3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
3.6.2. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải
- Nội dung quy trình và hành động ứng phó
+ Trong quá trình sản xuất, việc vận hành máy móc thiết bị đôi khi gặp các sự cố: mất điện, mất nước, hỏng thiết bị xử lý…
+ Các tác hại nguy hiểm nhất từ sự cố này từ hệ thống lò đốt và lò sấy bùn cũng như lò tái chế nhôm: khi mất điện, mất nước… lượng nhiệt, lượng khói thải, nước thải, bụi do quá trình đốt, sấy và tái chế không được khống chế theo quy trình máy móc thiết bị như thiết kế, rất dễ có nguy cơ phát tán ra ngoài gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến môi trường xung quanh. Khi hỏng thiết bị lò sấy, sẽ phải dừng lò để sửa chữa, dẫn đến tình trạng ùn chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại chưa xử lý.
- Biện pháp nhận biết khi hệ thống xử lý không đạt yêu cầu:
+ Luôn có nhân viên trực quan sát tại bảng điều khiển, xem nhiệt độ
+ Lấy mẫu định kỳ chất lượng khí thải, 4 lần/năm để đảm bảo chất lượng khí thải nằm trong giới hạn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT đối với lò sấy bùn, lò tái chế nhôm; QCVN 30:2012/BTNMT đối với lò đốt chất thải.
- Trong mọi trường hợp cần thực hiện đúng các quy trình xử lý sự cố đã được huấn luyện:
+ Nếu mất điện do nguồn cung cấp, máy phát điện dự phòng sẽ tự khởi động và cung cấp lại sau 1 phút
+ Nếu hệ thống hư hỏng điện trong hệ thống lò sấy bùn: tắt cầu dao tổng, ngưng cung cấp nhiên liệu, đóng cửa lò, mở van thoát khói thẳng để dẫn khói lò trong lò sấy bùn ra thẳng ống khói, phun nước vào thiết bị trao đổi nhiệt làm giảm nhanh nhiệt độ lò xuống mức an toàn.
+ Nếu hệ thống xử lý khí thải không đạt yêu cầu cần phải dừng việc nạp nguyên liệu, xem lại nhật ký vận hành, quy trình phối trộn các chất. Kiểm tra lại các hệ thống xử lý khí thải xem có hư hỏng hay có biểu hiện bất thường ở vị trí nào và khắc phục nhanh các sự cố. Khi các điều kiện kỹ thuật đạt mức cho phép khởi động lại lò sấy. Báo cáo lãnh đạo Công ty. Viết báo cáo vào sổ nhật ký vận hành.
+ Nếu thiết bị lò bị hỏng, chủ dự án sẽ xác định thời gian bảo dưỡng. Tiếp đó, chủ dự án sẽ làm công văn thông báo với các đơn vị chủ nguồn thải và sẽ dừng hoạt động thu gom CTNH ngay, tránh việc thu gom CTNH về gây ứ đọng chất thải trong nhà máy.
- Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố
+ Thông báo cho phụ trách xưởng, quản đốc tìm nguyên nhân và khắc phục sự cố.
+ Thông báo cho Ban giám đốc của Công ty
Một số biện pháp ứng phó cụ thể đối với sự cố máy móc thiết bị trong quá trình vận hành HTXL khí thải
TT Hạng
mục Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Tháp giải nhiệt
Sự cố bơm nước bị hỏng không lên nước
Bơm cấp nước hỏng
Cho chạy bơm dự phòng đảm bảo nước cấp đủ cho tháp hoạt động bình thường. Đo và kiểm tra các cuộn điện, nguồn điện…
báo cho cấp quản lý và tiến hành kiểm tra, sửa chữa bơm bị sự cố
2 Thiết bị hấp thụ
Sự cố nước ở bộ tách bụi ướt không đủ
Bơm nước làm mát không chạy
Kiểm tra bơm cấp nước cho áo nước
3 Thiết bị tách nước
Nước không thoát ra sau thiết bị tách nước
Tắc đường ống thoát của thiết bị
Kiểm tra và tiến hành thông tắc đường ống
Thiết bị hấp phụ thiếu nước
Kiểm tra bơm cấp cho thiết bị hấp thụ
4
Thiết bị hấp phụ than hoạt tính
Nước qua thiết bị hấp phụ
Đáy thiết bị tách nước không thoát được nước làm nước vào thiết bị hấp thụ
Kiểm tra đường thoát của thiết bị tách nước. Thông tắc đường thoát nước của thiết bị
5
Thiết bị lọc bụi túi vải
Túi lọc bụi bị tắc
Hơi nước nhiều gây ẩm túi, khí thải quá nóng, áp suất khí nén thấp
Kiểm tra lại khả năng tách ẩm trước khi vào túi, kiểm tra nhiệt độ khí.
* Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với các sự cố nổ lò
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống lò đốt chất thải, lò tái chế nhôm và lò sấy bùn, nhà máy thực hiện các biện pháp phòng ngừa như phân công tổ kỹ thuật và cơ khí thường xuyên kiểm tra các bộ phận máy móc, kịp thời phát hiện những hư hỏng để có hướng giải quyết nhanh và hiệu quả. Trong những trường hợp gặp sự cố nghiêm trọng, cần tạm dừng hoạt động, liên hệ ngay với đơn vị cung cấp để nhanh chóng khắc phục, hạn chế tối đa thời gian ngừng hoạt động, gây ùn ứ chất thải.
Trong trường hợp xảy ra sự cố mất điện đột xuất, nhà máy sử dụng ngay máy phát điện đã được lắp đặt trước nhằm duy trì hoạt động của lò đốt, ít nhất là để hoàn tất quá trình xử lý hiện tại.
Đơn vị cung cấp lò đốt và bộ phận kỹ thuật của nhà máy phải tổ chức tập huấn cho cán bộ nhà máy về quy trình vận hành an toàn lò đốt. Định kỳ 6 tháng một lần xuống kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị của lò.
Cán bộ phụ trách hoạt động của lò đốt thường xuyên quan sát khí thải ra. Khí thải không tạo nên các vệt khói đen, vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như khói có màu đen phải báo ngay cho chủ dự án để kết hợp với nhà cung cấp tìm các giải pháp khắc phục kịp thời.
3.6.3. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với sự cố tràn dầu - Đối với các bồn lưu chứa dầu DO cũng như dầu thải, thường xuyên kiểm tra độ an toàn của các van ở bồn chứa để sửa chữa, thay thế và khắc phục kịp thời.
- Thường xuyên kiểm tra thành bồn chứa nhiên liệu, bảng cảnh báo, biển cảnh báo, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tụ tập gần khu vực lưu chứa.
- Tuyên truyền, nhắc nhở các bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy tuân thủ các quy định về PCCC trong quá trình làm việc.
- Biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu.
+ Khi phát hiện ra sự cố tất cả các cán bộ công nhân và khách hàng đều phải thông báo ngay cho cán bộ phụ trách an toàn của nhà máy.
+ Rải cát khoanh vùng xung quanh không cho dầu tràn sang nơi khác, rải các vật liệu thấm hút như cát, giẻ lau… lên dầu, chú ý khi ứng phó sự cố phải sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động (Găng tay cao su, ủng, khẩu trang…) sau đó vệ sinh sạch sẽ bằng cát và các vật liệu thấm hút.
- Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu
✓ Sự cố nhỏ: Người phát hiện sự cố tràn dầu (lượng nhỏ không chảy vào đường thoát nước mưa) → Hô to → Thông báo với cấp trên → Kiểm tra thông tin Phiếu an toàn hoá chất → Sơ cứu nạn nhân (nếu có ) → Xử lý sự cố bằng các vật liệu hấp thụ (cát,…) → Kết thúc → Họp báo cáo (tìm nguyên nhân và cách phòng ngừa).
✓ Sự cố tràn đổ diện rộng: Người phát hiện sự cố tràn dầu (dầu chảy vào cống
→ Hô to → Thông báo cho cấp trên → Kiểm tra thông tin
Phiếu an toàn hoá chất → Sơ cứu nạn nhân (nếu có ) → Tập trung đội ứng phó sự cố khẩn cấp cơ sở → Xử lý sự cố → Thông tin cơ quan chức năng nhờ hỗ trợ → Phối hợp cùng cơ quan chức năng → Xử lý sự cố → Kết thúc → Họp báo cáo (tìm nguyên nhân và cách phòng ngừa).