5.4.1 Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giảm thiểu tác động từ nước thải
1. Giai đoạn xây dựng
- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng: Sử dụng nhà vệ sinh hiện có của Công ty, lắp đặt thêm nhà vệ sinh di động xử lý qua Hệ thống xử lý nước thải công suất 80 m3/ngày.đêm.
- Nước thải xây dựng: Bố trí tại công trường thi công 02 hố lắng, dung tích ngăn thứ nhất khoảng 2 m3, ngăn thứ hai khoảng 3 m3 để thu gom, lắng lọc toàn bộ nước thải từ hoạt động vệ sinh dụng cụ, máy móc, thiết bị và phương tiện vận chuyển. Nước thải sau khi lắng, lọc được tái sử dụng toàn bộ vào hoạt động vệ sinh thiết bị, dụng cụ, làm ẩm nguyên vật liệu thi công, đất đá thải trước khi vận chuyển, không xả thải ra môi trường.
- Nước mưa chảy tràn: Thoát vào hệ thống thoát nước mưa hiện có của Công ty
- Nguồn tiếp nhận: Hệ thống thoát nước mặt của KCN.
2. Giai đoạn hoạt động - Hệ thống xử lý nước thải:
+ Công suất trạm xử lý: 40m3/ngày đêm (khu đất 2ha) và 80m3/ngày đêm (khu đất 3ha).
+ Quy trình xử lý: Nước thải sinh hoạt sau xử lý sơ bộ → Bể thu gom → Bể điều hòa → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí → Bể lắng → Bể trung gian → Bồn lọc → Bể xả.
- Phương thức xả thải: xả mặt, tự chảy, liên tục.
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: Chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN Đông Mai
5.4.2 Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giảm thiểu tác động từ bụi và khí thải
Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam
26
1. Giai đoạn xây dựng
- Lắp dựng hàng rào tôn cao 3m khu vực xây dựng trạm xử lý nước thải;
che phủ bạt nguyên vật liệu tập kết tại Dự án; sử dụng tối đa bê tông thương phẩm trong quá trình xây dựng; phủ bạt kín thùng xe vận chuyển và chở đúng trọng tải, chiều cao thùng xe quy định để tránh rơi vãi nguyên vật liệu gây phát sinh bụi, ảnh hưởng đến môi trường; quy định không vận chuyển vào giờ cao điểm; bố trí cầu rửa xe tại cổng ra vào khu vực thi công để loại bỏ bùn đất bám trên bánh xe, tránh rơi vãi trên đường khi khô phát sinh bụi.
- Yêu cầu bảo vệ môi trường: Tuân thủ QCĐP 4:2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường không khí xung quanh tỉnh Quảng Ninh
2. Giai đoạn hoạt động
- Hệ thống thu gom khí thải: Nguồn phát sinh → chụp hút → đường ống nhánh → đường ống chính → hệ thống xử lý khí thải.
- Hệ thống xử lý khí thải: Hệ thống xử lý khí thải bao gồm tháp than hoạt tính, quạt hút và ống khói
- Quy trình xử lý: Khí thải chứa hơi dung môi hữu cơ dưới tác động của quạt sẽ được hút qua các chụp hút đến tháp hấp thụ (hoặc hấp phụ) có chứa than hoạt tính. Các dung môi hữu cơ bay hơi sẽ bị giữ lại trong các lớp than hoạt tính, không khí sạch thoát ra ngoài.
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCĐP 5: 2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ tỉnh Quảng Ninh và QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với chất hữu cơ.
5.4.3 Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giảm thiểu tác động từ chất thải rắn
1. Giai đoạn xây dựng
- Chất thải rắn sinh hoạt: Thu gom rác thải sinh hoạt của công nhân thi công vào các thùng chứa rác hiện có của nhà máy; thu gom rác vào cuối ngày và hợp đồng với Công ty môi trường vận chuyển hàng ngày.
- Chất thải rắn xây dựng: Đất đào móng các công trình, tầng hầm và các bể được sử dụng để tôn nền nhà xưởng sản xuất, các nhà kho, không phát sinh khối lượng cần đổ thải.... được sử dụng để đầm nền nhà xưởng; đầu mẩu sắt thép thừa, vỏ bao xi măng để bán cho các đơn vị thu mua phế liệu.
2. Giai đoạn hoạt động
Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam
27
- Chất thải sinh hoạt:
+ Đặt 30 thùng đựng rác có nắp đậy dung tích 40 - 100 lít/thùng tại khu văn phòng, nhà ăn và các phân xưởng sản xuất để thu gom rác thải sinh hoạt.
+ Lưu giữ chất thải sinh hoạt trong kho. Kho có vách ngăn để ngăn cách với khu vực chứa chất thải rắn công nghiệp. Kho chia làm 3 khu vực để lưu giữ rác thải sinh hoạt bao gồm: rác thải hữu cơ, rác thải tái chế và rác thải khác.
+Thuê đội vệ sinh môi trường KCN vận chuyển hàng ngày.
- Chất thải công nghiệp:
+ Vận chuyển CTRSX đến kho tập kết sau mỗi ngày làm việc. Khu vực có vách ngăn để ngăn cách với khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt.
+ Phân loại CTRSX và xử lý như sau: Các loại chất thải có nguồn gốc thành phần từ nhựa, kim loại, bao bì giấy được phân loại riêng để bán cho các đơn vị thu mua; các loại chất thải rắn khác không thể tái sử dụng sẽ thuê đơn vị thu gom, xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt.
5.4.4 Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giảm thiểu tác động từ CTNH 1. Giai đoạn xây dựng
- Thu gom vỏ thùng chứa sơn và chuyển trả cho nhà cung cấp; sử dụng kho chất thải nguy hại hiện có tại Nhà máy.
- Thu gom và phân loại chất thải nguy hại vào các thùng chứa; hợp đồng với đơn vị được cấp phép vận chuyển và xử lý CTNH khi kết thúc quá trình xây dựng.
2. Giai đoạn hoạt động
- Thiết bị lưu chứa: Chất thải nguy hại được phân loại, lưu trữ vào các thùng riêng, có kết cấu bền chắc và gắn tên/mã ứng với từng loại chất thải.
- Kho lưu chứa chất thải: Kho có vách ngăn chống cháy để ngăn cách với khu vực chứa hóa chất.
- Hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý định kỳ theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5.4.5 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường từ tiếng ồn, độ rung 1. Giai đoạn xây dựng
- Sử dụng các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công có chất lượng tốt; bảo dưỡng thiết bị và phương tiện vận chuyển và thi công thường xuyên để hạn chế tối đa tiếng ồn phát sinh.
Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ Moka Việt Nam
28
- Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để tránh các thiết bị gây ồn cùng làm việc sẽ gây tác động cộng hưởng.
2. Giai đoạn hoạt động
- Thiết kế nhà xưởng thông thoáng để giảm độ ồn trong quá trình làm việc;
kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị phục vụ cho sản xuất; trang bị nút tai chống ồn cho CBCNV làm việc trực tiếp tại các vị trí có khả năng phát sinh tiếng ồn cao; trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên Nhà máy để giảm tiếng ồn lan truyền ra khu vực xung quanh.
- Giám sát tiếng ồn, độ rung định kỳ tại các khu vực làm việc, đảm bảo tiếng ồn, độ rung nằm trong ngưỡng cho phép đối với QCVN 24:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Giá trị cho phép tại nơi làm việc và QCVN 27:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc.