3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động
Trong giai đoạn vận hành các nguồn gây ra tác động được chia thành 02 nhóm:
- Nhóm các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải.
- Nhóm các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.
Tóm lược các nguồn gây tác động cũng như phạm vi đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành sản xuất của dự án được trình bày ở bảng sau:
Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam
84
Bảng 3.7. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành
TT Nguồn gây tác động Đối tượng có thể bị
tác động trực tiếp 1
Nước thải
- Nước thải sinh hoạt;
- Nước mưa chảy tràn.
Môi trường nước, không khí, đất.
2 Bụi, khí thải
- Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào nhà máy và từ quá trình đi lại của cán bộ công nhân viên lao động;
- Khí thải phát sinh từ các công đoạn hàn linh kiện, bản mạch (SMT).
- Khí thải phát sinh từ các công đoạn lắp ráp màn hình các loại
- Khí thải phát sinh từ các công đoạn hàn phân xưởng màn hình.
- Khí thải phát sinh từ các công đoạn hàn phân xưởng tivi.
- Khí thải phát sinh từ các công đoạn tra hàn bản mạch tại phân xưởng lắp ráp các sản phẩm thông minh.
- Khí thải phát sinh từ các công đoạn ép phun.
- Khí thải phát sinh từ các quá trình nghiền vụn các sản phẩm lỗi hỏng.
- Khí thải phát sinh từ các quá trình in phun nhãn hiệu hoặc mã số sản phẩm.
- Khí thải phát sinh từ các quá trình sấy khô nhãn hiệu hoặc mã số sản phẩm.
- Khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải.
- Khí thải từ khu vực lưu giữ chất thải tạm thời.
Môi trường không khí lao động
3
Chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt;
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Môi trường đất, nước, môi trường
Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam
85
không khí
4
Chất thải nguy hại
- Phát sinh từ các hoạt động chiếu sáng, bảo dưỡng máy móc thiết bị;
- Phát sinh từ các hoạt động sản xuất.
Môi trường đất, nước, môi trường không khí
5 Tiếng ồn, độ rung
- Từ hoạt động của thiết bị máy móc - Phương tiện giao thông;
Công nhân lao động trực tiếp
6 An toàn và sức khỏe người lao động Công nhân lao động trực tiếp
7 Các rủi ro, sự cố - Sự cố cháy nổ;
- Vệ sinh, an toàn thực phẩm;
- Sự cố hóa chất;
- Sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải;
- Sự cố đối với các hệ thống xử lý nước thải;
- Sự cố tai nạn lao động;
- Môi trường không khí; môi trường nước;
- Sức khỏe người lao động.
3.2.1.1 Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải A. Nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động
a. Nước thải sinh hoạt
* Nguồn phát sinh: Trong quá trình hoạt động của dự an chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.
* Tải lượng nước thải:
* Nguồn phát sinh:
- Trong quá trình hoạt động của Nhà máy phát sinh nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.
- Nước thải từ quá trình vệ sinh văn phòng, nhà xưởng.
- Theo tính toán tại mục 1.3 chương 1 là Qnước cấp sinh hoạt = 38,75m3/ngày.đêm.
- Nước thải sinh hoạt phát sinh được ước tính bằng 100% nước cấp, lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là: Qnước thải sinh hoạt = 38,75m3/ngày.đêm. Nhà máy dự kiến đầu tư xây dựng 02 Trạm xử lý nước thải với công suất công suất 40m3/ngày.đêm tại khu vực nhà xưởng 2,0ha và 80m3/ngày.đêm tại khu vực nhà
Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam
86
xưởng 3,0ha để phòng trường hợp xảy ra các sự cố Hệ thống xử lý và khi tăng lượng công nhân.
- Thành phần nước thải: Nước thải sinh hoạt chứa các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng (TSS), chất hữu cơ (BOD5, COD), chất dinh dưỡng (N, P).
Dựa theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới về tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trên một đầu người (WHO – Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí – tập I, Generva, 1993) ta có thể tính được tải lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm có thể phát sinh do quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong quá trình vận hành nếu không được xử lý như sau:
Tải lượng các chất ô nhiễm = Số người x Hệ số phát thải;
Nồng độ các chất ô nhiễm = Tổng lượng chất ô nhiễm / tổng lượng nước thải - Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải được tổng hợp và trình bày tại bảng sau:
Bảng 3.8. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước xử lý giai đoạn hoạt động
Chất ô nhiễm
Tải lượng định mức*
(g/ngày)
Tải lượng của Cơ sở (g/ngày)
Lưu lượng
thải (l/ngày)
Nồng độ TB (mg/l)
QCĐP 3:2020/QN BOD5 15 - 18 11.625 – 13.950
38.75
300 – 360 50
COD 24 - 34 18.600 – 26.350 480 – 680 150
TSS 23,3 - 48,3 18.057,5 –
37.432,5 466 – 966 100
Tổng N 2 - 4 1.550 – 3.100 40 - 80 40
Tổng P 0,27 - 1,3 209,25 – 1.007,5 5 – 26 6
Amoni 0,8 - 1,6 620 – 1.240 16 – 32 10
(*): Tải lượng phát thải các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của 1 người lao động làm việc theo ca/ng.đ.
QCĐP 3: 2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh.
Kết quả tại bảng trên cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải cao hơn giới hạn cho phép nhiều lần. Nước thải cần phải xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam
87
- Không gian tác động: Khu vực Dự án - Thời gian phát thải: Giai đoạn vận hành
- Mức độ tác động: Nhỏ do sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN Đông Mai và đấu nối về trạm XLNT tập trung của KCN.Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Công suất thiết kế 3.720 m3/ngày đêm, giai đoạn 1 đã đầu tư xây dựng công suất 1.100m3/ngày đêm, xử lý nước thải đạt loại B theo QCĐP 03:2020/QN. Hiện tại lượng nước thu gom và xử lý tại trạm khoảng 600m3/ngày, vì vậy Trạm đảm bảo khả năng tiếp nhận, xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án (38,75m3/ngày đêm).
c. Nước từ máy điều hòa không khí
Trong quá trình hoạt động, hệ thống điều hòa trung tâm Chiller kết hợp với AHU + FCU để cấp không khí với nhiệt độ được kiểm soát dưới 250C, độ ẩm 55% - 75%.
Hệ thống điều hòa trung tâm Chiller là loại máy phát sinh ra nguồn lạnh dùng trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm, sử dụng nước là chất tải lạnh.
Nước sẽ được làm lạnh qua tháp giải nhiệt.
+ Máy lạnh được cấu tạo từ 4 bộ phận chính đảm nhiệm vai trò của chu trình nhiệt cơ bản đó là máy nén, van tiết lưu, thiết bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi, ngoài ra còn một số các thiết bị phụ khác.
+ AHU: là bộ xử lý nhiệt ẩm hệ thống ống gió trung tâm và chia ra làm nhiều ống gió phụ đi vào không gian điều hòa. Như vậy một AHU có thể có nhiều lớp lọc bụi, nhiều dàn coil ống đồng (nước nóng hoặc lạnh) theo điều kiện xử lý yêu cầu và dùng cho một không gian lớn.
+ FCU: Dùng cho nhiều phòng nhỏ hay khu vực nhỏ nơi mà hệ thống ống gió của AHU không thể tới được, hay với yêu cầu một vài phòng nằm trong khu vực với yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm khác với AHU đang lắp sử dụng.
+ Tháp giải nhiệt được đặt ở phía bên ngoài xưởng 1 để cấp nước giải nhiệt cho chu trình của Chiller.
Nước thu hồi được đưa về tháp giải nhiệt. Tại đây bố trí 1 quạt thổi từ dưới lên, nước mát chảy từ trên xuống và cấp về hệ thống điều hòa. Nước bổ sung trong quá trình bay hơi tại tháp giải nhiệt. Trong quá trình hoạt động, máy điều hòa không khí sẽ phát sinh nước ngưng hơi nước (hơi ẩm) trong môi trường không khí.
- Khối lượng: Phụ thuộc vào độ ẩm thời tiết. Thông thường vào mùa khô, độ ẩm không khí từ 40- 60% sẽ không phát sinh nước ngưng điều hòa. Vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao từ 80- 95%, lượng nước ngưng giao động từ 500lít - 800
Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam
88
lít/ngày.
- Thành phần: Nước ngưng là hơi ẩm trong phòng làm việc được điều hòa hút ra và ngưng đọng lại vì vậy có thành phần không độc hại. Nồng độ các chất trong nước ngưng có các thông số nằm trong giới hạn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
B. Bụi và khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động
Trong quá trình hoạt động, bụi và khí thải chủ yếu phát sinh từ các hoạt động:
- Hoạt động của các phương tiện giao thông - Hoạt động sản xuất của nhà máy.
- Hoạt động xử lý nước thải.
a. Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông
Khi dự án đi vào hoạt động thì bụi và khí thải phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông chuyên chở sản phẩm, nguyên vật liệu và phương tiện giao thông của cán bộ công nhân viên ra vào Dự án. Thành phần chính bao gồm: bụi và các khí độc: CO, CO2, SO2, NOx,...
- Hoạt động giao thông từ phương tiện cá nhân của công nhân làm việc Nhà máy. Tuy nhiên, các phương tiện chủ yếu là xe máy, xe đạp điện nên mức độ phát sinh bụi, khí thải không lớn. Mặt khác các phương tiện chỉ hoạt động trong giờ đi làm và tan ca nên tác động cục bộ trong thời gian ngắn.
Dự kiến khi dự án đi vào vận hành ổn định sẽ có 775 lao động của Nhà máy thường xuyên ra vào nhà máy sử dụng xe ô tô đưa đón và xe máy như sau:
- Xe ô tô: 7 chiếc , trong đó có: 04 xe ô tô 29 chỗ; 02 xe ô tô 45 chỗ; 01 xe ô tô 35 chỗ. Tần xuất đưa đón cán bộ công nhân viên: 01 lần/ngày. Khoảng 240 người
- Xe máy khoảng 270 xe/ca (ngày làm việc: 02 ca)
Ngoài ra, khi Dự án vận hành thì tổng khối lượng nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa thương mại và tổng khối lượng sản phẩm ước tính khoảng 20.000 tấn/năm. Ước tính số lượng phương tiện vận chuyển nhập nguyên vật liệu sản xuất và sản phẩm của dự án trung bình khoảng 140 xe/tuần (dự kiến sử dụng xe có tải trọng trung bình 3 tấn).
Do quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm cũng như hoạt động của xe máy, ô tô không cùng tuyến, nên cung đường chịu tác động lớn nhất của quá trình này là đoạn đường nối từ cổng KCN Đông Mai đến khu vực thực hiện dự
Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam
89
án (ước tính khoảng 1.000 m). Vậy số lượt xe chạy trên cung đường chịu tác động lớn nhất này là:
- Xe máy: 270 x 2 = 540 lượt xe/ngày;
- Xe ô tô các loại: 7 x 2 = 14 lượt xe/ngày;
- Xe tải 3 tấn: 140 x 2 = 280 lượt xe/tuần = 40 lượt xe/ngày.
- Hoạt động của ô tô đưa đón công nhân nhà xa, vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào Nhà máy. Tổng lượng xe ra vào Nhà máy trung bình khoảng 594 lượt/ngày (37,13 chuyến/h). Mặt khác sân đường đã được bê tông hóa và quét dọn thường xuyên vì vậy nồng độ bụi và các chất ô nhiễm phát thải từ hoạt động của các phương tiện sẽ đều nhỏ hơn giới hạn cho phép QCĐP 4:
2020/QN và QCVN 06:2009/BTNMT.
Tuy nhiên, trong giờ cao điểm, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải sẽ cao hơn, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Thời gian phát thải: Trong quá trình hoạt động của dự án.
- Vị trí phát thải: Sân đường nội bộ của Nhà máy
- Phạm vi tác động: Khu vực dự án và tuyến đường KCN b. Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất
Hơi VOC phát sinh từ quá trình dán keo lắp ghép, hoàn thiện sản phẩm.
Hơi dung môi phát sinh từ quá trình dán keo lượng hơi này nếu phát sinh nhiều có thể gây ảnh hưởng đến cảm quan, gây sự khó chịu cho công nhân trực tiếp sản xuất tại xưởng. Thành phần hơi dung môi có khả năng phát sinh từ công đoạn này chủ yếu là nhựa SBS, Ethyl Acetate. Nếu công nhân làm việc trong môi trường có nhiều hơi dung môi hữu cơ thì rất có khả năng bị các bệnh nghề nghiệp như các bệnh về hô hấp, mắt, ngộ độc,... ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất lao động của công nhân.
Theo Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, của Alexander P.Economopoulos, trang 3 - 15, hệ số ô nhiễm khí thải phát sinh là 160 kg VOC/tấn hóa chất sử dụng. Lượng keo sử dụng là 2,5tấn/năm thì tải lượng hơi VOC phát sinh như sau:
160 kg/tấn nguyên liệu x 2,5 tấn/năm = 1,25 kg VOC/ngày
Với diện tích khu vực chịu ảnh hưởng được tính cho khu vực dán keo là 40 m2, vận tốc gió trung bình tại nhà xưởng 0,3 m/s.
Từ tải lượng có được ta có thể tính được nồng độ hơi VOC phát sinh: 1,2 (mg/m3). Kết quả tính toán cho thấy nồng độ hơi dung môi phát sinh thấp hơn
Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam
90
nhiều so với quy chuẩn cho phép.
* Tác động:
Hơi VOC từ quá trình nóng chảy nhựa và dán keo: là một chất độc hại, khi bay ra ngoài hòa trộn với không khí thì việc công nhân ở trong môi trường đó hít phải là điều khó tránh khỏi. Những người có tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí độc hại ở một nồng độ nào đó, trong thời gian được coi là đủ lâu rất có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư hay ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như ảnh hưởng đến não hay hệ thần kinh trung ương có thể là: chóng mặt, đau đầu, dễ cáu, mệt mỏi, buồn nôn. Nhưng nếu tiếp xúc liều cao dần có thể có các triệu chứng “giống say rượu” đến bất tỉnh, chết.
- Propylen oxyt: có công thức phân tử C3H6O, là chất khí không màu, có mùi hăng, dễ cháy.
- Styren: là chất khí không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi và có vị hơi ngọt tuy nhiên khi đậm đặc thì có mùi khó chịu. Styren là chất được dùng để sản xuất polystyren và nhiều đồng polyme khác.
- Butadien:Butadien là chất khí không màu, ngưng tụ thành chất lỏng ở nhiệt độ - 4.3oC (1atm), tạo thành hỗn hợp nổ với không khí trong giới hạn nồng độ từ 2 - 11,5% thể tích. Hít ở nồng độ cao (khoảng 9200 ppm) có thể gây kích ứng ở cổ họng trong khoảng 5 phút. Hít ở nồng độ 1000 ppm sẽ gây kích ứng ở mắt và cổ họng trong vòng 1 giờ. Tuy nhiên, hít ở nồng độ 500 ppm sẽ không gây bất kì kích ứng gì, ngay cả khi bị tiếp xúc trong vòng 2 giờ. Butadien hiện không được xem là một chất gây ung thư, hóa chất gây đột biến hay gây các triệu chứng nhiễm độc thần kinh mãn tính. Butadien được sản xuất từ rượu etanol qua sự lên men được phát sinh từ những loại men đặc biệt có trong nước đường. Việc sử dụng etanol để sản xuất butadien thì có lợi hơn so với quá trình cracking hơi nước để tạo thành butadien cần tốn một chi phí khá lớn.
- Khí thải từ máy phát điện dự phòng
Do thời gian hoạt động của máy phát điện ít và sử dụng nhiên liệu dầu diesel có hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,001%S) nên lượng bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của máy phát điện tương đối nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường khu vực xung quanh.
- Vị trí phát sinh: Khu vực nhà xưởng
- Thời gian phát sinh: Trong suốt thời gian hoạt động - Phạm vi tác động: Khu vực khuôn viên nhà xưởng.
Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam
91
c. Hoạt động xử lý khí thải từ hệ thống xử lý nước thải
- Nguồn phát sinh: Trong quá trình vận hành, Trạm XLNT có thể phát sinh mùi hôi gây ảnh hưởng đến môi trường. Mùi hôi có thể phát sinh từ các vị trí sau:
+ Bể điều hòa: Tại bể điều hòa sẽ tiến hành sục khí để ổn định về nồng độ và xử lý sơ bộ các chất ô nhiễm trong nước thải. Trong trường hợp sục khí nhưng không bổ sung bùn sinh học thì mùi hôi sẽ phát tán mạnh và khả năng xử lý nước thải tại bể rất kém. Trên thực tế, các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay đều duy trì một lượng bùn sinh học nhất định tại bể điều hòa. Việc bổ sung bùn sẽ góp phần xử lý một phần các chất ô nhiễm và loại bỏ hoàn toàn mùi hôi (do loại bỏ hoạt động của vi khuẩn kị khí). Tuy nhiên trong trường hợp bùn hoạt tính bị chết hoặc suy giảm hoạt lực, mùi hôi sẽ xuất hiện gây ảnh hưởng đến môi trường.
+ Bể hiếu khí: Dưới tác dụng của ôxy được cấp vào trong quá trình sục khí, bùn sinh học tiếp tục phân hủy triệt để các chất ô nhiễm. Với hàm lượng bùn và cường độ sục khí lớn hơn nhiều so với bể điều hòa, chất ô nhiễm được phân hủy hoàn toàn nên sẽ không phát sinh mùi hôi tại bể này. Qua khảo sát thực tế tại tất cả các trạm xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay đều không phát sinh mùi hôi từ các công đoạn sục khí khi có sự tham gia của bùn sinh học.
+ Bể lắng: Tại bể lắng, về cơ bản nước thải đã được xử lý đạt yêu cầu lên không còn mùi hôi, bên cạnh đó quá trình lắng được thực hiện trong điều kiện tĩnh nên sẽ không phát sinh mùi.
Ngoài ra, Trạm XLNT sinh hoạt của Nhà máy cách công trình xây dựng gần nhất 30m, đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường theo QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (mục 2.11.4 khoảng cách 10m áp dụng cho các trạm công suất nhỏ hơn 200 m3/ngày.đêm). Do đó, hoạt động của trạm XLNT ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động sản xuất của nhà xưởng.
- Vị trí phát thải: Trạm xử lý nước thải sinh hoạt - Thời gian phát thải: Giai đoạn vận hành
C. Chất thải rắn và chất thải nguy hại a. Rác thải sinh hoạt
- Nguồn phát sinh: Rác thải sinh hoạt, nấu ăn của cán bộ công nhân viên tại Nhà máy.
- Thành phần: chủ yếu là các chất vô cơ và hữu cơ như túi ni lon, vỏ chai lọ, thức ăn thừa…
Rác thải phát sinh từ cán bộ công nhân viên làm việc và ăn ca tại Nhà máy:
Ước tính mỗi người trung bình một ngày thải khoảng 0,5kg → khối lượng rác