CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
2.1. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải của cơ sở
2.1.2. Hệ thống xử lý khí thải lò gia nhiệt của hệ thống tái chế dầu nhớt
Xử lý bụi, khí thải phát sinh từ hệ thống lò gia nhiệt của hệ thống tái chế dầu nhớt thải đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ) trước khi xả thải vào môi trường.
b. Quy mô, công suất, chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường
Tại cơ sở có hai hệ thống tái chế dầu nhớt: 01 hệ thống công suất 20m3/ngày và 01 hệ thống công suất 30m3/ngày. Mỗi hệ thống tái chế dầu nhớt thải có một hệ thống xử lý khí thải riêng biệt, khí thải sau xử lý sẽ thoát chung vào 01 ống khói. Hai hệ thống xử lý khí thải này có quy trình công nghệ tương đương như nhau, cụ thể:
- Số lượng công trình: 02 hệ thống;
- Nguồn phát sinh:
+ Nguồn số 03: Bụi và khí thải phát sinh từ lò gia nhiệt của hệ thống tái chế dầu nhớt công suất 20m3/ngày;
+ Nguồn số 04: Bụi và khí thải phát sinh từ lò gia nhiệt của hệ thống tái chế dầu nhớt công suất 30m3/ngày;
- Dòng khí thải:
- Lưu lượng xả khí thải lớn nhất:
+ Dòng khí thải số 03: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 2.500m3/giờ.
- Phương thức xả khí thải:
+ Dòng khí thải số 03: Khí thải sau xử lý được xả ra môi trường không khí qua ống khói, xả liên tục 24/24 giờ.
- Quy chuẩn cho phép: QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B.
c. Quy trình công nghệ
Mỗi hệ thống tái chế dầu có một hệ thống xử lý khí thải lò gia nhiệt riêng. Quy trình công nghệ của hệ thống xử lý khí thải lò gia nhiệt của hệ thống tái chế dầu nhớt thải được thể hiện trên sơ đồ sau:
Hình 3. 7. Quy trình xử lý khí thải của lò gia nhiệt hệ thống tái chế dầu nhớt Ghi chú:
1- Thiết bị hấp thụ. 4- Bể chứa dung dịch tuần hoàn 2- Quạt hút 5- Bồn hóa chất
3- Bơm hóa chất tuần hoàn 6- Ống khói
Dung dịch hấp thụ được sử dụng tuần hoàn trong quá trình xử lý. Bùn cặn thu gom từ bể dung dịch hấp thụ được xử lý tại lò đốt hoặc đem đi xử lý tại quy trình ổn định- hóa rắn hay chôn lấp an toàn.
Trong quá trình hoạt động nếu phát sinh các loại chất thải mà nhà máy không có khả năng xử lý thì công ty sẽ chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý thích hợp.
Hiệu quả xử lý của tháp hấp thụ đạt 95% - 99% đảm bảo khí thải sau xử lý đạt Quy chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
d. Quy trình vận hành
Hệ thống xử lý khí thải được vận hành đồng thời cùng với hệ thống tái chế dầu nhớt thải và được mô tả chi tiết như sau:
- Chuẩn bị vận hành:
+ Trước khi hệ thống chưng cất dầu được vận hành phải kiểm tra tổng thể xem các thiết bị máy móc, trang thiết bị có an toàn không như: hệ thống ống dẫn, đồng hồ áp lực, nhiệt kế, van an toàn, lò gia nhiệt, bình chưng cất, hệ thống xử lý khí...
+ Những người tham gia vào quá trình xử lý chất thải phải am hiểu các công nghệ, quy trình xử lý chất thải và biết cách ứng phó kịp thời xảy ra.
- Xác định nguy cơ rủi ro:
+ Nguy cơ rò rỉ dầu trong quá trình bơm hút, tái chế;
+ Nổ bình chưng cất do áp suất quá lớn hay nhiệt độ chưng cất quá cao;
+ Bỏng nhiệt trong quá trình vận hành lò gia nhiệt hay tiếp xúc với đường ống dẫn dầu nóng;
+ Hệ thống xử lý khí hoạt động không hiệu quả.
- Các thiết bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, găng tay, ủng, kính, mũ, khẩu trang.
Yêu cầu đối với thiết bị bảo hộ lao động phải đảm bảo che toàn bộ cơ thể bằng vải không thấm, đặc biệt là công nhân vận hành lò gia nhiệt phải có quần áo chống nhiệt.
- Quy trình vận hành:
+ Công nhân phải mặc, đội, đeo các trang thiết bị bảo hiểm, an toàn lao động;
+ Kiểm tra các hệ thống an toàn và hỗ trợ phòng chống sự cố;
+ Kiểm tra hệ thống bơm, đường ống dẫn dầu, van an toàn, đồng hồ đo áp lực;
+ Khởi động hệ thống bơm dầu vào bình chưng cất;
+ Khởi động hệ thống gia nhiệt tới nhiệt độ chưng cất;
+ Khởi động hệ thống xử lý khói lò đốt;
+ Khởi động bơm nước làm mát;
0,1kg/cm2 – 0,2kg/cm2).
- Kết thúc vận hành:
+ Kiểm tra lò gia nhiệt để đảm bảo lò không còn hoạt động;
+ Kiểm tra áp suất trong bình chưng cất dầu qua đồng hồ áp suất để đảm bảo áp suất trong bình chưng cất bằng áp suất bên ngoài;
+ Kiểm tra Hệ thống làm mát đảm bảo dầu không bị rò rỉ ra bể làm mát;
+ Vệ sinh khu vực tái chế dầu sạch sẽ;
+ Vệ sinh các thiết bị bảo hộ lao động và dụng cụ lao động;
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
e. Bảo trì, bảo dưỡng
- Đối với các máy móc, hệ thống chưng cất phải được vận hành đúng các quy trình công nghệ đã hướng dẫn.
- Bồn chứa dầu phải thường xuyên được kiểm tra rò rỉ hay hư hại cơ học.
- Bồn chưng cất phải được cơ quan có chức năng kiểm định và cấp phép định kỳ 6 tháng/1lần.
- Lò gia nhiệt phải được thường xuyên kiểm tra lớp cách nhiệt, đảm bảo nhiệt độ bên ngoài thành lò không vượt quá 600C.
- Thiết bị lọc dầu phải được thường xuyên vệ sinh bản lọc.
- Tất cả các thiết bị ứng cứu, đường đi trong khu vực chưng cất phải thông thoáng, không có vật cản và giữ sạch sẽ. Bảo trì máy móc, thiết bị thường xuyên bảo đảm ở tình trạng hoạt động tốt.
- Đối với các dây chuyền công nghệ, hệ thống xử lý: Thông thường định kỳ 2-3 tháng tiến hành bảo trì, bảo dưỡng 1 lần.