200 x 3 = 3.600 m3)

- Khu vực lưu giữ số 3 - tại nhà xưởng số 3 diện tích 675 m2, diện tích hữu dụng 555 m2 (Năng lực lưu giữ tối đa tương đương: 555 x 3 = 1.665 m3)

- Khu vực lưu giữ số 4 - tại nhà xưởng số 4 diện tích 108 m2, diện tích hữu dụng 88 m2 (Năng lực lưu giữ tối đa tương đương: 88 x 3 = 264 m3)

- Khu vực lưu giữ số 5 - tại nhà xưởng số 5 diện tích 1.188 m2, diện tích hữu dụng 951 m2 (Năng lực lưu giữ tối đa tương đương: 951 x 3 = 2.853 m3)

- Khu vực lưu giữ số 6 - tại nhà xưởng số 6 diện tích 446 m2, diện tích hữu dụng 400 m2 (Năng lực lưu giữ tối đa tương đương: 400 x 3 = 1.200 m3)

- Khu vực lưu giữ số 7 - tại nhà xưởng số 7 diện tích 150 m2, diện tích hữu dụng 130 m2 (Năng lực lưu giữ tối đa tương đương: 130 x 3 = 390 m3)

- Kho lạnh lưu giữ chất thải y tế - tại nhà xưởng số 2 diện tích 80m2, diện tích hữu dụng 74 m2

c) Thiết kế, cấu tạo của các khu vực lưu giữ

* Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại số 1

Chức năng: Khu vực lưu giữ chất thải số 1 đặt tại nhà xưởng số 1 là nơi đặt hệ thống lò đốt chất thải công nghiệp, sinh hoạt công suất 1500 kg/giờ

Diện tích: Nhà xưởng số 1 có diện tích 900 m2, trong đó diện tích khu vực lưu giữ chất thải số 1 là 450m2.

Thiết kế, cấu tạo: Nhà xưởng được xây dựng kiểu khung nhà thép tiền chế với thiết kế dạng nhà xưởng công nghiệp hiện đại. Kết cấu móng cọc, đà kiềng, nền đổ bê tông cốt thép; cột vì kèo, xà gồ thép hình; tường gạch và tôn; mái tôn. Nhà xưởng được

thiết kế xây dựng cao 13m, thông thoáng, có 3 cửa ra vào rộng để thông với khu vực nhà xưởng số 2 và nhà xưởng số 3.

* Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại số 2

Chức năng: Khu vực lưu giữ chất thải số 2 đặt tại nhà xưởng số 2 là nơi lưu giữ chất thải với khu vực lưu giữ chất thải số 2, khu vực hóa rắn và kho lưu giữ chất thải y tế.

Diện tích: Nhà xưởng có diện tích 2.400 m2, trong đó diện tích khu vực lưu giữ chất thải số 2 là 1.364m2, diện tích kho lưu giữ chất thải y tế là 80 m2

Thiết kế, cấu trúc: Nhà xưởng được xây dựng kiểu khung nhà thép tiền chế với thiết kế dạng nhà xưởng công nghiệp hiện đại. Kết cấu móng cọc, đà kiềng, nền đổ bê tông cốt thép; cột vì kèo, xà gồ thép hình; tường gạch và tôn; mái tôn. Nhà xưởng được thiết kế xây dựng cao 13m, thông thoáng, thông với khu vực nhà xưởng số 1 và nhà xưởng số 3.

+ Khu vực hóa rắn:

- Chức năng: là nơi đặt hệ thống thiết bị hóa rắn - Diện tích: Nhà xưởng có diện tích khoảng 150m2

- Thiết kế, cấu tạo: Nhà xưởng đặt hệ thống hóa rắn được làm bằng thép tiền chế, đỉnh cột cao 4.5m, vì kèo thép, tôn dầy 0,47 mm, tường bán tôn có bố trí xen kẽ các tấm nhựa trong để lấy sáng, phần tường gạch xây cao 1.6m.

* Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại số 3

Chức năng: Khu vực lưu giữ chất thải số 3 đặt tại nhà xưởng số 3 là nơi lưu giữ chất thải.

Diện tích: Nhà xưởng có diện tích 675 m2, trong đó diện tích khu vực lưu giữ chất thải số 3 là 675 m2

Thiết kế, cấu trúc: Nhà xưởng được xây dựng kiểu khung nhà thép tiền chế với thiết kế dạng nhà xưởng công nghiệp hiện đại. Kết cấu móng cọc, đà kiềng, nền đổ bê tông cốt theép; cột vì kèo, xà gồ thép hình; tường gạch và tôn; mái tôn. Nhà xưởng được thiết kế xây dựng cao 13m, thông thoáng, thông với nhà xưởng số 1 và nhà xưởng số 2.

* Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại số 4

Chức năng: Khu vực lưu giữ chất thải số 4 đặt tại nhà xưởng số 4 là nơi đặt hệ thống phá dỡ linh kiện điện tử, hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang thải.

Diện tích: Nhà xưởng có diện tích 1.000 m2, trong đó diện tích khu vực lưu giữ chất thải số 4 là 108 m2

Thiết kế, cấu trúc: Nhà xưởng được xây dựng kiểu khung nhà thép tiền chế với thiết kế dạng nhà xưởng công nghiệp hiện đại. Kết cấu móng cọc, đà kiềng, nền đổ bê

tông cốt thép; cột vì kèo, xà gồ thép hình; tường gạch và tôn; mái tôn. Nhà xưởng được thiết kế xây dựng cao 13m, thông thoáng, có 2 cửa ra và thoát hiểm.

* Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại số 5

Chức năng: Khu vực lưu giữ chất thải số 5 đặt tại nhà xưởng số 5 là nơi đặt hệ thống tái chế nhôm và hệ thống tái chế nhựa.

Diện tích: Nhà xưởng có diện tích 1.892 m2, trong đó diện tích khu vực lưu giữ chất thải số 5 là 1.188 m2

Thiết kế, cấu trúc: Nhà xưởng được xây dựng kiểu khung nhà thép tiền chế với thiết kế dạng nhà xưởng công nghiệp hiện đại. Kết cấu móng cọc, đà kiềng, nền đổ bê tông cốt thép; cột vì kèo, xà gồ thép hình; tường gạch và tôn; mái tôn. Nhà xưởng được thiết kế xây dựng cao 13m, thông thoáng, có 2 cửa ra và thoát hiểm.

* Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại số 6

Chức năng: Khu vực lưu giữ chất thải số 6 đặt tại nhà xưởng số 6 là nơi đặt hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Diện tích: Nhà xưởng có diện tích 670 m2, trong đó diện tích khu vực lưu giữ chất thải số 6 là 446 m2

Thiết kế, cấu trúc: Nhà xưởng được xây dựng kiểu khung nhà thép tiền chế với thiết kế dạng nhà xưởng công nghiệp hiện đại. Kết cấu móng cọc, đà kiềng, nền đổ bê tông cốt thép; cột vì kèo, xà gồ thép hình; tường gạch và tôn; mái tôn. Nhà xưởng được thiết kế xây dựng cao 13m, thông thoáng, có 3 cửa ra và thoát hiểm.

* Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại số 7

Chức năng: Khu vực lưu giữ chất thải số 7 đặt tại nhà xưởng số 7 là nơi đặt hệ thống phá dỡ ắc quy và hệ thống tẩy rửa.

Diện tích: Nhà xưởng có diện tích 670 m2, trong đó diện tích khu vực lưu giữ chất thải số 7 là 150 m2

Thiết kế, cấu trúc: Nhà xưởng được xây dựng kiểu khung nhà thép tiền chế với thiết kế dạng nhà xưởng công nghiệp hiện đại. Kết cấu móng cọc, đà kiềng, nền đổ bê tông cốt thép; cột vì kèo, xà gồ thép hình; tường gạch và tôn; mái tôn. Nhà xưởng được thiết kế xây dựng cao 13m, thông thoáng, có 2 cửa ra và thoát hiểm.

* Kho lạnh lưu giữ chất thải y tế

- Chức năng: là nơi lưu giữ chất thải y tế trước khi xử lý.

- Diện tích: Kho có diện tích 80 m2

- Thiết kế, cấu tạo: Kho được xây kiên cố bằng gạch, có kích thước 10x8m, sàn được đổ bê tông, bên trong có lắp điều hòa công suất lớn, đảm bảo duy trì nhiệt độ trong khoảng 16 – 18oC.

- Phụ trợ:

+ Các thùng đựng chất thải y tế chuyên dụng

+ Bên ngoài thùng chứa có các dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707:

2009 được in rõ ràng d) Thiết bị phụ trợ

Trong nhà kho có hệ thống thông gió, gắn các biển hướng dẫn vận hành an toàn kho chứa, các dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa theo QCVN 6707-2009, biển hướng dẫn thoát hiểm phòng cháy chữa cháy và được trang bị hệ thống cứu hỏa, bình chữa cháy, thùng cát.

Hộp sơ cứu vết thương; bình soda gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axit trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axit.

Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu Exit) đặt tại điểm đầu mối của lối đi.

e) Quy trình vận hành kho 1.Chuẩn bị vận hành

- Kiểm tra các hệ thống điện, hệ thống thông gió (quạt hút, quạt thổi), hệ thống rãnh thu gom và thoát nước xung quanh kho chứa, hệ thống tường bao, mái che kho chứa.

- Thu dọn vệ sinh kho chứa sạch sẽ, kiểm tra các bảng hướng dẫn, biển cảnh báo chất thải, biển báo cháy và các dụng cụ, thiết bị phụ trợ để lưu giữ chất thải, phòng chống sự cố cháy nổ, rò rỉ, đổ tràn chất thải ra kho chứa.

- Chuẩn bị vị trí lưu giữ, xếp chất thải nguy hại phù hợp vào kho

- Vạch tuyến đường để tập kết chất thải nguy hại về vị trí cần lưu giữ trong các kho chứa

2. Xác định nguy cơ, rủi ro

- Nguy cơ, rủi ro cháy nổ xảy ra do cọ xát, bất cẩn làm đổ vỡ các thùng chứa chất thải

- Nguy cơ rò rỉ, đổ tràn chất thải ra kho chứa do rơi rớt, va đập, sắp xếp không đúng quy cách, thùng chứa đựng chất thải không đảm bảo an toàn

- Nguy cơ, rủi ro tai nạn lao động do bất cẩn, chủ quan, không nắm vững và làm sai quy trình vận hành, không đeo các thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động

- Nguy cơ tràn chất thải ra ngoài khu vực kho chứa gây độc hại cho con người và ô nhiễm môi trường do hệ thống mương thoát thu gom chất thải, nước thải bị tắc không thông

- Nguy cơ xảy ra tương tác các loại chất thải độc hại với nhau tạo ra các sự cố cháy nổ, ăn mòn, bốc hơi hóa chất do để các chất thải không đúng vị trí, không có nhãn mác phân biệt các loại chất thải

- Nguy cơ nước mưa tràn vào trong kho chứa cuốn trôi các chất thải rơi vãi tạo ra lượng nước thải chứa thành phần nguy hại do hệ thống mái che kho chứa không đảm bảo

3. Trang bị bảo hộ lao động

Trước khi tiến hành thu gom, nhân viên vận hành thu gom, vận chuyển, vận hành hệ thống kho lưu giữ cần mang khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ lao động, đeo găng tay, đi giày, đội nón bảo hộ phù hợp

4.Dụng cụ, thiết bị cần thiết

- Khi tiến hành vận hành hệ thống kho lưu giữ cần chuẩn bị: các thiết bị phụ trợ như quạt thổi, quạt hút thông gió, các thiết bị phụ trợ cho phòng cháy chữa cháy như bình CO2, bao cát, các biển báo cháy, báo dấu hiệu nhận biết chất thải, sơ đồ quy trình vận hành an toàn hệ thống kho lưu giữ…

- Các dụng cụ, thiết bị lưu giữ: khay chứa, thùng chứa, bao bì chứa chất thải có kèm theo nhãn mác ghi tên loại, mã chất thải nguy hại, giây buộc, …

- Các dụng cụ vệ sinh: chổi, xẻng, giẻ lau, mùn cưa thấm dầu, xô đựng, gáo múc, 5. Quy trình thao tác vận hành chuẩn

- Chuẩn bị khu vực và vị trí các điểm lưu giữ cho từng loại chất thải nguy hại trong kho lưu giữ sao cho phù hợp, có treo biển báo khu vực để loại chất thải nguy hại dạng nào: dễ cháy, dễ nổ, lây nhiễm, độc hại hay CTNH chung, vận hành hệ thống thông gió để làm thông thoáng kho, kiểm tra nhiệt độ an toàn trong kho chứa.

- Các loại chất thải phát sinh từ các chủ nguồn thải được vận chuyển về cơ sở đưa thẳng vào nhà xưởng để tập kết tại khu vực bốc dỡ, sau đó được phân loại, đóng gói và đưa về từng kho chứa riêng biệt đã được quy định để chuẩn bị cho việc xử lý. Cụ thể:

+ Các bình ắc quy thải được xếp luôn vào khay chứa chuyên dụng và đưa vào trong kho lưu giữ tạm thời ắc quy

+ Các loại CTNH dạng rắn (đối với loại có kích thước nhỏ như các loại kim loại thải dưới dạng xỉ bột, phoi, ... được đóng trong bao bì) được đưa vào khu vực lưu giữ CTNH dạng rắn

+ Các loại CTNH dạng lỏng dễ cháy (dầu thải, dung môi) được đóng trong các thùng chứa chuyên dụng và lưu giữ tại khu vực chứa CTNH lỏng dễ cháy

+ Các loại CTNH dạng lỏng có tính ăn mòn (axit, các loại hóa chất) được đóng trong các thùng chứa chuyên dụng và lưu giữ tại khu vực chứa CTNH có tính ăn mòn

+ Các loại bùn thải được đóng trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng và lưu giữ tại khu vực lưu giữ riêng bùn thải

- Vận chuyển chất thải vào kho lưu giữ

Chất thải sau khi phân loại, đóng gói được chuyển vào từng khu vực lưu giữ riêng đã quy định sẵn. Chất thải được xếp thành từng hàng, gọn, giữa các hàng xếp chất thải có tạo lối đi để công việc quản lý và vận chuyển thuận tiện, đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh và an toàn lao động, tránh những sự cố xảy ra. Ghi vào sổ nhật ký, thống kê về số lượng, chủng loại chất thải, đơn vị phát sinh chất thải, ngày nhập chất thải để theo dõi, kiểm tra.

- Vận chuyển chất thải ra khỏi kho lưu giữ

Khi xuất chất thải ra khỏi kho lưu giữ để chuyển đến cơ sở xử lý hay đưa đến các hệ thống, thiết bị xử lý, người theo dõi phải ghi vào nhật ký kho về số lượng, chủng loại, ngày xuất chất thải, người nhận chất thải đem đi xử lý phải ký vào sổ

6. Kết thúc vận hành

Hàng ngày, sau khi vận chuyển chất thải vào hay xuất chất thải ra khỏi kho lưu giữ, các khu vực lưu giữ chất thải phải được vệ sinh, quét dọn hàng ngày. Trước khi đóng cửa kho, phải kiểm tra và ngắt toàn bộ các thiết bị điện.

- Kiểm tra về quy cách, trình tự sắp xếp theo đúng quy định, vận hành các quạt hút, thông gió, kiểm tra nhiệt độ kho

- Treo biển báo và đóng cửa kho lại an toàn 3.4.1.2.2. Tại trạm trung chuyển

a) Chức năng

Lưu giữ tạm thời các loại chất thải nguy hại trước khi vận chuyển về nhà máy xử lý chất thải nguy hại gồm: CTNH dạng lỏng, bùn, dạng rắn sắc nhọn có kích thước nhỏ đựng trong các thùng phuy chuyên dụng; CTNH dạng rắn khô, không sắc nhọn, có kích thước nhỏ đựng trong các bao bì polyeste chuyên dụng trong thời gian lưu giữ tạm thời.

b) Công suất, tải trọng, quy mô

Khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại của trạm trung chuyển như sau:

- Khu vực lưu giữ tạm thời tại trạm trung chuyển số 1 diện tích 500 m2, diện tích hữu dụng 450 m2 (Năng lực lưu giữ tối đa tương đương: 450 x 3 = 1.350 m3)

c) Thiết kế, cấu tạo của các khu vực lưu giữ

* Khu vực lưu giữ tạm thời chất thải tại trạm trung chuyển số 1 Thiết kế, cấu tạo:

Nhà xưởng có cao độ nền đảm bảo tránh ngập lụt, được xây dựng kiểu bán tôn, xây tường và quây tôn kết hợp. Kết cấu móng cọc, đà kiềng, nền đổ bê tông; cột vì kèo,

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép Môi trường nhà máy xử lý chất thải công nghiệp chất thải y tế (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(248 trang)