Đánh giá, dự báo các tác động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án: “Moka Việt Nam” tại lô CN 03, Khu công nghiệp Đông Mai, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 68 - 80)

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

- Khu vực 1 có diện tích 20.000m2 tiền thân là Công ty TNHH in màu Lý Tưởng đã được xây dựng hoàn thiện.

- Khu vực 2 có diện tích 30.689m2 đang được đầu tư xây dựng.

3.1.1.1. Đánh giá các tác động môi trường liên quan đến chất thải A. Tác động do nước thải

Nguồn phát sinh: Nước thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng bao gồm:

- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng;

- Nước thải xây dựng;

- Nước mưa chảy tràn.

a. Nước thải sinh hoạt công nhân xây dựng

Nước thải sinh hoạt của công nhân tham gia thi công chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (NO3-

, PO43-) và các vi sinh vật gây bệnh.

Dự kiến trong quá trình thi công có khoảng 50 công nhân tham gia lao động trên công trình. Lượng nước cần thiết cấp cho sinh hoạt của công nhân là 130 lít/người/ngày.

Căn cứ theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải, lượng nước thải bằng khoảng 100% lượng nước cấp. Lượng nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 6,5m3/ngày. Như vậy, lượng nước thải ra từ hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công khoảng 6,5 m3/ngày.đêm.

→ Qntsh = 6,5 (m3/ngày.đêm)

Thành phần:các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (TSS), chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (N, P). Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt được trình bày tại bảng sau:

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

68

Bảng 3.1: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trước xử lý

Chất ô nhiễm

Tải lượng định mức*

(g/ngày)

Tải lượng của Cơ sở (g/ngày)

Lưu lượng thải (l/ngày)

Nồng độ TB (mg/l)

QCĐP 3:

2020/QN

BOD5 15 - 18 750 - 900

6.500

115 – 138 50

COD 24 - 34 1.200 - 1.700 185 – 262 150

TSS 23,3 - 48,3 1.165 – 2.415 179 – 372 100

Tổng N 2 - 4 100 - 200 15 – 31 40

Tổng P 0,27 - 1,3 13,5 – 65 2 – 10 6

Amoni 0,8 - 1,6 40 - 80 6 - 12 10

(*): Tải lượng phát thải các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của 1 người lao động làm việc theo ca/ngày theo hướng dẫn của WHO

QCĐP 3: 2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh - cột B.

Kết quả tại bảng trên cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trước xử lý tương đối cao và vượt quá giới hạn cho phép theo QCĐP tương ứng.

- Vị trí phát thải: Khu vực Dự án

- Thời gian phát thải: Giai đoạn xây dựng

- Đối tượng chịu tác động: Môi trường nước khu vực.

b. Nước thải xây dựng

- Nước thải xây dựng có thể phát sinh từ các quá trình sau:

+ Bảo dưỡng bê tông;

+ Rửa dụng cụ thi công;

+ Rửa bánh xe trước khi ra khỏi công trường.

- Tải lượng:

+ Hoạt động bảo dưỡng bê tông sử dụng lượng nước vừa đủ nên không phát sinh nước thải.

+ Nước rửa dụng cụ thi công: Bao gồm nước rửa các thiết bị như cuốc, xẻng, đầm dùi, cối trộn vữa… Ước tính lượng nước cấp cho quá trình vệ sinh dụng cụ thi công khoảng 5% lượng nước phối trộn và bảo dưỡng công trình (8,5m3/ngày - mục 1.3.1) => Qvs = 5% x 8,5m3 = 0,425m3/ngđ.

+ Nước rửa bánh xe: Nước rửa bánh xe được bổ sung khi cạn, không phát sinh nước thải ra ngoài môi trường.

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

69

- Thành phần chính của nước thải xây dựng có hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt giới hạn cho phép theo QCĐP 3: 2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh cột B.

- Vị trí phát thải: Khu vực Dự án

- Tác động: Nếu nước thải xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước mặt của KCN có thể gây các tác động sau:

+ Gây tắc hệ thống thoát nước mặt của KCN.

+ Gây đục và ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của KCN.

Tuy nhiên, nếu nước thải đã được áp dụng các biện pháp giảm thiểu thì hàm lượng chất rắn lơ lửng sẽ nằm trong giới hạn cho phép theo QCĐP 3:

2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh cột B, vì vậy không gây tác động xấu đến nguồn tiếp nhận.

- Thời gian phát thải: Trong giai đoạn xây dựng c. Nước mưa chảy tràn

- Lượng phát sinh: Tính theo công thức sau:

QNMRT = q x S x β (3.1) Trong đó:

QNMRT: Lượng nước mưa chảy tràn bề mặt khu vực q: Lượng mưa trung bình năm (q ≈ 1.750 mm) S: Diện tích khu vực xây dựng Dự án (30.689,0m2) β: Hệ số dòng chảy tại khu vực Dự án (lấy β = 0,7)

QNMRT = 1.750 x 30.689,0x 0,7 = 37.594,03 m3/năm (trung bình khoảng 102,99m3/ng.đ)

Vào những ngày mưa lớn (q ≈ 200mm/ng.đ) lượng nước chảy tràn khu vực có thể lên đến: 30.689,0 x 0,2 x 0,7 = 4.296,46 m3/ng.đ (0,05m3/s).

- Thành phần:

Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án đang thi công có bề mặt là lớp đất đá san lấp nên hàm lượng các chất ô nhiễm như BOD, COD trong nước mưa chảy tràn thấp, chủ yếu là các chất rắn lơ lửng dao động từ 120 - 150mg/m3 vượt giới hạn cho phép theo QCĐP 3: 2020/QN cột B.

Nếu lượng nước này không được thu gom xử lý trước khi cho thoát ra nguồn nước tiếp nhận sẽ gây bồi lắng, tắc hệ thống thoát nước mặt của KCN và gây ô nhiễm nước sông Mai Hòa.

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

70

Theo thời gian, các công trình dần được xây dựng, tỷ lệ đất trống còn lại thấp nên hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước mưa rửa trôi sẽ giảm dần theo tiến độ thực hiện Dự án.

- Vị trí phát thải: Khu vực Dự án - Thời gian phát thải: Khi trời mưa.

- Đối tượng chịu tác động: Hệ thống thoát nước của KCN và sông Mai Hòa.

B. Tác động do bụi, khí thải

a.Tác động của việc vận chuyển và tập kết vật liệu xây dựng

Nguyên vật liệu xây dựng được vận chuyển đến Dự án bằng tuyến đường QL18A, có mật độ giao thông ở mức trung bình - cao. Trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu sẽ phát sinh bụi và khí thải gây ảnh hưởng đến môi trường.

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu xây dựng tổng khối lượng nguyên vật liệu khoảng 4.810,63 m3 tương đương 7.697,0 tấn (d = 1,6 tấn/m3).

Thời gian xây dựng các hạng mục công trình trong 45 ngày (1,5 tháng, 1 ngày thi công 8h), phương tiện vận chuyển xe tải trọng 15 tấn  lưu lượng xe trung bình 3,29 xe/h.

Theo số liệu của tổ chức WHO thiết lập (Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, WHO, 1993), với loại xe tải sử dụng dầu Diesel có trọng tải <16 tấn, tải lượng ô nhiễm bụi, SO2, NOx, CO, CxHy do các phương tiện vận chuyển thải ra được trình bày tại bảng sau:

Bảng 3.2: Tải lượng bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu

Chất ô nhiễm

Lưu lượng (xe/h)

Hệ số ô nhiễm (kg/1.000km)

Tải lượng ô nhiễm (kg/1.000km.h)

Tải lượng ô

nhiễm (g/km.h)

Tải lượng ô nhiễm E (mg/m.s)

Bụi 3,29 0,9 0,0089 0,0089 0,0025

CO 3,29 2,9 0,0286 0,0286 0,0079

SO2 3,29 4,15S 0,0002 0,0002 0,0001

NOx 3,29 1,44 0,0142 0,0142 0,0039

CxHy 3,29 0,8 0,0079 0,0079 0,0022

Ghi chú: Hàm lượng S của dầu diesel là: 0,001%

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

71

Để đánh giá tác động của bụi và khí thải áp dụng công thức Sutton - xác định nồng độ chất ô nhiễm tại một điểm bất kỳ. Nồng độ của chất ô nhiễm được tính theo công thức:

(mg/m3) (3.5) Trong đó:

C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3) E: Tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s) z: Độ cao của điểm tính toán (m)

h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m) u: Tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s)

δz: Hệ số khuyếch tán chất ô nhiễm theo phương z (m).

Hệ số khuếch tán phụ thuộc vào sự khuếch tán của khí quyển. Sự khuếch tán ban đầu của khí thải các phương tiện tham gia giao thông trên đường được giả thiết là phụt ra thành luồng.

Giá trị của hệ số khuếch tán theo phương ngang được tính theo Slade với sự ổn định của khí quyển theo khoảng cách x(m) từ tim đường đến điểm tính theo chiều gió.

Lấy độ cao trung bình là 1,5m (z = 1,5), độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh: 1m (h = 1) và tốc độ gió trung bình u = 2,5m/s. Căn cứ theo công thức (3.1), nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm như sau:

Bảng 3.3: Nồng độ các chất ô nhiễm từ khí thải trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu

Khoảng cách x (m)

Hệ số khuếch tán trung bình (z, m)

Bụi SO2 NO2 CO HC Thông số

đầu vào E (mg/m.s) 0,0025 0,0001 0,0039 0,0079 0,0022 u = 2,5m/s

h = 1m z= 1,5m

5 1,72 0,6001 0,0138 0,9602 1,9337 0,5334

10 2,85 0,3618 0,0083 0,5789 1,1658 0,3216

20 4,72 0,2181 0,0050 0,3490 0,7029 0,1939

50 9,22 0,1117 0,0026 0,1788 0,3601 0,0993

80 12,99 0,0793 0,0018 0,1269 0,2555 0,0705 100 15,29 0,0674 0,0016 0,1078 0,2171 0,0599

u

h z h

E z

C

z

z z

.

2 ) exp (

2 ) exp (

. 8 ,

0 2

2 2

2

 



 

 

 



 

 

z

) ( 53 ,

0 x0,73 m

z

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

72

QCVN 5:2023/BTNMT 300 350 200 30000 5.000(*)

Kết quả tại bảng trên cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm từ khí thải của các phương tiện vận chuyển trong bán kính 5 -100m tính từ tâm tuyến đường đều tương đối thấp và nằm trong giới hạn cho phép theo các QCĐP và QCVN tương ứng.

- Vị trí phát thải: Khu vực Dự án và tuyến đường vận chuyển - Thời gian phát thải: Trong quá trình vận chuyển (45 ngày)

- Đối tượng chịu tác động: Tuyến đường KCN và dân cư 2 bên QL 18A.

- Đánh giá tác động:

+ Gia tăng lưu lượng xe gây ùn tắc giao thông trên các tuyến đường, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và hoạt động giao thông trên đường.

+ Có thể gây hư hỏng mặt đường làm ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông khác.

+ Ảnh hưởng đến dân cư 2 bên QL18A

b.Tác động từ quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình

- Nguồn phát sinh: Từ các thiết bị thi công có sử dụng nhiên liệu như máy đào, máy xúc, máy đầm ….

- Thành phần: Các thiết bị động cơ đốt trong khi hoạt động sẽ thải vào môi trường các khí độc hại như CO, SO2, NO2 và CxHy.

- Tải lượng các chất ô nhiễm:

Căn cứ mục 1.3.1.2 lượng nhiên liệu sử dụng cho các thiết bị thi công như máy đầm, máy ủi…khoảng 371.708,3 lít, tương đương 304,31 tấn (Ddiesel = 0,82T/m3).

Áp dụng hệ số phát thải trung bình của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đối với các động cơ đốt trong khi đốt 1 tấn dầu Diesel 0,001% S. Với thời gian thi công 1,5 tháng (45 ngày), kết quả được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 3.4: Tải lượng khí thải phát sinh do hoạt động của các thiết bị thi công

TT Chất ô nhiễm

Tổng tải lượng phát sinh(*)(kg)

Lượng phát sinh (**) (kg/ngày)

Nồng độ khí thải (***)(mg/m3

)

QCVN 05:2023/BTNMT

TB 1h (mg/m3)

1 Tro bụi 54,776 1,217 0,4958 0,3

2 CO 213,016 4,734 1,9281 30

3 SO2 121,724 2,705 1,1018 0,35

4 NO2 791,203 17,582 7,1615 0,2

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

73

5 HC 107,725 2,394 0,9751 -

6 Andehyt 73,034 1,623 0,6611 -

(Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollutinon - A Guide to Rapid Source Inventory Techniques and their Use in Formulatinh Environmental Control Strategies, World Health Oranization, Geneva 1993)

Ghi chú:

(*) Tổng lượng phát sinh (kg) = Tổng lượng dầu sử dụng (tấn) * Tải lượng thải (kg/tấn)

(**) Lượng bụi phát sinh (kg/ngày) = Tổng lượng phát sinh (kg)/số ngày thi công dự án (312 ngày)

(***): Nồng độ trung bình (mg/m3) = Tải lượng (kg/ngày) x 106/8/V(m3) QCVN 5:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.

Qua bảng tính toán nồng độ khí thải phát sinh từ hoạt động của máy móc thi công xây dựng dự án so sánh với QCVN 5:2023/BTNMT thì nồng độ Bụi, CO, NOx, SO2 đều thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép và so với QCVN 19:2009/BTNMT cột B, Kp=1, Kv=0,8 nồng độ khí thải đều nằm trong giới hạn cho phép. Vì vậy, trong quá trình thi công, những tác động này có thể chấp nhận được.

- Vị trí phát thải: Khu vực Dự án

- Thời gian phát thải: Trong thời gian thi công (thi công móng, phần thân và hoàn thiện khoảng 45 ngày).

- Đối tượng chịu tác động: Công nhân xây dựng tại Dự án và hoạt của nhà máy sản xuất lân cận, tuy nhiên mức độ tác động thấp do:

+ Dự án có không gian rộng và chỉ tiếp giáp với tường bao của các Nhà máy lân cận thuộc KCN.

+ Kết quả tính lưu lượng khí thải phát sinh từ hoạt động thiết bị thi công tương đối nhỏ và đều nằm trong giới hạn cho phép.

C. Tác động do chất thải rắn thông thường a. Chất thải rắn sinh hoạt

- Thành phần: Chủ yếu là các chất vô cơ và hữu cơ như túi nilon, vỏ chai lọ, giấy vụn, thức ăn dư thừa….

- Khối lượng: Ước tính mỗi công nhân trung bình một ngày thải khoảng 1kg (theo Báo cáo điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

74

đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050). Số lượng công nhân làm việc: 50 người.

→ Khối lượng rác thải phát sinh trong ngày:

Mrác = 50 × 1 = 50 (kg/ngày.đêm)

Lượng rác thải này nếu không được thu gom hàng ngày sẽ bị phân hủy phát sinh mùi hôi, nước rỉ rác gây ảnh hưởng đến môi trường không khí và nước dưới đất khu vực xung quanh.

- Không gian tác động: Khu vực Dự án - Thời gian phát thải: Giai đoạn xây dựng b. Chất thải xây dựng

- Nguồn phát sinh: Lượng chất thải rắn xây dựng (đất đá bẩn chất đống, gạch vỡ, bê tông chết, đầu mẩu sắt thép…) ước tính chiếm khoảng 1% tổng khối lượng nguyên vật liệu xây dựng 7.697,0 tấn (mục 1.5) => Khối lượng chất thải rắn phát sinh: 7.697,0 × 1% = 76,97 tấn

=> Tổng lượng chất thải rắn xây dựng: 76,97 tấn - Không gian tác động: Khu vực Dự án

- Thời gian phát thải: Giai đoạn xây dựng D. Tác động do chất thải nguy hại

Nguyên vật liệu và bê tông thương phẩm sẽ được các nhà thầu phụ vận chuyển đến chân công trình. Các thiết bị như máy xúc, máy gạt có thời gian hoạt động ngắn vì vậy phát sinh công việc bảo dưỡng thay dầu tại khu vực Dự án.

Tại Dự án, chất thải nguy hại chỉ phát sinh từ hoạt động tra dầu nhớt vào thiết bị và quá trình chạy thử sẽ phát sinh các loại CTNH như: giẻ lau dầu, thùng đựng dầu, dầu thải, ngoài ra còn có sơn thải, thùng chứa sơn thải, đầu mẩu que hàn thải,...Trong đó:

- Giẻ lau dính dầu ước tính khoảng 3 kg (trung bình 1,5kg/tháng).

- Dầu thải: 8 lít/lần (thay 1 lần) lượng phát sinh khoảng 8 x 0,92 = 7,36 kg (Ddầu thải = 0,92kg/l)

- Hộp, thùng kim loại đựng hóa chất (sơn, dầu) đã qua sử dụng khoảng 50kg

- Chổi sơn, dụng cụ quét sơn phát sinh trong quá trình sơn chống rỉ, sơn màu kim loại, sơn trang trí khoảng 5kg

- Đầu que hàn thải phát sinh từ quá trình hàn mốn kim loại ước tính khoảng 25kg.

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

75

Tổng khối lượng chất thải nguy hại:

∑MCTNH =160 kg - Thời gian phát thải: Giai đoạn thi công

- Vị trí phát thải: Khu vực Dự án

3.1.1.2. Đánh giá các tác động không liên quan đến chất thải

Ô nhiễm ồn và rung phát sinh từ: Hoạt động vận chuyển, hoạt động tháo dỡ thiết bị, hoạt động bốc dỡ thiết bị, hoạt động chạy thử thiết bị.

A. Tác động do tiếng ồn

a. Mức ồn trong các hoạt động thi công xây dựng được đánh giá như sau:

- Hoạt động tháo dỡ thiết bị: Mức ồn lớn nhất khoảng 95dBA.

- Hoạt động chạy thử thiết bị: Mức ồn lớn nhất khoảng 85dBA.

Đối với khu vực xung quanh:

Để đánh giá ảnh hưởng của tiếng ồn đối với khu vực xung quanh nhóm lập báo cáo sử dụng phương trình lan truyền tiếng ồn như sau:

Li = Lp - Ld - Lc (dBA) Trong đó:

Li : Mức tiếng ồn tại điểm tính toán cách nguồn gây ồn khoảng cách d.

Lp : Mức ồn đo được tại nguồn gây ồn

Ld : Mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i

Ld= 20lg [(r2/r1)1+a ] (dBA)

r1 : Khoảng cách tới nguồn gây tiếng ồn ứng với Lp (m)

r2 : Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li(m)

a : Hệ số tính đến ảnh hưởng của sự hấp thụ tiếng ồn riêng của địa Sơ đồ mặt đất (coi a=0)

Lc : Độ giảm mức ồn qua vật cản (cây xanh, bờ tường….)

Với công thức như trên ta có thể tính được độ giảm âm Ld tới môi trường xung quanh được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 3.5. Mức ồn cực đại với khu vực xung quanh STT Nguồn gây ồn

Mức ồn lớn nhất(dBA) QCVN 26:2011/BTNMT

(dBA) 1,5 m 5 m 10 m 15 m

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam

76

1 Máy đầm 84,5 76 70 66,5 70

2 Máy xúc 78 72,3 66,3 62,8 70

3 Máy ủi, máy san 85,2 76,5 70,3 67,6 70

4 Ô tô tự đổ 87 77,5 71,5 68 70

5 Máy khoan 78,2 70,5 64,5 61 70

6 Máy trộn vữa, bê

tông 83 72 66 62,5 70

7 Máy nén 75 70,5 64,5 61 70

8 Máy phát điện 72 66,8 60,8 57,3 70

Từ kết quả trong bảng trên ta thấy khi chưa tính tới độ giảm âm do vật cản thì cần phải đảm bảo khoảng cách khoảng 15m mới có thể đảm bảo tiếng ồn gây ra do hoạt điều chỉnh dự án đạt quy chuẩn cho phép đối với khu dân cư xung quanh. Khu dân cư tập trung gần nhất cách dự án khoảng gần 500m do vậy tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động không gây ảnh hưởng tới khu dân cư. Đối với công nhân làm việc trong nhà máy, bộ phận nào tiến hành điều chỉnh, công nhân được bố trí công việc tại phân xưởng khác nên không bị ảnh hưởng.

B. Tác động của độ rung:

Độ rung phát sinh do hoạt động của các thiết bị, máy móc thi công, phương tiện vận chuyển.

Để đánh giá tác động của độ rung theo khoảng cách ảnh hưởng có thể dự báo thông qua công thức sau:

Lv(D) = Lv(1m) – 30*log10(D) [Hiệp hội xây dựng cầu đường Thụy Sĩ]

Trong đó:

- Lv(D): Mức rung của thiết bị tính theo đơn vị VdB ở khoảng cách D m;

- Lv(1m): Mức rung của thiết bị tính theo đơn vị VdB tại khoảng cách 1 m;

- D: khoảng cách tính bằng m từ nguồn gây rung;

Kết quả dự báo độ rung tại các khoảng cách khác nhau từ nguồn do ảnh hưởng từ hoạt động thi công xây dựng dự án được trình bày trong bảng sau.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án: “Moka Việt Nam” tại lô CN 03, Khu công nghiệp Đông Mai, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(239 trang)