Các công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án: “Moka Việt Nam” tại lô CN 03, Khu công nghiệp Đông Mai, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 80 - 84)

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường

3.1.2.1. Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giảm thiểu tác động từ nước thải A. Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng tại công trường

- Chủ thầu xây dựng sẽ ưu tiên tuyển dụng công nhân địa phương có điều kiện tự túc ăn ở để hạn chế phát sinh nước thải trên công trường. Tổ chức nhân lực hợp lý theo từng công đoạn thi công.

- Không bố trí lán trại sinh hoạt của công nhân trên công trường thi công.

Công nhân tự thuê nhà trong các khu dân cư để ở và sinh hoạt để giảm thiểu tối đa lượng phát thải.

+ Bố trí 04 nhà vệ sinh lưu động (dung tích bể chứa chất thải 2,0m3/bể) trên mặt bằng dự án để thu gom nước thải sinh hoạt.

+ Hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ hút, vận chuyển, xử lý với tấn suất 1 tuần/lần, hút đột xuất khi đầy bể, không xả thải ra môi trường.

- Quy trình: Nước thải xí tiểu  nhà vệ sinh di động  thuê đơn vị thu gom, xử lý

- Đưa nhà vệ sinh lưu động ra khỏi khu vực dự án sau khi sử dụng.

* Đánh giá: Đây là các biện pháp đơn giản và được áp dụng tại các công trường trong KCN mang lại hiệu quả cao.

B. Đối với nước thải xây dựng

- Sử dụng tối đa lượng bê tông thương phẩm.

- Sử dụng cát, đá sạch để không phát sinh nước thải từ hoạt động rửa vật liệu.

- Sử dụng nước vừa đủ trong quá trình bảo dưỡng bê tông.

- Bố trí tại công trường thi công 02 hố lắng, dung tích ngăn thứ nhất khoảng 2 m3, ngăn thứ hai khoảng 3 m3 để thu gom, lắng lọc toàn bộ nước thải từ hoạt động vệ sinh dụng cụ, máy móc, thiết bị và phương tiện vận chuyển.

Nước thải sau khi lắng, lọc được tái sử dụng toàn bộ vào hoạt động vệ sinh thiết bị, dụng cụ, làm ẩm nguyên vật liệu thi công, đất đá thải trước khi vận chuyển, không xả thải ra môi trường. Bùn đất tại hố lắng được nạo vét, phơi bùn và vận chuyển, xử lý cùng chất thải xây dựng; váng dầu mỡ được thu gom định kỳ và vận chuyển đến kho lưu chứa chất thải nguy hại tạm thời.

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

80

Đánh giá: Đây là các biện pháp có tính khả thi, mang lại hiệu quả khi thực hiện. Nước thải sau xử lý không xả ra ngoài môi trường, tận dụng lại để tiết kiệm chi phí.

C. Đối với thu gom nước mưa chảy tràn

- Lập phương án thi công phù hợp trong mùa mưa.

- Che đậy kín nguyên vật liệu trong những ngày mưa và không tập kết cạnh hệ thống thoát nước của KCN.

- Thực hiện thu gom và xử lý như sau: Nước mưa chảy tràn tại dự án được thu, thoát nước theo hệ thống rãnh của nhà xưởng.

3.1.2.2. Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giảm thiểu tác động từ bụi, khí thải

A. Đối vi bi, khí thi t hoạt động vn chuyn nguyên vt liu xây dng - Phủ bạt kín thùng xe vận chuyển và chở đúng trọng tải, chiều cao thùng xe quy định để tránh rơi vãi nguyên vật liệu gây phát sinh bụi, ảnh hưởng đến môi trường.

- Quy định không vận chuyển giờ cao điểm (11h-13h và 16h-18h).

- Sử dụng phương tiện, thiết bị được đăng kiểm đúng quy định.

- Bố trí công nhân quét dọn nguyên vật liệu, đất đá rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển trong KCN.

- Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng đúng quy định để các thiết bị luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất.

B. Đối vi bi và khí thi t hoạt động xây dng công trình

- Lắp dựng hàng rào tôn cao 3m xung quanh khu vực thi công để hạn chế phát tán bụi ra môi trường.

- Che phủ bạt nguyên vật liệu tập kết tại Dự án

- Sử dụng tối đa bê tông thương phẩm trong quá trình xây dựng - Cắt gạch theo phương pháp ướt để loại bỏ bụi phát tán

Đánh giá: Đây là các biện pháp có tính khả thi và mang lại hiệu quả tốt khi thực hiện. Môi trường không khí khu vực Dự án sẽ đảm bảo đạt QCVN5:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.

3.1.2.3. Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giảm thiểu tác động từ chất thải rắn

A. Đối với chất thải rắn sinh hoạt

- Thu gom rác thải sinh hoạt của công nhân thi công vào các thùng rác hiện có.

- Rác thải được đưa đi xử lý hàng ngày để tránh gây ô nhiễm môi trường khu

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

81

vực.

Đánh giá: Đây là các biện pháp đơn giản và mang lại hiệu quả khi thực hiện

B. Đối với chất thải rắn xây dựng

- Tổ chức biện pháp thi công hợp lý để hạn chế rơi vãi vật liệu xây dựng - Thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn xây dựng như sau:

+ Tận dụng lại một phần phế thải (như bao xi măng, đầu mẩu thép, tôn,…) để bán cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý.

+ Phần chất thải xây dựng không thể tận dụng được sẽ thu gom, vận chuyển, đổ thải tại bãi thải của địa phương theo đúng quy định;

+ Phối hợp với chính quyền địa phương xác định vị trí đổ đất, đá, phế thải trước khi thực hiện thi công.

3.1.2.4. Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giảm thiểu tác động từ chất thải nguy hại

- CTNH được lưu giữ trong các thùng nhựa dung tích 200 lít, đậy nắp kín.

Trên mỗi thùng được gắn biển cảnh báo nguy hiểm và mã CTNH và tập kết tại kho chất thảu nguy hại tại khu 2ha.

- Hợp đồng với đơn vị được cấp phép thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đánh giá:Đây là các biện pháp có tính khả thi và mang lại hiệu quả khi thực hiện, vì vậy không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

3.1.2.5. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải A. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường từ tiếng ồn, độ rung

- Không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị gây ồn lớn vào cùng một thời điểm;

- Sử dụng các thiết bị thi công đạt tiêu chuẩn, được đăng kiểm theo quy định;

- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ thường xuyên các thiết bị thi công - Không chở quá tải trọng cho phép.

B. Biện pháp giảm thiểu đến kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương.

- Ưu tiên tuyển dụng lực lượng lao động ngay tại địa phương nhằm góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương và giảm các mâu thuẫn xã hội, an ninh trật tự.

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

82

- Phát hiện và giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, xung đột phát sinh giữa các công nhân xây dựng, giữa công nhân với công nhân đang làm việc tại các nhà máy...

- Đề ra hình thức xử phạt nghiêm đối với những trường hợp vi phạm nội quy, gây mất an ninh, trật tự xã hội tại địa phương; mắc các tệ nạn xã hội như tệ nạn cờ bạc, say rượu, sử dụng chất kích thích…

C. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng khu vực

- Quy định thời gian, tốc độ và tải trọng xe vận chuyển thiết bị, dụng cụ, vật liệu xây dựng và chất thải lưu thông trên tuyến đường; nhanh chóng khắc phục, sửa chữa đường giao thông khi xảy ra sự cố.

- Nghiêm cấm đổ vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, rác thải sinh hoạt bừa bãi không đúng nơi quy định.

- Chủ dự án giám sát đơn vị thi công trong quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị máy móc về biện pháp thi công, tiến độ và chất lượng công trình.

3.1.2.6. Biện pháp giảm thiểu tác động từ các rủi ro, sự cố A. Tai nạn lao động

- Sự cố về giàn giáo:

+ Kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng và lập biên bản nghiệm thu độ an toàn của giàn giáo trước khi đưa vào sử dụng.

+ Giám sát việc lắp đặt, tháo dỡ giàn giáo cho công nhân làm việc ở trên cao.

- Cử cán bộ có kinh nghiệm và các an toàn viên chuyên trách thực hiện việc kiểm soát an toàn lao động trên công trường.

- An toàn thiết bị:

+ Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các phương tiện, thiết bị thi công.

+ Kiểm tra các thông số kỹ thuật và điều kiện an toàn của các phương tiện, thiết bị trước khi đưa vào thi công.

- Quy định và thực hiện các quy tắc an toàn lao động, tổ chức học tập và nắm vững các quy tắc an toàn trong thi công.

- Kiểm tra hệ thống dây dẫn trước khi đưa thiết bị vào thi công, không sử dụng các thiết bị điện khi trời mưa.

- Trang bị bảo hộ lao động như quần, áo, mũ, thiết bị phòng hộ đúng quy cách và phù hợp với vị trí làm việc.

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

83

- Trang bị các dụng cụ y tế để sơ cứu kịp thời khi công nhân bị tai nạn lao động, sau đó chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

B. Tai nạn giao thông

- Xây dựng phương án tổ chức thi công, phân tuyến, phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trong quá trình thi công

- Bố trí nhân sự để hướng dẫn phân luồng tại khu vực thi công trong suốt thời gian thi công; lắp đặt biển cảnh báo, biển chỉ dẫn phân luồng giao thông.

- Che phủ thùng xe, chở đúng trọng tải và chiều cao quy định để tránh hiện tượng vật liệu rơi vãi trong quá trình lưu thông.

C. Sự cố cháy nổ

- Trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC, lắp đặt các biển báo đề phòng cháy nổ tại khu vực lán trại công nhân và công trường thi công.

- Thi công hệ thống cấp điện đảm bảo an toàn và sử dụng các thiết bị điện chất lượng tốt để loại trừ khả năng chập điện gây hỏa hoạn.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống cháy nổ, công nhân không được hút thuốc, không mang bật lửa, diêm, các dụng cụ phát ra lửa do ma sát, tia lửa điện vào công trường...

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành

Báo cáo tập trung đi vào đánh giá giai đoạn vận hành sản xuất với các nguồn gây tác động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu được Công ty áp dụng như sau:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án: “Moka Việt Nam” tại lô CN 03, Khu công nghiệp Đông Mai, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(239 trang)