Hệ thống súc rửa, tháo dỡ ắc quy và thu hồi phế liệu

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép Môi trường nhà máy xử lý chất thải nguy hại Hà Lộc (Trang 26 - 47)

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

3.2.5. Hệ thống súc rửa, tháo dỡ ắc quy và thu hồi phế liệu

3.2.5.1. Chức năng: súc rửa, tháo dỡ ắc quy xử lý axit và thu hồi phế liệu.

3.2.5.2. Công suất, quy mô, kích thước:

Công suất tối đa của hệ thống là 1tấn/h (tính theo công suất tối đa/năm là 1 tấn/h x 24h/ngày x 330 ngày/năm = 7.920 tấn/năm).

3.2.5.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ - Thiết kế, cấu tạo :

+ 01 bàn thao tác (diện tích 1,5m x 5m, cao 0,7m). Mặt bàn làm bằng vật liệu inox.

+ 02 máy cắt bình ắc quy.

+ 03 bể làm bằng bê tông chống thấm:

• Bể súc rửa-trung hòa: thể tích 1,28 m3 (1,46 x 1,46 m x 0,6m).

• Bể rửa sạch: thể tích 1,28 m3 (1,46m x 1,46m x 0,6m).

• Bể bùn: thể tích 1,8 m3 (1,56m x 1,46 m x 0,8m).

+ Thiết bị phụ trợ:

Thiết bị phụ trợ của hệ thống gồm: Hệ thống bình chữa cháy; Các hệ thống điện; Hệ thống thông gió bằng kết cấu mái và quạt công nghiệp ; Biển hướng dẫn/Quy định vận hành an toàn các thiết bị, Biển báo các loại tại nơi có nhiều người qua lại dễ đọc và thực hiện (báo các chất dễ cháy, dễ nổ, các chất độc hại); Các dụng cụ như xẻng cuốc và vật liệu dùng dập lửa giẻ, mùn cưa, cát; và các dụng cụ liên quan khác.

- Quy trình công nghệ

Tất cả các loại bình ắc quy thải được tập kết về khu vực tháo dỡ. Sàn khu vực này được đổ bê tông chống thấm để ngăn không cho axit ngấm vào đất. Tại đây, bình ắc quy được phân loại và xử lý sơ bộ các loại vật liệu trước khi xử lý/tái chế.

Nguyên liệu, chủ yếu là ắc quy thải chủ yếu có các thành phần, vật liệu sau:

oxit...), chiếm khoảng 15-25% khối lượng chất thải ắc quy.

+ Nhựa phế thải (bao gồm vỏ bình và 1 phần vỏ bọc dây dẫn điện), chiếm khoảng 5-10% khối lượng ắc quy thải tùy thuộc chủng loại nhựa.

Ắc quy thải sẽ được qua các công đoạn phá dỡ để thu hồi phế liệu như sau:

Hình 1.5. Quy trình phá dỡ ắc quy và thu hồi phế liệu

Ắc quy thải có hai loại: ắc quy khô và ắc quy ướt. Đối với ắc quy khô sẽ được đưa vào ngay công đoạn cắt bình, phá dỡ thủ công để tách riêng phần vỏ, nắp và bản cực chì. Còn đối với ắc quy ướt thì sẽ có thêm công đoạn tháo nắp bình, thu hồi axit và tẩy rửa vỏ bình, cụ thể:

+ Ắc quy thải được tháo nắp ắc quy tại bàn thao tác, axit còn trong bình (nếu có) được thu hồi, đưa về hệ thống xử lý nước thải để trung hòa.

Bàn thao tác (tháo nắp, thu hồi axit) Bể súc rửa, trung

hòa

Vỏ bình, nắp bình

Ắc quy ướt

Bàn thao tác (cắt bình, phá dỡ thủ

công)

HTXL nước thải tập trung Axit

Phế liệu chì

Bán cho đơn vị tái chế Bán cho đơn vị tái chế Ắc quy khô

Nước, kiềm

Bể rửa sạch

bình bằng máy cắt nhằm dễ dàng lấy được các linh kiện bên trong.

Phần vỏ nhựa và bản cực chì được tách riêng, lưu kho rồi bán cho các đơn vị tái chế có nhu cầu.

Bùn tại bể sục rửa - bể trung hoà và Bể rửa sạch sẽ được để lắng và tháo vào bể bùn.

Bùn sẽ được lấy ra định kỳ, phơi khô và tiêu hủy trong lò đốt CTNH. Nước từ các bể súc rửa sẽ được trung hoà và định kỳ bơm sang hệ thống XLNT tập trung của cơ sở để tiếp tục xử lý.

3.2.5.4. Tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý: Chất thải pin, ắc quy chì thải.

3.2.5.5. Quy trình vận hành an toàn của hệ thống súc rửa, tháo dỡ ắc quy và thu hồi phế liệu

a. Mục đích: Hướng dẫn vận hành an toàn hệ thống súc rửa, tháo dỡ ắc quy và thu hồi phế liệu.

b.Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho hệ thống hệ thống súc rửa, tháo dỡ ắc quy và thu hồi phế liệu.

c. Nội dung thực hiện:

- Kiểm tra trước khi vận hành:

+ Kiểm tra tổng toàn bộ hệ thống súc rửa, tháo dỡ ắc quy và thu hồi phế liệu;

+ Hệ thống cung cấp điện – Khu vực xung quanh xem có ở trạng thái bình thường hay không;

+ Bàn thao tác,máy cắt ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hay chưa;

+ Bể súc rủa đã đảm bảo khả năng chống thấm hay chưa;

+ Hóa chất trung hòa đã chuẩn bị sẵn chưa;

+ Đường ống dẫn nước và bơm bùn đã sẵn sàng chưa;

Sau khi kiểm tra hệ thống đã đạt được các yếu tố kỹ thuật cho phép tiến hành vận hành hệ thống tuần tự theo các bước sau:

- Quy trình, thao tác vận hành:

+ Bật cầu giao cung cấp điện cho tủ điều khiển;

+ Thực hiện tháo dỡ thủ công tách vỏ bình và phần bình;

+ Đưa ắc quy vào thiết bị rửa trung hòa axit;

+ Bật điện máy cắt;

+ Thực hiện bóc tách và tháo dỡ trên bàn thao tác tách cực chì và trụ cực bằng chì từ ắc quy thải.

- Kiểm tra kết thúc vận hành:

+ Tắt điện các thiết bị;

+ Vệ sinh sạch sẽ khu vực.

bóng đèn có chứa thủy ngân thải trong môi trường kín. Hủy hình dạng các loại bóng đèn thành các mảnh thủy tinh có kích thước nhỏ, thu hồi bột huỳnh quang và xử lý hơi thủy ngân.

3.2.6.2. Công suất, quy mô, kích thước:

- Thiết bị xử lý bóng đèn công suất tối đa là 0,2 tấn/h (công suất tối đa máy là 0,2 tấn/giờ x 8 giờ (1 ca/ngày) x 330 ngày/năm = 528 tấn/năm).

- Diện tích chiếm dụng của hệ thống khoảng 2m2. 3.2.6.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ

Hệ thống xử lý bóng đèn có miệng nạp với nhiều kích cỡ khác nhau để xử lý các loại bóng đèn có hình dạng và kích cỡ khác nhau. Hệ thống được thiết kế bao gồm ba công đoạn:

- Công đoạn nghiền nhỏ thuỷ tinh và tách riêng hơi thuỷ ngân và bột huỳnh quang;

- Công đoạn thu hồi bột huỳnh quang;

- Công đoạn hấp phụ hơi thuỷ ngân bằng than hoạt tính biến tính.

Hệ thống bao gồm các trang thiết bị sau:

+ Vật liệu : Inox 304.

+ Moteur cắt : ẳ Hp, Đài Loan sản xuất + Quạt hút : 1 Hp, Đài Loan sản xuất

+ Tháp lọc bụi + Tháp hấp phụ: D x H = 250 x 500 mm, Inox 304, dày 2,5 mm + Túi lọc bụi : D x H = 220 x 300 mm, Polyester

+ Lưỡi cắt : bằng xích có đường kính làm việc 350 mm.

+ Kích cỡ sau khi cắt: 3 - 5 mm.

+ Nguồn điện : 220V/12A + Tủ điện điểu khiển.

Nguyên tắc của hệ thống thiết bị xử lý bóng đèn huỳnh quang: Các bóng đèn huỳnh quang thải được xử lý trên một hệ thiết bị đồng bộ.

Cấu tạo: Hệ thống xử lý các loại bóng đèn có chứa thủy ngân thải có cấu tạo là dạng thùng kín, sử dụng dây xích văng để nghiền vụn bóng đèn (thủy tinh). Hơi thủy ngân trong bóng đèn được thu gom bằng quạt hút và hấp phụ bằng than hoạt tính.

Quy trình xử lý:

Bóng đèn được đưa vào máy nghiền để phá vỡ thành những phần thủy tinh vụn có kích thước khoảng 3-5mm. Trong quá trình cắt hủy bóng đèn, bột huỳnh quang và hơi thủy ngân sẽ thoát ra, cần phải xử lý đảm bảo an toàn môi trường, cụ thể:

Hình 1. 6. Sơ đồ hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang thải a/ Thu hồi và xử lý thuỷ tinh:

Trong quá trình nghiền, ống đèn được nghiền nhỏ và do tỷ trọng của thuỷ tinh lớn nên bị rơi xuống đáy thùng nghiền. Khi nghiền bột huỳnh quang bong ra khỏi ống thuỷ tinh nên thuỷ tinh thu được là thuỷ tinh sạch không có chứa các tạp chất khác nên bước xử lý tiếp theo là hoá rắn.

b/ Thu hồi và xử lý bột huỳnh quang:

Bột huỳnh quang bong ra khỏi ống thủy tinh và hơi thủy tinh thoát ra sau khi bóng đèn bị phá vỡ được quạt hút hút sang thiết bị lọc bụi túi bằng đường ống trên đỉnh của thùng nghiền. Sau khi qua lọc bụi túi, bột huỳnh quang sẽ bị giữ lại và định kỳ (15 ngày/lần) thực hiện vệ sinh túi lọc và thu hồi bột huỳnh quang. Bột huỳnh quang thu được đem đi hoá rắn.

c/ Thu hồi và xử lý hơi thuỷ ngân:

Hỗn hợp ban đầu sau khi đã tách thuỷ tinh và bột huỳnh quang thì chỉ còn lại hơi thuỷ ngân, hơi thuỷ ngân sau khi đi ra khỏi tháp lọc bụi sẽ tiếp tục cho qua tháp hấp phụ hơi thuỷ ngân bằng than hoạt tính đã được hoạt hóa với lưu huỳnh. Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, được thoát vào môi trường không khí. Còn than hoạt tính sau quá trình xử lý được đem đi hóa rắn.

3.2.6.4. Tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý: các loại bóng đèn huỳnh quang (đèn tuýp, đèn compac, …) thải.

3.2.6.5. Quy trình vận hành hệ thống phá dỡ bóng đèn huỳnh quang thải a. Mục đích:

Hướng dẫn vận hành an toàn hệ thống phá dỡ bóng đèn huỳnh quang thải.

b.Phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho hệ thống hệ thống phá dỡ bóng đèn huỳnh quang thải.

c. Nội dung thực hiện:

- Kiểm tra trước khi vận hành:

+ Kiểm tra tổng toàn bộ hệ thống phá dỡ bóng đèn huỳnh quang thải có đảm bảo kín khít không;

Lọc bụi túi Cột hấp phụ hơi thủy ngân Máy

nghiền

Bột huỳnh quang hơi Hg

Khí sạch

Hoá rắn Hoá rắn

Thủy tinh Bột huỳnh quang

Hơi Hg

Than hoạt tính thải

+ Kiểm tra hệ thống quạt hút;

+ Hệ thống hấp thụ hơi thủy ngân sẵn sàng chưa; Khi hệ thống hấp thụ hơi thuỷ ngân đã bão hoà thì phải dừng thiết bị nghiền bóng để tái chế hoặc thay thế các cột hấp thu Hg.

Sau khi kiểm tra hệ thống đã đạt được các yếu tố kỹ thuật cho phép tiến hành vận hành hệ thống tuần tự theo các bước sau:

- Quy trình, thao tác vận hành:

+ Bật cầu giao cung cấp điện tủ điện và máy nghiền;

+ Tùy theo kích thước, hình dạng của bóng đèn cần cắt để mở miệng nạp liệu phù hợp, các miệng còn lại được đóng kín;

+ Khởi động quạt hút thu toàn bộ hơi trong quá xử lý sẽ được đưa qua hệ thống hấp thụ nhồi than hoạt;

+ Vụn thủy tinh đem hóa rắn;

+ Lượng than hoạt tính sau khi hấp thu Hg được nghiền đem hoá rắn hoặc xử lý tại các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng.

- Kiểm tra kết thúc vận hành:

+ Tắt điện các thiết bị;

+ Vệ sinh sẽ khu vực.

d. Bảo trì: Tổ cơ khí bảo trì hệ thống định kỳ 15 ngày/lần.

3.2.7. Hệ thống hóa rắn chất thải

3.2.7.1. Chức năng: hoá rắn tro xỉ lò đốt; hóa rắn trực tiếp một số loại CTNH có tính nguy hại thấp (loại *), khả năng phát tán thành phần nguy hại không cao.

3.2.7.2. Công suất, quy mô, kích thước

Hệ thống hóa rắn có công suất tối đa là: 5m3/h (công suất tối đa máy là 5m3/h x 24 giờ (3 ca/ngày) x 330 ngày/năm).

3.2.7.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ

Hệ thống hóa rắn có bố trí hệ thống máy móc để làm dây truyền hóa rắn (máy trộn bê tông, máy ép gạch, máy rung, các bộ khuôn đúc, các phụ kiện) gồm :

+ 01 Máy trộn bê tông công suất 5m3/h, được sản xuất trong nước;

+ 01 Máy ép gạch được sản xuất trong nước;

+ Các khuôn đúc gạch hình chữ nhật, kích thước gạch : 40cm x 20cm x 10 cm, bằng sắt.

- Quy trình công nghệ:

Hình 1.7. Quy trình hóa rắn chất thải tại cơ sở

Các loại chất thải hóa rắn sẽ được đưa vào hệ thống phối trộn cùng với các vật liệu hóa rắn khác như cát, đá, xi măng cấp phối cho việc ổn định hóa rắn phải đảm bảo mác bằng hoặc lớn hơn 100. Sau khi được phối trộn sẽ được cho vào khuôn đóng và được ép ở lực ép 150 – 200 kg/cm2. Đảm bảo các thành phần nguy hại được ổn định trong khối bê tông.

Sản phẩm hóa rắn đạt QCVN 07:2009/BTNMT sẽ được tập kết lưu trữ và sử dụng cho mục đích xây dựng nội bộ hoặc đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng sẽ được chuyển giao cho đơn vị có nhu cầu sử dụng; Đối với sản phẩm hóa rắn không đạt QCVN 07:2009/BTNMT sẽ được lưu giữ tại bể đóng kén.

3.2.7.4. Tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý: Tro xỉ lò đốt, thủy tinh, các loại CTNH có thể hóa rắn trực tiếp.

3.2.7.5. Quy trình vận hành an toàn hệ thống hóa rắn

a. Mục đích: Hướng dẫn vận hành an toàn hệ thống hoá rắn chất thải.

b. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho khu vực hóa rắn, sản xuất gạch không nung.

c. Nội dung thực hiện:

- Chuẩn bị vận hành:

+ Kiểm tra tổng quát toàn bộ hệ thống thiết bị;

+ Các hệ thống, thiết bị liên quan: Hệ thống cung cấp điện – Khu vực xung quanh hệ thống có ở trạng thái bình thường không;

+ Thiết bị ép thủy lực, van điều ép – khuôn ép – các mô tơ rung khuôn ép lấy gạch có ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hay chưa;

+ Thiết bị trộn vữa: Thiết bị truyền động, mô tơ khuấy trộn, các cánh khuấy trộn có ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hay chưa;

+ Sau khi kiểm tra hệ thống đã đạt được các yếu tố kỹ thuật cho phép, tiến hành vận hành hệ thống tuần tự theo các bước sau:

- Vận hành hệ thống đúc gạch

+ Nạp các vật liệu cần trộn vữa, xi măng, đá, nước và phụ gia cần thiết với lượng vừa đủ vào thiết bị trộn;

+ Bật cầu giao cung cấp điện cho tủ điều khiển thiết bị trộn vữa;

CTNH khác

Xi măng

Máy trộn bê tông

Máy ép gạch hoặc khuôn đúc

Gạch bê tông

Vôi/ cát, Nước

+ Vận hành hệ thống môtơ rung khuôn ép gạch định hình;

+ Lấy gạch đã ép ra khỏi khuôn, xếp dỡ gạch ra phơi với thời gian 48 giờ và nhập kho.

- Kiểm tra kết thúc vận hành:

+ Tắt hệ thống: tắt điện các thiết bị;

+ Vệ sinh sạch sẽ.

d. Bảo trì: Tổ cơ khí bảo trì hệ thống định kỳ 03 tháng/lần.

3.2.8. Hệ thống bể đóng kén tại cơ sở xử lý 3.2.8.1. Chức năng

Bể đóng kén được Công ty TNHH Hà Lộc đầu tư xây dựng tại Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Các bể đóng kén được xây dựng bằng bê tông để cô lập chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hóa rắn chất thải của Nhà máy.

3.2.8.2. Công suất, quy mô, kích thước - Số lượng: 03 bể

- Bể đóng kén được thiết kế hình hộp chữ nhật kích thước như sau:

+ Diện tích đáy bể: 100m2 + Chiều dài bể: 20m + Chiều rộng bể: 5m + Chiều cao bể: 5m

+ Khoảng cách giữa các bể 0,5m.

+ Phần chìm của bể là 4,5m; phần nổi trên mặt đất là 0,5m.

+ Thể tích mỗi bể: 500m3. - Danh mục thiết bị:

+ 01 cầu trục điện tải trọng 1 tấn bố trí phía trên nóc xưởng, có hệ thống điều khiển khung chuyển động lên xuống thuận lợi cho việc nâng hạ chất thải, sử dụng 01 động cơ không đồng bộ 3 pha 220V – 2 Kw, 01 hộp số, 01 tủ điều khiển, hệ thống ròng rọc và cáp treo.

+ Hệ thống bơm chìm và ống để tiêu nước trong trường hợp cần thiết (đặt trong Ống thu PVC D90), nước bơm từ hầm ra sẽ được đưa về hệ thống xử lý nước (sử dụng bơm 1 pha 220V, công suất 1.4 KW)

+ Hệ thống chiếu sáng và thông gió để đảm bảo người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn.

- Cấu tạo bể đóng kén: Hệ thống bể đóng kén gồm 03 bể có kích thước 20x5x5m.

- Cấu tạo đáy bể: Cấu tạo đáy bể đóng kén là bê tông cốt thép, dày 200mm, đáy bằng, mặt trong thành ô phủ lớp HDPE 1mm để tăng cường chống thấm. Thứ tự cấu tạo từ trên xuống lớp đáy như sau:

Lớp HDPE dày 2mm

Đáy bể bằng BTCT đá 1x2 M250 dày 200mm Lớp BT lót đá 4x6 Mac 100 dày 200mm

Lớp cát đệm dày 300mm Lớp đất sét dày 60cm, đầm chặt - Cấu tạo thành bể: Theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:

Lớp HDPE dày 2mm

Đáy bể bằng BTCT đá 1x2 M250 dày 200mm Lớp cát đệm dày 300mm

Lớp đất sét dày 60cm, đầm chặt

- Cấu tạo nắp bể: Theo thứ tự từ trên xuống dưới, các lớp phủ như sau:

Bản sàn BTCT đá 1x2, M250, dày 200mm Lớp cát đệm dày tối thiểu 50 cm Lớp nhựa tổng hợp HDPE dày 2mm

Lớp cát đệm dày 20 – 30 cm

Lớp che phủ bề mặt được thiết kế có độ dốc tối thiểu 3-5% để nước mưa dễ dàng thoát khỏi bể đóng kén. Xung quanh bể phải xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước mặt. Việc thiết kế và gia cố lớp che phủ bề mặt phải chú ý đến sự lún bề mặt và các yếu tố khác, như sự tiếp xúc với các điều kiện thời tiết, sự ổn định của độ dốc.

Qua tài liệu khảo sát địa chất cho thấy, khả năng chịu tải của lớp đất tại độ sâu -6m là rất tốt, đảm bảo không gây sụt lún. Hệ số chịu tải là 1,5kg/cm, góc ma sát trong là 30o. - Thiết bị phụ trợ:

+ Bơm nước và hệ thống ống;

+ Hệ thống chiếu sáng, quạt gió.

Quy trình công nghệ vận hành hệ thống bể đóng kén như sau:

Các chất thải dạng rắn/bùn trước khi đưa xuống bể đóng kén phải được đựng trong các bao đạt quy cách (bao 03 lớp: 01 lớp màng PE, 1 lớp bao xác rắn PVC và 1 lớp vỏ bao làm bằng giấy Craft) miệng túi được khâu, buộc kín lại sau khi cho chất thải vào. Hoặc chứa đựng trong thùng kín chuyên dụng đảm bảo quy cách (thùng phuy

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép Môi trường nhà máy xử lý chất thải nguy hại Hà Lộc (Trang 26 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)