Ưu tiên trong trường hợp xảy ra sự cố

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép Môi trường nhà máy xử lý chất thải nguy hại Hà Lộc (Trang 130 - 140)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

6.2. Ưu tiên trong trường hợp xảy ra sự cố

Các ưu tiên hàng đầu trong mọi tình huống khẩn cấp xảy ra sự cố đối với cả trường hợp vận chuyển và xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại là:

- Ưu tiên số 1: An toàn và tính mạng, sức khỏe con người - Ưu tiên số 2: Giảm thiểu tác động đến môi trường - Ưu tiên số 3: Giảm thiểu thiệt hại về vật chất và tài sản.

Các hành động phải thực hiện khẩn cấp khi sự cố xảy ra là:

1. Báo động toàn bộ Công ty, Ban lãnh đạo Công ty và bộ phận trực chuyên trách, khẩn trương tổ chức sơ tán người (cán bộ, công nhân viên) ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trong trường hợp sự cố lớn, nghiêm trọng có thể phải báo động, sơ tán cả khu vực dân cư lân cận nếu cần thiết.

2. Gọi điện thoại đến cơ quan phòng cháy, chữa cháy (số 114) 3. Nếu có tai nạn xảy ra, gọi cấp cứu (số 115)

Các kịch bản, sự cố có thể xảy ra với cả trường hợp vận chuyển và xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 3.10. Kịch bản, sự cố có thể xảy ra

TT Sự cố Công đoạn Nguyên nhân Tác động có thể I. Đối với quá trình vận chuyển CTNH

1 Rò rỉ, chảy tràn Đóng gói, xếp dỡ ở 2 đầu vận chuyển

Thao tác đóng gói, xếp dỡ không đúng quy trình, kỹ thuật, bao bì, thùng đựng không đảm bảo quy chuẩn

Phát tán ra môi trường ở mức độ nhỏ, có thể khắc phục được

2 Đổ, vỡ, cháy nổ Vận chuyển đường bộ, đường thủy

Xe không đảm bảo an toàn, lái xe không đủ sức khỏe, rủi ro trên đường do tai nạn, thời tiết, giông bão, ngập lụt, biển động...

Phát tán ra môi trường ở mức độ lớn, nguy hiểm, việc khắc phục khó khăn

II. Đối với quá trình xử lý, tiêu hủy CTNH 3 Rò rỉ, đổ vỡ,

chảy tràn, cháy, nổ

Kho lưu chứa Sơ xuất của nhân viên trong lúc bốc, dỡ, sắp xếp lưu giữ CTNH (rơi, vỡ, đổ tràn...); Các loại CTNH không được phân loại để đúng vị trí có thể dẫn đến tương tác gây phản ứng chảy nổ

Phát tán khí độc, chất lỏng độc hại ngấm vào hệ thống nước, thấm vào đất, gây phản ứng hóa học không mong muốn

4 Cháy, nổ Hệ thống lò đốt

Chập mạch điện hoặc do thao tác vận hành của nhân viên vận hành có sai xót, do thiết bị trục trặc kỹ thuật không vận hành đồng bộ, đúng quy trình kỹ thuật...

Phát tán khí độc, bụi, gây hỏa hoạn

5 Cháy, nổ, rò rỉ Khu thu hồi dung môi

Do sơ xuất của nhân viên vận hành xử lý, do

Phát tán khí độc, bụi, không mong muốn gây hỏa hoạn, cháy nổ ở

6 Rò rỉ, chảy tràn, cháy nổ

Khu xử lý nước thải lẫn dầu; khu xử lý bóng đèn huỳnh quang;

khu vực phá dỡ ắc quy, thu hồi phế liệu;

khu vực phá dỡ linh kiện điện tử.

Do sơ xuất của nhân viên vận hành xử lý, do trục trặc thiết bị, do chập điện, do tương tác phản ứng hóa học của các CTNH, hoá chất trong các trường hợp đặc biệt gây cháy, nổ...

Phát tán khí độc, bụi, phản ứng hóa học không mong muốn gây hỏa hoạn, cháy nổ ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau

7 Rò rỉ dầu từ bồn chứa và đường đống; hoả hoạn;

Nổ bình chưng cất; hệ thống xử lý khí thải lò gia nhiệt bị hỏng

Khu vực tái chế dầu

Bồn chứa và đường ống không đảm bảo các thông số kỹ thuật; lửa từ lò gia nhiệt lan sang bồn chứa dầu và khu vực chứa nhiên liệu; áp lực trong bình quá cao;

Phát tán khí độc, bụi, phản ứng hóa học không mong muốn gây hỏa hoạn, cháy nổ ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau

6.4. Biện pháp, quy trình phòng ngừa và chuẩn bị cho việc ứng phó sự cố Những biện pháp, quy trình về quản lý, kiểm soát được thực hiện nhằm giảm thiểu khả năng các nguy cơ trên gồm:

a. Đối với cơ sở xử lý

- Thành lập ban thường trực phòng chống cháy nổ; Ban chỉ đạo UPSCMT của Công ty theo quy định;

- Xây dựng nội quy an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, quy trình sản xuất, quy trình an toàn được thống nhất trong toàn Công ty, niêm yết tại những nơi có nhiều người biết, dễ đọc và dễ thực hiện;

- Tổ chức tuyên truyền công tác đảm bảo an toàn lao động, PCCC, phòng ngừa sự cố môi trường cho người lao động;

- Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về công tác an toàn lao động PCCC, bảo vệ môi trường cho toàn thể CBCNV làm việc tại cơ sở;

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ công nhân trong Công ty về phòng chống sự cố.

- Định kỳ tổ chức tập huấn các tình huống giả định về phòng ngừa sự cố.

- Bản hướng dẫn dạng rút gọn hoặc sơ đồ (để dán tại cơ sở): Phải có bản hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, khoa học hoặc sơ đồ dán tại cơ sở ở các vị trí đông người, thuận lợi cho việc xử lý, ứng cứu khi sự cố cháy, nổ xảy ra (minh họa bằng các biển báo nguy hiểm cháy nổ).

đề an toàn, sức khỏe trước khi tiến hành hoạt động thu gom.

- Trang bị cho các xe tải đầy đủ các bộ phòng cháy chữa cháy.

- Các tài xế phải được đọc kỹ hướng dẫn cách đối phó trong các trường hợp khẩn cấp.

- Trang bị cho các tài xế hay mỗi xe 1 điện thoại di động dùng khi cần.

- Đảm bảo thùng chứa/phuy phải được đóng kín thích hợp.

- Không được có bất cứ hoạt động hàn cắt gần nơi để thùng chứa (dù đầy hay rỗng).

- Đảm bảo có nhãn dán thích hợp lên các phuy như cảnh báo: Dễ cháy; dễ nổ,….

- Tiến hành các hoạt động đào tạo về những vấn đề an toàn, sức khỏe đầy đủ cho các nhân viên trong quá trình thao tác với chất thải.

- Đảm bảo không ai được phép hút thuốc trong suốt quá trình thao tác với chất thải và xung quanh khu vực lưu chứa phuy.

- Có đầy đủ các dụng cụ, thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

- Trước khi vận chuyển và xếp/dỡ, các nhân viên và tài xế sẽ được huấn luyện nắm bắt các thông tin an toàn tối thiểu sau: thao tác, biện pháp phòng tránh tai nạn, chữa cháy, kiểm soát việc tiếp xúc hóa chất và bảo hộ cá nhân, các phương pháp sơ cứu.

- Định kỳ được tập huấn các tình huống giả định về phòng chống sự cố xảy ra.

c. Đối với việc xử lý, tiêu hủy và lưu giữ tạm thời CTNH

- Xây dựng nội quy an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy được thống nhất trong toàn Công ty, niêm yết tại những nơi có nhiều người biết, dễ đọc và dễ thực hiện.

- Tổ chức tuyên truyền công tác đảm bảo an toàn lao động, PCCC, bảo vệ môi trường;

- Tổ chức các lớp tập huấn, hội thao về công tác an toàn lao động, PCCC, bảo vệ môi trường;

- Tiến hành các hoạt động đào tạo về những vấn đề an toàn, sức khỏe đầy đủ cho các nhân viên trong quá trình thao tác với chất thải.

- Công ty trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

- Trước khi vận hành xử lý, tiêu huỷ CTNH, các nhân viên phải được huấn luyện nắm bắt các thông tin an toàn tối thiểu sau: thao tác, biện pháp phòng tránh tai nạn, chữa cháy, kiểm soát việc tiếp xúc hóa chất và bảo hộ cá nhân, các phương pháp sơ cứu.

- Định kỳ được tập huấn các tình huống giả định về phòng chống sự cố xảy ra.

d. Biện pháp phòng ngừa sự cố đối với HTXL nước thải

- Tuân thủ quy trình hệ thống XLNT của nhà máy theo thiết kế, đảm bảo tốt các yếu tố điện, nước, hóa chất và khởi động sinh khối cho hệ thống;

thiết bị dự phòng (thông thường mỗi thiết bị sẽ có 1 thiết bị dự phòng).

- Bảo đảm định kỳ 3 tháng/lần thực hiện chương trình giám sát chất lượng nước thải sau xử lý.

e. Biện pháp phòng ngừa sự số đối với HTXL khí thải

Trong mọi trường hợp xảy ra sự cố, không phân biệt mức độ khác nhau (từ thấp tới cao) để giảm thiểu mọi rủi ro tới môi trường, Công ty sẽ lập tức áp dụng các thao tác

"dừng khẩn cấp" hệ thống sản xuất.

Đối với hệ thống xử lý khí thải, để phòng ngừa tất cả các sự cố có thể xảy ra, Công ty có các biện pháp như sau:

- Tuân thủ quy trình vận hành lò đốt, các hệ thống tái chế, xử lý chất thải, hệ thống xử lý khí thải;

- Đảm bảo nguồn điện cung cấp cho toàn bộ hệ thống sản xuất và xử lý khí thải;

- Trong trường hợp mất điện, toàn bộ các hoạt động sản xuất sẽ được dừng ngay;

- Xây dựng và triển khai kế hoạch bảo trì hệ thống thiết bị, máy móc định kỳ;

- Xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo quy trình vận hành, quy trình an toàn lao động cho cán bộ nhân viên làm việc tại Nhà máy.

Đối với các hư hỏng về hệ thống, thiết bị, sau khi được kiểm tra, khắc phục, thay thế thiết bị dự phòng, kiểm tra lại hệ thống, dây chuyền sản xuất, hệ thống xử lý khí thải khi đã sẵn sàng đủ các điều kiện an toàn mới cho bắt đầu vận hành hoạt động trở lại.

6.5. Quy trình ứng phó sự cố 6.5.1. Đối với sự cố cháy nổ a. Phạm vi áp dụng

Tại tất các các địa điểm xảy ra sự cố (trong nhà máy, Công ty, tại các trạm kho trung chuyển, tại cầu cảng và trên lộ đường bộ, đường thuỷ trình vận chuyển CTNH).

b. Nội dung quy trình các bước ứng phó

- Thông báo ngay cho lãnh đạo Công ty và bộ phận thường trực ứng phó xử lý sự cố của Công ty;

- Ngắt các loại thiết bị điện, mở cửa nối thoát;

- Xác định vị trí hoả hoạn;

- Gọi đội cứu hoả (nếu nằm trong Công ty, trạm, kho trung chuyển);

- Đóng vai trò như người điều phối tại hiện trường cho đến khí Công ty chỉ định được người điều phối đến.

Các bước tiếp theo tiến hành ngay sau đó:

- Cô lập khu vực bị ảnh hưởng, kiểm tra khu vực bị ảnh hưởng;

- Sơ tán mọi người theo lối thoát hiểm. Tìm biện pháp không cho lửa lan rộng.

- Tiến hành chữa cháy:

+ Dùng bình bọt, khí CO2, cát, chăn bông thấm nước dập tắt đám cháy.

+ Sử dụng xô nước chữa cháy, họng nước chữa cháy tuỳ vào phạm vi và vị trí đám cháy.

c. Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố

Khi sự cố cháy nổ xảy ra, hệ thống cảm ứng khói và nhiệt, hệ thống báo cháy sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.

- Thông báo cho ban giám đốc Công ty

+ Người chịu trách nhiệm điều hành: Giám đốc.

- Thông báo cho các cơ quan phối hợp giải quyết + Gọi cơ quan PCCC: 114.

+ Gọi cấp cứu: 115 (nếu cần).

+ Gọi cảnh sát: 113 (nếu cần).

+ Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: 0254.3852539.

+ Các cơ quan địa phương và cơ quan chức năng khác.

6.5.2. Đối với sự cố rò rỉ, đổ tràn a. Phạm vi áp dụng

Tại tất các các địa điểm xảy ra sự cố (trong nhà máy, công ty, tại các trạm kho trung chuyển, tại cầu cảng và trên lộ trình đường bộ, đưởng thuỷ vận chuyển CTNH).

b. Nội dung quy trình các bước ứng phó

Khi xảy ra sự cố rò rỉ, đổ tràn phải khẩn trương thực hiện

- Ngừng ngay tất cả các hoạt động như: đổ, bơm, hút hết nhiên liệu, nước, có thể kể cả công tác xếp dỡ hàng... Đặc biệt lưu ý các khí độc dễ bốc cháy gây nguy cơ hoả hoạn;

- Nhận diện ngay nguồn dầu thải tràn, vị trí, nguyên nhân gây đổ tràn. Nếu tình huống yêu cầu sử dụng cả danh sách kiểm tra thích hợp;

- Tuỳ từng trường hợp, mức độ cụ thể mà thông báo ngay cho các trung tâm ứng phó quốc gia, các đơn vị, cơ sở liên quan;

- Thông báo ngay cho người trực tổng đài Công ty TNHH Hà Lộc với các thông tin: tên, tuổi, địa điểm và tình huống xảy ra tai nạn;

- Nơi gọi phải thông báo ngay lập tức cho người điều phối của Công ty các tình huống khẩn cấp đã được chỉ định;

- Kiểm tra thương vong cá nhân, hư hại trang thiết bị, máy móc. Đặc biệt kiểm tra khả năng rò rỉ, đổ tràn, cháy nổ có khẳ năng xảy ra do tai nạn lao động gây ra để có các biện pháp ứng phó khẩn cấp như: cấp cứu;

- Có các biện pháp cần thiết để giảm thiểu tổn thất về người ( tính mạng, sức khỏe), hàng hoá, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường;

- Báo cáo Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hà Lộc nhanh nhất.

- Rò rỉ ít: huy động lượng lượng nhanh chóng thu gom, ưu tiên CTNH trước. Sau khi thu gom có biện pháp xử lý triệt để (quét dọn, lau chùi, ...).

- Rò rỉ lớn: dùng các biện pháp không cho lan rộng, chảy vào đất. Báo với chính quyền địa phương nhờ trợ giúp. Huy động lực lượng tại chỗ nhanh chóng thu gom, ưu tiên CTNH trước. Sau khi thu gom có biện pháp xử lý triệt để (quét dọn, lau chùi, ...). Đối với cơ sở xử lý liên hệ với Trung tâm quản lý chất thải, đối với tuyến vận chuyển liên hệ với địa phương sở tại (Công an, UBND xã, huyện ...) nhờ trợ giúp. Thông báo về Công ty báo cáo sự cố. Sau khi thu gom, gọi đơn vị thuê xử lý tiêu huỷ có các biện pháp xử lý triệt để.

- Dọn dẹp hiện trường sau sự cố, cát, giẻ lau, ... được sử dụng trong quá trình thấm hút khắc phục sự cố được thu gom, lưu trữ xử lý theo quy định.

- Ghi nhận sự cố, tìm hiểu nguyên nhân và ghi chép trong nhật ký vận hành.

c. Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố

Khi sự cố cháy nổ xảy ra, hệ thống cảm ứng khói và nhiệt, hệ thống báo cháy sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.

- Thông báo cho ban giám đốc Công ty

+ Người chịu trách nhiệm điều hành: Giám đốc.

- Thông báo cho các cơ quan phối hợp giải quyết + Gọi cơ quan PCCC: 114.

+ Gọi cấp cứu: 115 (nếu cần).

+ Gọi cảnh sát: 113 (nếu cần).

+ Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: 0254.3852539.

+ Các cơ quan địa phương và cơ quan chức năng khác.

6.5.3. Đối với sự cố tai nạn lao động a. Phạm vi áp dụng

Các tai nạn xảy ra trong quá trình sản xuất tại Công ty TNHH Hà Lộc b. Nội dung quy trình các bước ứng phó

Trong sản xuất bất cứ vị trí các công tác nào cũng có khả năng gặp phải tai nạn lao động, tai nạn trong quá trình sản xuất có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người, do đó người sử dụng lao động và người lao động cần tuân thủ đúng các nội quy về an toàn lao động. Việc tuân thủ đúng các nội quy về an toàn lao động có thể tránh được các tác động trực tiếp của các điều kiện hoạt động, sản xuất.

luyện:

- Sơ cứu tại chỗ trong điều kiện cho phép.

- Nhân viên y tế tại chỗ phối hợp với nhân viên khác chuyển nhân viên bị nạn tới trạm y tế gần nhất.

- Báo cáo lãnh đạo Công ty và các cơ quan chức năng liên quan.

- Ghi nhận lại tai nạn rõ ràng, chính xác trên biên bản và sổ thống kê.

c. Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố

- Thông báo cho người phụ trách an toàn - sức khoẻ - lao động của Công ty.

- Gọi cấp cứu thành phố khi xảy ra sự cố nghiêm trọng theo số (115).

- Thông báo cho người nhà nạn nhân.

6.5.4. Đối với sự cố tràn dầu ra sông a. Phạm vi áp dụng

Tại Công ty TNHH Hà Lộc, trên sông và vùng phụ cận.

b. Nội dung quy trình các bước ứng phó

Khi xảy ra sự cố rò rỉ, đổ tràn dầu ra sông phải khẩn trương thực hiện:

- Nhận diện ngay nguồn dầu thải tràn, vị trí, nguyên nhân gây đổ tràn;

- Di chuyển, bảo vệ các khu vực chứa dầu chưa bị đổ tràn;

- Tuỳ từng trường hợp, mức độ cụ thể mà thông báo ngay cho các trung tâm ứng phó tràn dầu khu vực, các đơn vị, cơ sở liên quan;

- Thông báo ngay cho người trực tổng đài Công ty TNHH Hà Lộc với các thông tin: tên, tuổi, địa điểm và tình huống xảy ra tai nạn;

- Nơi gọi phải thông báo ngay lập tức cho người điều phối của Công ty các tình huống khẩn cấp đã được chỉ định;

- Đóng vai trò như người điều phối tại hiện trường cho đến khi Công ty chỉ định người điều phối đến.

Các bước tiếp theo ngay sau đó:

- Dùng phao quây khu vực dầu bị đổ tràn, ngăn ngừa không cho dầu lan rộng ra sông.

- Bơm hút lượng dầu chưa bị chảy tràn sang các thiết bị khác chắc chắn hơn.

- Nếu lượng dầu đổ tràn lớn, dùng bơm xách tay hút lượng dầu tràn trên mặt nước sau đó dùng máy phân ly dầu nước để tách nước lẫn trong dầu.

- Sử dụng mùn cưa để thu gom lượng dầu còn lại trên mặt nước, mùn cưa thu gom được tiêu huỷ trong lò đốt.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép Môi trường nhà máy xử lý chất thải nguy hại Hà Lộc (Trang 130 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)