Quy trình vệ sinh, làm sạch tàu chở dầu, tàu có phát sinh chất thải nhiễm dầu trên vùng biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép Môi trường nhà máy xử lý chất thải nguy hại Hà Lộc (Trang 41 - 47)

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

3.2.11. Quy trình vệ sinh, làm sạch tàu chở dầu, tàu có phát sinh chất thải nhiễm dầu trên vùng biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Công ty TNHH Hà Lộc sẽ tiến hành quá trình vệ sinh, làm sạch tàu chở dầu theo quy trình gồm các bước như sau:

- Thu thập các thông tin về tàu chở dầu để xây dựng phương án, kế hoạch thi công cụ thể và bảo vệ môi trường, an toàn lao động, PCCC.

- Tiến hành tập kết trang thiết bị, nguyên vật liệu và công nhân lên tàu. Triển khai lắp đựng lán trại, bồn bể nước, lắp dựng nhà vệ sinh, triển khai máy móc thiết bị vào đúng vị trí làm việc.

- Tổ chức triển khai thực hiện vệ sinh:

+ Thông khí;

+ Kiểm tra nồng độ hơi dầu trước khi cho công nhân xuống làm việc tại các khoang;

+ Treo các bảng nội quy, quy định đối với công nhân trong suốt quá trình làm việc trên tàu: An toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, thời gian làm việc, tiến độ thi công hàng ngày,…;

+ Nghiên cứu bản vẽ kết cấu của hầm, két cùng ban chỉ huy tàu. Sau đó phổ biến, hướng dẫn cho công nhân xuống hầm làm việc để tránh những tai nạn xảy ra;

+ Công nhân làm việc vệ sinh thành vách và đáy hầm hang bị nhiễm dầu;

+ Trải đều và trộn mùn cưa với cặn dầu trong hầm hang để thấm dầu và hấp thụ hơi dầu;

+ Cặn dầu được đóng vào bao 2 lớp, buộc chặt, xếp ngay ngắn, sau đó dùng tời kéo lên mặt boong tàu, và được xếp ngay ngắn hau bên mạn tàu.

- Vận chuyển cặn dầu về Cảng Hà Lộc bằng tàu, sau đó vận chuyển về Nhà máy xử lý, tái chế dầu nhớt thải Hà Lộc tại Khu xử lý chất thải Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ để xử lý.

Hình 1. 10. Sơ đồ các bước thi công vệ sinh, làm sạch tàu dầu Từng bước thực hiện được mô tả cụ thể như sau:

a. Công tác thu thập thông tin:

Xác định thông số của tàu chở dầu bao gồm trọng tải tàu (để tính lượng chất thải), kính thước của khoang chứa dầu, kích thước của cửa lên xuống, kích thước của cửa thông gió (để lắp đặt quạt thông gió), các thiết bị có sẵn của tàu như hệ thống thiết bị hâm nóng nước, hệ thống thiết bị vệ sinh sẵn có của tàu, kích thước khoang chứa chất thải, đặc tính thiết bị vệ sinh (như thiết bị crude oil washing machine - COW),…

Từ thông tin được Chủ tàu cung cấp, xây dựng phương án thi công, phương án bảo vệ môi trường, an toàn lao động và PCCC cụ thể để thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền như Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảng vụ Vũng Tàu,…trước khi tiến hành thực hiện dịch vụ.

b. Tập kết trang thiết bị thi công và tổ chức công việc:

Trước khi đưa vật tư, công nhân lên tàu dầu để thực hiện công việc làm sạch, Công ty TNHH Hà Lộc sẽ cử đội tiền trạm ra trước, chủ yếu tập trung lắp đặt lán trại, nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh,…Vật tư chuyển ra trong thời gian đầu chủ yếu là khung nhà, ván gỗ, các trang bị phục vụ sinh hoạt được đóng gói theo quy định. Đại diện của Công ty TNHH Hà Lộc sẽ thống nhất với Chủ tàu kế hoạch triển khai công việc cụ thể, các quy định về làm việc, sinh hoạt trên tàu.

Song song với công việc chuẩn bị của tiền trạm, các thiết bị và vật tư phục vụ công tác vệ sinh khoang chứa dầu được tập kết vào một khu vực của Cảng Hà Lộc, đóng gói thành kiện theo quy định, lập danh mục, mời đại diện của chủ tàu kiểm tra và tiến

Thu thập thông tin, xây dựng kế hoạch thi công

Tập kết thiết bị, nguyên liệu và công nhân. Dựng lán trại, bồn nước, WC, lắp đặt thiết bị.

Tổ chức triển khai thi công vệ sinh (thông khí, kiểm tra hơi khí độc, làm vệ sinh, đóng bao cặn dầu,…)

Vận chuyển về nhà máy để xử lý, tái chế

Công nhân sau khóa học an toàn lao động tại Công ty chủ quản tàu dầu, có đủ chứng chỉ theo yêu cầu sẽ chính thức được biên chế vào các tổ nhóm. Tập trung quán triệt nội quy, quy định, ý thức tổ chức kỷ luật, đặc biệt là công tác phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường đến toàn bộ CBCNV tham gia công việc làm sạch. Khi đã hoàn tất công tác tiền trạm, theo kế hoạch sẽ chuyển toàn bộ CBCNV ra tàu.

Toàn bộ số công nhân được đưa ra tàu tiến hành triển khai dụng cụ, vật tư đến các vị trí làm việc ngay khi ổn định trên tàu. Công nhân từ tàu hàng lên xuống tàu được cẩu bằng rọ cẩu người theo các quy định an toàn do chủ tàu đưa ra.

Được phép của ban chỉ huy tàu, Công ty TNHH Hà Lộc sẽ triển khai đồng loạt làm việc theo kế hoạch đã được thống nhất dưới sự chỉ dẫn của đốc công ở các khu vực, tất cả các két triển khai vệ sinh đều được thông khí trước 30 phút và đã đo kiểm tra nồng độ khí gas đảm bảo yêu cầu (gắn bảng báo hiệu an toàn) công nhân mới được xuống hầm làm việc.

Căn cứ vào yêu cầu thời gian của chủ tàu để bố trí công nhân làm việc theo thời gian phù hợp, dự kiến thời gian làm việc 10 tiếng/ngày. Công nhân làm việc trên tàu phải tuân thủ đúng thời gian kế hoạch đã quy định.

Khối lượng công việc đã làm được xác nhận vào cuối buổi và đánh dấu trên sơ đồ dán tại 2 vị trí, 1 ở phòng chỉ huy và 1 ở nơi công cộng để mọi người nắm được kết quả công việc cũng như những khu vực cần tập trung giải quyết.

Cặn dầu sau khi vệ sinh được đóng vào các bao 2 lớp buộc chặt và đưa ra 2 bên mạn boong tàu để dễ việc nghiệm cho thu giữa chủ tàu và Công ty TNHH Hà Lộc cũng như việc thả cặn xuống tàu nhỏ hoặc xà lan phụ trợ để đưa vào bờ. Số cặn vệ sinh được đưa xuống tàu chở hàng qua hệ thống ống thả cặn kín đảm bảo không có một lượng cặn nhỏ nào rơi vãi ra ngoài.

Số cặn thu gom được đưa về Nhà máy xử lý, tái chế dầu nhớt thải Hà Lộc tại Khu xử lý chất thải Tóc Tiên để xử lý bằng quy trình tái chế dầu bằng lò chưng cất và xử lý tiêu hủy bằng lò đốt.

c. Quy trình vệ sinh, làm sạch các khoang chứa dầu:

Quy trình vệ sinh, làm sạch các khoang/két chứa dầu và các nguồn thải phát sinh được trình bày theo sơ đồ tại hình 1.11 bên dưới, cụ thể như sau:

Bước 1: Thông gió và kiểm tra nồng độ khí độc hại:

Trước tiên, để đảm bảo an toàn cho công nhân trước khi vào khoang chứa dầu để thực hiện vệ sinh, làm sạch cần tiến hành thông gió kiểm tra nồng độ khí độc hại.

Việc thông gió và kiểm tra nồng độ khí độc hại được tiến hành theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1:

Thông gió kiểm tra nồng độ không khí và các chất độc hại để công nhân xuống hầm tàu làm việc bình thường, đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phòng chống cháy nổ.

Lắp đặt hệ thống quạt gió hút và đẩy thông thoáng các hầm chứa dầu, thời gian thông

tiêu chuẩn cho phép.Nồng độ oxy phải có độ ổn định và dịch chuyển trong khoảng 20,8 – 21% thể tích.Hàm lượng khí hydrocacbon nhỏ hơn 1% giới hạn cháy LFL (Lower flammable limit) và không có khí độc hại khác. Chỉ khi đó, công nhân mới được xuống hầm làm việc theo quyết định của Ban chỉ huy tàu.

Tiến hành gia cụng và lắp cỏc lan can bằng sắt trũn ị12 cao 0,8m quanh miệng hầm ngay sau khi đã mở miệng hầm để đảm bảo an toàn và thuận lợi thi công. Đồng thời, kiểm tra lượng dầu trong két (hầm chứa dầu) ở các vị trí khác nhau từ miệng hầm đến đáy hầm.

Hình 1. 11. Quy trình vệ sinh, làm sạch khoang, két dầu Giai đoạn 2:

Được thực hiện bởi nhà thầu, công việc này được triển khai ngay sau khi tập kết thiết bị đặt trên tàu và mở các nắp hầm.Thời gian thông khí này thường được thực hiện trước khi đưa người xuống khảo sát khoảng 2 giờ cũng như các trước các buổi làm việc bắt đầu trước 30 phút.

Trong quá trình làm việc vẫn đảm bảo thông gió liên tục để duy trì điều kiện làm việc tốt cho công nhân. Quạt thông gió được đặt trên mặt boong hoặc trên các miệng cửa thông khí, cửa lên xuống có ống dẫn khí bằng nhựa PE đưa xuống tận nơi đáy hầm liên tục thông hơi trong thời gian công nhân làm việc. Việc kiểm tra nồng độ

Bơm hút làm khô khoang/két

Thông gió

Thông gió

Kiểm tra nồng độ ôxy

Đưa công nhân xuống khoang/két

để vệ sinh Chuyển chất thải lên mặt boong tàu

Đưa chất thải xuống tàu công tác

Đưa xuống tàu công tác

Bước 2: Bơm nước rút khô hầm Giai đoạn 1:

Trước khi đưa tàu vào làm sạch, chủ tàu (thuỷ thủ đoàn của tàu) có nhiệm vụ rửa hầm hàng bằng dầu thô bằng nguồn nhân lực và thiết bị của tàu với nước nóng theo chu trình tuần hoàn kín. Thu gom hỗn hợp nước lẫn dầu từ các két vào slop tank, tiến hành lọc bằng thiết bị của tàu.

Giai đoạn 2:

Thông thường bơm vét của tàu dầu không thể hút khô tất cả các khu vực được. Do vậy, trước khi vào vệ sinh các khoang, phải thực hiện việc bơm vét nước bằng bơm chìm của Công ty TNHH Hà Lộc. Công việc hơm rút nước ra khỏi hầm hàng bằng bơm nhúng chìm. Nước bơm lên qua thiết bị lắng phân ly dầu.

Dầu phân ly được tách ra khỏi nước ở thùng riêng biệt.Lượng dầu này được trộn them mùn cưa làm cho khô, sau đó được đóng bao như bao cặn dầu.

Trong quá trình hút vét vẫn nhiều khí CnH2n+2 nên người vận hành bơm phải được trang bị mặt nạ và bố trí không dưới hai người trực hỗ trợ.

Bước 3: Làm sạch khoang/ két

Toàn bộ thiết bị gồm: Máy phát điện, máy nén khí được đặt trên các mặt boong từ khu vực giữa tàu. Các máy được đặt cách nhau 10m và có hệ thống đường ống hơi liên kết với nhau cung cấp toàn bộ khí áp lực 6kg/cm2 cho các tời kéo cặn, quạt gió và bơm nhờ các bộ chia.

Có các trường hợp vệ sinh như sau:

- Vệ sinh các hầm hàng:

Trước khi tiến hành vệ sinh khoang/két phải kiểm tra nồng độ khí theo tiêu chuẩn, khi đủ điều kiện an toàn mới cấp giấy phép cho công nhân vào làm việc duy trì thông gió liên tục như đã trình bày ở trên, bố trí chiếu sáng bằng thiết bị sử dụng nguồn điện 24V có tính năng phòng chống cháy nổ, các thiết bị chiếu sáng đặt cố định tại một khu vực phải được bố trí hợp lý đủ cường độ ánh sáng làm việc, tuân thủ các nội quy trong quy trình an toàn lao động.

Tất cả các két được dọn vệ sinh khô thô bằng cách xủi, cạo sạch tất cả các cặn dầu bám trên vách, đà ngang, đường ống, kết cấu và toàn bộ đáy két (khu vực nào với tới được thì làm). Cặn được đưa lên boong, đóng vào bao lồng 2 lớp theo tiêu chuẩn.

Sau khi dọn sơ bộ tại bước một để lấy bớt dầu cặn khỏi khoang với mục đích không để cặn sinh khí độc trong quá trình làm vệ sinh. Mặt khác, công nhân đi lại không gây mất an toàn và bôi bẩn. Trong bước hai, tiến hành lắp dựng giàn giáo tại các khu vực làm vệ sinh hoặc căng lưới an toàn, sau đó cho công nhân làm sạch từ trên cao xuống đến đáy. Đồng thời với việc vệ sinh hầm, tiến hành tháo các ống hút dầu để vệ sinh đường ống (nếu được yêu cầu).

Phương pháp làm:

mềm để trong quá trình xúc cặn, xủi không phát ra tia lửa, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ), dùng chổi cọ, quét, dồn lại, dùng xẻng xúc vào thùng và đưa lên boong, đóng bao lồng 2 lớp (trong là PE, ngoài là PP) buộc chặt và xếp gọn trên mặt boong.

+ Dọn khu vực nào sạch khu vực đó rồi chuyển qua khu vực khác làm. Sau đó, chuyển đường ống dẫn hơi, dây tời qua hệ thống khác. Tất cả các giẻ, bao nilong và môi thứ đều được dọn sạch trườc khi rời đi. Chú ý, bố trí dời từ xa lỗ đặt tời về gần để di chuyển tời là ít nhất.

+ Cặn dầu, paraffin bám trên vách, những chỗ không làm vệ sinh tới được thì dung giàn giáo để làm sạch.

- Làm sạch két nước dằn:

+ Thông gió

• Thông gió kiểm tra nồng độ dưỡng khí và các chất độc hại để công nhân xuống hầm làm việc bình thường, nồng độ oxy phải ổn định. Sau khi kiểm tra và được sự đồng ý của ban chỉ huy tàu, cán bộ, công nhân mới được xuống hầm làm việc.

• Dùng quạt thong gió chạy bằng khí nén đặt trên mặt boong ở các lỗ rửa tank D320mm để đẩy khí độc trong hầm ra ngoài đảm bảo đủ điều kiện cho công nhân xuống làm việc.

+ Chiếu sáng

• Việc chiếu sang trong các hầm được dung loại đèn chống cháy nổ Halogen. Khi đủ ánh sang, công nhân mới được phép xuống hầm làm việc.

• Mỗi công nhân khi làm việc được trang bị các đèn pin cầm tay để đi lại trong hầm, kiểm tra các vị trí làm sạch.

+ Làm sạch trong két nước dằn

• Dùng nước ngọt từ hệ thống của tàu, chàn chả, chổi tre, giẻ lau rửa sạch cặn bẩn, vách sường, các thanh gia cường và đáy.

• Thu gom cặn bùn, rỉ sắt đóng vào bao nilong 2 lớp, đưa lên mặt boong. Sau đó chuyển xuống tàu chở cặn để đưa về khu xử lý của Công ty TNHH Hà Lộc, xử lý theo các quy định về bảo vệ môi trường.

• Dùng giẻ lau, lâu khô các tank.

• Trình tàu các két đã được làm sạch.

- Làm sạch khoang cách ly buồng máy và các buồng khác, tunnel đáy đôi, buồng bơm mũi, buồng bơm hang, bồn xử lý dầu và các bộ trao đổi nhiệt, trạm đo xuất dầu, két lọc thiết bị xử lý nước thải lẫn dầu, phim lọc hệ thống hàng hoá.

Lắp đặt hệ thống quạt thông gió và chiếu sáng (Điện chiếu sang làm điện một chiều, dung bóng đèn chống cháy nổ 24V)

Tháo các nắp hầm két, dùng các quạt thông gió bằng khí nén, gió được dẫn qua ống nhựa PE từ quạt thông gió xuống đến các vị trí làm việc của công nhân.

Vận chuyển mùn cưa xuống két và trải đều, sau khi mùn cưa thấm dầu sẽ chuyển xuống tàu chở cặn để đưa về khu xử lý của Công ty TNHH Hà Lộc, xử lý theo quy định về bảo vệ môi trường.

+ Dọn sạch cặn trong các khoang két;

+ Rửa sạch các két bằng hoá chất tẩy dầu mỡ;

+ Dùng giẻ lau lau khô các khoang két;

+ Trình chủ tàu các két đã được làm sạch, lập biên bản kiểm tra của từng két;

+ Đóng nắp két lại.

- Vệ sinh và rửa mặt boong chính, thiết bị và đường ống trên boong:

Sau khi làm vệ sinh sạch trong tất cả các khoang két theo yêu cầu của chủ tàu và lượng cặn dầu được chuyển hết xuống tàu chở cặn của Công ty TNHH Hà Lộc, bắt dầu tiến hành làm vệ sinh mặt boong chính, thiết bị và đường ống trên boong.

Lắp dựng giàn giáo để vệ sinh các cột và thiết bị trên cao.

Dùng giẻ lau để lau sơ bộ lượng dầu nhớt bị bám bẩn trên boong khi tập kết các bao đựng cặn trên boong.

Dùng bơm rửa nước ngọt áp lực cao xịt rửa toàn bộ bề mặt boong, đồng thời dùng giẻ lau sạch để lau toàn bộ mặt noong, các thiết bị và đường ống trên boong.

Bước 4: Vận chuyển

Sau khi kết thúc tất cả các công đoạn vệ sinh, làm sạch, thiết bị vệ sinh tàu phải được chuyển xuống tàu công tác hoặc xà lan để chuyển vào bờ. Tàu công tác cần được trang bị cẩu riêng. Trên tàu nhỏ (tàu công tác) phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị chống cháy nổ, thiết bị chống tràn dầu như một tàu chở bình thường.

Công tác vận chuyển vào bở: Từ phao số 0 đến cảng Hà Lộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về chống tràn dầu như các tàu khác hoạt động trên biển. Toàn bộ quá trình hoạt động của tàu công tác đều được sự hỗ trợ của các tàu ứng cứu và phòng chống sự cố tràn dầu của các đơn vị có chức năng do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép.

Hoạt động vận chuyển chất thải từ các nguồn thải nói chung và từ tàu làm vệ sinh, súc rửa tại tàu chở dầu, tàu có phát sinh chất thải nhiễm dầu nói riêng về cảng Hà Lộc và được vận chuyển về Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty TNHH Hà Lộc tại Khu xử lý chất thải Tóc Tiên để xử lý theo quy định.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép Môi trường nhà máy xử lý chất thải nguy hại Hà Lộc (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)