Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của Dự án

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án: “Moka Việt Nam” tại lô CN 03, Khu công nghiệp Đông Mai, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 22 - 26)

Công ty thuê lại nhà xưởng khu vực 2ha, tại đấy đã hoàn thiện các hạng mục công trình. Khu đất 3ha hiện tại là khu đất trống chưa xây dựng các công

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

22

trình.

5.3.1. Tác động do nước thải 1. Giai đoạn xây dựng

- Nguồn phát sinh: Nước thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng bao gồm nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng; nước thải xây dựng; nước mưa chảy tràn.

- Quy mô, tính chất của nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh với lưu lượng khoảng 6,5m3/ngày.đêm.

Thành phần chủ yếu: Chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn hòa tan, các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (amoni, tổng N, tổng P), các chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ động thực vật và coliform.

+ Nước thải xây dựng phát sinh từ vệ sinh dụng cụ, máy móc thi công, rửa xe vận chuyển khoảng 0,425 m3/ngày.đêm. Thành phần: Chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (COD, BOD)…

+ Nước mưa chảy tràn phát sinh với lưu lượng tối đa khoảng: 4.296,46 m3/ng.đ (0,05m3/s).. Thành phần chủ yếu: hàm lượng chất rắn lơ lửng và một số chất ô nhiễm khác với tải lượng không nhiều nếu chất thải trong khuôn viên Công ty được quản lý tốt.

2. Giai đoạn hoạt động

- Nguồn phát sinh: Từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên Nhà máy; nước vệ sinh bảo dưỡng thiết bị giải nhiệt và thay nước làm mát.

- Quy mô, tính chất của nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt: tổng lượng nước thải phát sinh tối đa khoảng 38,75 m3/ngày đêm. Thành phần chủ yếu: Chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn hòa tan, các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (amoni, tổng N, tổng P), các chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ động thực vật và coliform.

+ Nước thải sản xuất: không phát sinh ra ngoài môi trường 5.3.2. Tác động do bụi và khí thải

1. Giai đoạn xây dựng - Nguồn phát sinh:

+ Bụi và khí thải phát sinh trong quá trình đào móng bể xử lý nước thải công suất 80m3/ngày.đêm; từ quá trình vận chuyển và tập kết vật liệu xây dựng; từ quá trình thi công các hạng mục công trình.

+ Giai đoạn di chuyển dây chuyền sản xuất hiện tại và lắp đặt máy móc thiết bị cho các dây chuyên mới rất ít, gần như không phát sinh.

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

23

- Quy mô, tính chất:

+ Bụi phát sinh từ hoạt động đào móng bể xử lý nước thải

+ Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển và tập kết vật liệu xây dựng.

+ Bụi, khí thải từ hoạt động thi công xây dựng (thiết bị thi công; hoạt động thi công xây dựng).

2. Giai đoạn hoạt động

- Nguồn phát sinh: Từ hoạt động của các phương tiện giao thông; hoạt động của các quá trình sản xuất; hoạt động của máy phát điện dự phòng.

- Quy mô, tính chất:

+ Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông:

Các phương tiện cá nhân chủ yếu là xe máy, xe đạp điện và lượt phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm thấp, mặt khác sân đường nội bộ Nhà máy đã được bê tông hóa nên hàm lượng độ bụi và các chất ô nhiễm sẽ nhỏ hơn giới hạn cho phép QCĐP 4: 2020/QN và QCVN 06:2009/BTNMT;

+ Bụi và khí thải từ hoạt động sản xuất;

+ Bụi và khí thải từ máy phát điện dự phòng: Hoạt động của máy phát điện ít (trung bình 20h/năm) và sử dụng nhiện liệu dầu diesel có hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,001%S) nên lượng bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của máy phát điện tương đối nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường khu vực xung quanh.

5.3.3. Tác động do chất thải rắn thông thường 1. Giai đoạn xây dựng

- Nguồn phát sinh: Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng; đất thải từ quá trình đào móng; chất thải trong quá trình xây dựng các công trình.

- Quy mô, tính chất:

+ Chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng phát sinh khoảng 50 kg/ngày.

Thành phần chủ yếu là các chất vô cơ và hữu cơ như túi nilon, vỏ chai lọ, giấy vụn, thức ăn dư thừa…

+ Chất thải rắn xây dựng phát sinh ước tính khoảng: 76,97 tấn 2. Giai đoạn hoạt động

- Nguồn phát sinh: Từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên; hoạt động của trạm xử lý nước thải, bể tự hoại và từ các dây chuyền sản xuất (chất thải rắn công nghiệp).

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

24

- Quy mô, tính chất:

+ Chất thải sinh hoạt của công nhân phát sinh khoảng 387,5 kg/ngày. Thành phần chủ yếu là các chất vô cơ và hữu cơ như túi nilon, vỏ chai lọ, giấy vụn, thức ăn dư thừa…

+ Bùn từ trạm xử lý nước thải và bể tự hoại phát sinh khoảng 5,04 tấn/năm tấn/năm. Thành phần các chất ô nhiễm tương đối cao (chủ yếu là BOD, tổng Nitơ, tổng photpho).

+ Chất thải rắn công nghiệp khối lượng phát sinh khoảng 400.000 kg/năm.

Thành phần bao gồm bao bì carton, vỏ bao bì không chứa các thành phần độc hại, dây buộc hàng, panet hỏng, nhãn mác hỏng từ quá trình đóng gói sản phẩm, giẻ lau không dính hóa chất độc hại, sản phẩm hỏng...

5.3.4 Tác động do chất thải nguy hại 1. Giai đoạn xây dựng

- Nguồn phát sinh: Chất thải nguy hại chỉ phát sinh từ quá trình sử dụng máy phát điện, sơn tường công trình….

- Quy mô, tính chất:

+ Tổng chất thải nguy hại cả giai đoạn khoảng 160 kg. Thành phần CTNH bao gồm dầu thải, giẻ lau dính dầu, hộp thùng đựng sơn, đầu que hàn thải, ắc quy chì thải…

2. Giai đoạn hoạt động

- Nguồn phát sinh: Từ hoạt động của các thiết bị tại nhà xưởng và các dây chuyền sản xuất.

- Quy mô, tính chất: Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 30.000kg/tháng. Thành phần CTNH bao gồm linh kiện, sản phẩm lỗi hỏng có thành phần nguy hại; bao bì lẫn thành phần nguy hại; dầu, mỡ bôi trơn thải bỏ trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị; giẻ lau, găng tay dính dầu dính dầu trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị; hộp mực in thải, than hoạt tính thải; ắc quy và dầu thải động cơ.

5.3.5/ Tiếng ồn, độ rung 1. Giai đoạn xây dựng

- Nguồn phát sinh: Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công bao gồm ô tô vận tải, máy ép cọc, máy xúc, máy đào, máy cắt gạch, máy hàn....

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26, 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

25

Quốc gia về tiếng ồn và độ rung.

2. Giai đoạn hoạt động

- Nguồn phát sinh: Từ các phương tiện giao thông; từ các công đoạn sản xuất.

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26, 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn và độ rung.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án: “Moka Việt Nam” tại lô CN 03, Khu công nghiệp Đông Mai, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(239 trang)