CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
2.1. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải của cơ sở
2.1.1. Hệ thống xử lý khí thải lò đốt CTNH
a. Chức năng
Xử lý bụi, khí thải phát sinh từ hệ thống lò đốt chất thải công nghiệp và nguy hại đảm bảo đạt QCVN 30:2012/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp) trước khi xả thải vào môi trường.
b. Quy mô, công suất, chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường
Tại cơ sở có hai hệ thống lò đốt CTNH: 01 hệ thống lò đốt công suất 500 kg/giờ và 01 hệ thống lò đốt công suất 1.000 kg/giờ. Mỗi hệ thống lò đốt có hệ thống xử lý khí thải riêng biệt, hai hệ thống xử lý khí thải này có quy trình công nghệ tương đương như nhau, cụ thể:
- Số lượng công trình: 02 hệ thống;
- Nguồn phát sinh:
+ Nguồn số 01: Bụi và khí thải phát sinh từ lò đốt CTNH công suất 500 kg/giờ;
+ Nguồn số 02: Bụi và khí thải phát sinh từ lò đốt CTNH công suất 1.000 kg/giờ.
- Dòng khí thải:
+ Dòng khí thải số 01: Tương ứng với ống khói của hệ thống xử lý khí thải lò đốt công suất 500 kg/giờ (xử lý khí thải nguồn số 01), tọa độ vị trí xả khí thải: X=
1170283; Y= 432399.
+ Dòng khí thải số 02: Tương ứng với ống khói của hệ thống xử lý khí thải lò đốt công suất 1.000 kg/giờ (xử lý khí thải nguồn số 02), tọa độ vị trí xả khí thải: X=
1170292; Y= 432402.
- Lưu lượng xả khí thải lớn nhất:
+ Dòng khí thải số 01: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 10.000m3/giờ;
+ Dòng khí thải số 02: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 10.000m3/giờ.
- Phương thức xả khí thải:
+ Dòng khí thải số 01 và số 02: Khí thải sau xử lý được xả ra môi trường không khí qua các ống khói, xả liên tục 24/24 giờ.
- Quy chuẩn cho phép: QCVN 30:2012/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp.
quy chuẩn QCVN 30:2012/BTNMT, cột B trước khi thoát vào môi trường xung quanh theo quy trình như sau:
Hình 3.6. Quy trình xử lý khí thải lò đốt CTNH tại cơ sở
Bộ Xúc tác - Cyclon: Buồng xúc tác hai lớp (POT xúc tác): ôxy hóa và khử.
Xúc tác ôxy hóa: xúc tác chế tạo trên cơ sở ôxít kim loại chuyển tiếp Cu, Co, Cr, Ni là oxit nhụm và caolin, cấu hỡnh dạng viờn hỡnh trụ ỉ8. Chỳng cú khả năng chuyển hóa gần 100% CO và chuyển hóa 90% hydro carbon (HC).
Xúc tác khử (deNOx): là xúc tác quan trọng nhất để xử lý khí thải các lò đốt rác do yêu cầu nhiệt độ đốt cháy thứ cấp phải duy trì rất cao (trên 1100oC) và thời gian lưu khí lớn (hơn 2 giây), chính đây lại là điều kiện thuận lợi để phát sinh khí thải NOx. Xúc tác deNOx rất thích hợp khi áp dụng cho lò đốt rác do nhiệt độ khí thải cao.
Nguyên lý kết hợp hai loại xúc tác trong POT xúc tác: Trong khói thải tồn tại cả chất khử (CO, HC) và NOx. NOx được chuyển hoá với hiệu suất cao nhất ở nhiệt độ mà ở đó nếu có mặt của chất xúc tác ôxy hoá sẽ không còn CO và HC. Vì vậy, lớp xúc tác ôxy hoá được bố trí sau lớp xúc tác khử. Để đảm bảo cho xúc tác làm việc có hiệu quả và lâu dài, các điều kiện về nhiệt độ của POT xúc tác, tốc độ dòng khí phải ổn định và được kiểm soát.
Bộ giải nhiệt nước Nước tuần hoàn
Tháp hấp thụ (02 thiết bị nối tiếp) Bể chứa dung
dịch hấp thụ
Môi trường xung quanh Khí thải lò đốt
CTNH Buồng Cyclon -
xúc tác lọc bụi
Bộ giải nhiệt khí Nước
Không khí Không khí
Quạt hút
Ống khói Khí thải
QCVN 30:2012/BTNMT, cột B
Bộ giải nhiệt nước:
Khí thải có nhiệt độ cao được đi qua thiết bị giải nhiệt bằng nước. Dòng khí nóng đi qua thiết bị, trao đổi nhiệt gián tiếp với nước làm mát sẽ giảm nhiệt độ xuống khoảng 400oC. Nước làm mát trao sau khi trao đổi nhiệt với khí thải sẽ được giải nhiệt tại hệ thống tháp giải nhiệt nước làm mát. Nước giải nhiệt nước làm mát bị bay hơi tự nhiên, được cấp bù liên tục để tuần hoàn trong hệ thống làm mát.
Bộ giải nhiệt khí:
Kết cấu dạng thiết bị tháp bên trong có 2 hệ thống ống chùm tiết diện truyền nhiệt cao, và được làm mát bằng không khí. Khói lò có nhiệt độ khoảng 400oC khi vào thiết bị nhờ 2 buồng phân phối được phân bố đều vào các ống nhiệt. Khói lò đi dọc theo chiều dài ống và truyền theo nhiệt lượng luồng không khí cung cấp bằng quạt thổi bên ngoài ống.Với tác dụng của thiết bị trao đổi nhiệt, nhiệt độ khói lò được giảm nhanh (xuống < 2000C ) đảm bảo tránh gây phát sinh quá trình hình thành các khí độc hại.
Tháp hấp thụ: 02 tháp nối tiếp, có nguyên lý hoạt động tương tự nhau:
Có kết cấu dạng thép không gỉ (kết cấu thiết bị ở dạng tháp đệm, vật liệu đệm: nhựa PVC). Khí sau khi đã được đưa qua bộ giải nhiệt tiếp tục đưa tiếp sang tháp hấp thụ dạng tháp rửa có ô đệm nhờ áp suất đẩy của quạt thổi. Tại đây, dung dịch hấp thụ NaOH từ bể chứa được máy bơm cấp và phun vào buồng với hệ số phun lớn (dung dịch hấp thụ được sử dụng tuần hoàn). Các chất ô nhiễm trong thành phần khí lò đốt như bụi, SO2 sẽ bị dung dịch hấp thụ. Bộ tách giọt nước trong tháp hấp thụ sẽ thu hồi lại các giọt nước nhỏ bị dòng khí chuyển động kéo theo. Phần khí thải đạt tiêu chuẩn được thải ra ngoài không khí qua ống khói cao 27,5m.
Bể chứa dung dịch xử lý:
Dung dịch hấp thụ để xử lý khí thải được bơm tuần hoàn liên tục trong tháp hấp thụ.
Định kỳ được bổ sung hóa chất để đảm bảo hiệu quả xử lý khí thải.
Bùn cặn thu gom từ đáy bể dung dịch hấp thụ được thu gom rồi tiêu hủy tại lò đốt của cơ sở tương tự như quá trình xử lý bùn thải hoặc đem đi xử lý tại quy trình ổn định - hóa rắn hay chôn lấp an toàn.
Quạt hút: Có tác dụng khắc phục trở lực của khí thải trên đường dẫn khói từ lò đến ống khói và tạo áp suất âm ở buồng đốt sơ cấp.
Ống khói thải:
Khí sạch sau khi ra khỏi tháp hấp thụ có nhiệt độ dưới 150oC sẽ được quạt hút đưa vào ống khói thải cao 27,5m, để phát tán ra ngoài môi trường. Có van điều tiết để điều khiển chế độ áp suất của hệ thống lò.
đã hoàn toàn triệt tiêu các chất hữu cơ, vi trùng và vi khuẩn nguy hại, sẽ tiếp tục được đưa đi xử lý.
Trong quá trình hoạt động nếu phát sinh các loại chất thải mà nhà máy không có chức năng xử lý thì công ty sẽ chuyển giao cho đơn vị khác có chức năng thích hợp để xử lý.
d. Quy trình vận hành
Hệ thống xử lý khí thải được vận hành đồng thời cùng với hệ thống lò đốt chất thải nguy hại với quy trình vận hành sản xuất hệ thống lò đốt chất thải nguy hại được mô tả chi tiết như sau:
- Chuẩn bị vận hành:
+ Trước khi vận hành lò đốt CTNH phải kiểm tra tổng thể xem các thiết bị máy móc, trang thiết bị có an toàn không như: hệ thống cấp nhiên liệu, quan sát vỏ lò có dầu hiệu bất thường không, hệ thống xử lý khói có đủ nước không...
+ Những người tham gia vào quá trình xử lý chất thải phải am hiểu các công nghệ, quy trình xử lý chất thải và biết cách ứng phó kịp thời xảy ra.
- Xác định nguy cơ rủi ro
+ Khói thoát ra ngoài qua cửa lò do áp suất âm trong lò không đảm bảo;
+ Nổ trong lò đốt do chất thải lẫn các chất có khả năng gây nổ;
+ Công nhân vận hành bị bỏng do tiếp xúc với ngọn lửa hay tro xỉ rớt ra từ lò đốt;
+ Quá trình xử lý không đảm bảo nhiệt độ theo yêu cầu;
+ Hệ thống xử lý khói thải hoạt động không hiệu quả hay không hoạt động.
- Trang thiết bị bảo hộ lao động: Quần áo bảo hộ, kính, mũ, găng tay, ủng, khẩu trang, mặt nạ phòng độc.
- Quy trình vận hành lò đốt:
Khởi động
+ Khi lò đầy rác, mở các khóa dầu, kiểm tra dầu trong thùng chứa, kiểm tra nước trong bể.
+ Khi các yều cầu đạt được, chuyển công tắc nguồn trên tủ điều khiển về vị trí
"ON" để cấp điện cho tủ điều khiển.
+ Ấn công tắc "vòi đốt thứ cấp" để khởi động vòi đốt, ấn công tắc "quạt thứ cấp"
để cấp khí bổ sung cho vòi đốt thứ cấp.
+ Quan sát nhiệt độ trên đồng hồ. Khi nhiệt độ trên đồng hồ đạt đến 900o C, bật vòi đốt sơ cấp để đốt rác cho lò.
+ Ấn công tắc "bơm nước" để máy bơm nước hoạt động làm mát khói thải và
"bơm xử lý" để xử lý khói thải.
cửa lò, ném các túi đựng rác vào lò và nhanh chóng hạ cửa lò.
+ Khi rác cháy gần hết, dùng cời sắt đảo rác để một số rác bị bết cháy hết.
Tắt lò: Tắt vòi đốt sơ cấp và khi rác cháy hết tắt vòi đốt thứ cấp để hạ nhiệt độ trong lò. Duy trì quạt cấp gió suốt trong quá trình hạ nhiệt cho đến khi nhiệt độ xuống dưới 2000C mới tắt công tắc nguồn trên tủ diều khiển.
Tháo tro: Khi lò đã nguội, mở cửa tháo tro, dùng xẻng xúc tro vào thùng và tập kết vào đúng nơi quy định.
Vệ sinh:
+ Vệ sinh khu vực lò đốt, trang bị bảo hộ lao động sạch sẽ;
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
e. Bảo trì, bảo dưỡng
Trước khi tiến hành bảo trì lò đốt thì lò phải ngưng mọi hoạt động trước 24h sau đó tiến hành bảo trì, bảo dưỡng lò đốt:
- Hệ thống cấp nhiên liệu: 1 năm/1 lần - Hệ thống quạt cấp gió: 3 tháng/1lần
- Vách lò, cửa nạp liệu, cửa tháo tro: 3 năm/lần - Hệ thống xử lý khí thải: 6 tháng/1lần