NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Chương trình, SGK Tiếng Việt 1, yêu cầu đọc hiểu đối với HS lớp 1 1.2.1.1. Chương trình, SGK Tiếng Việt 1
Môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học nhằm mục đích hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp thông qua đó góp phần rèn luyện các thao tác tư duy; cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, tự nhiên xã hội và con người; bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Môn tiếng Việt ở lớp 1 được học 350 tiết trong vòng 35 tuần và được chia làm 2 mảng là tiếng Việt và Văn học. Ở lớp 1 không có bài học riêng và chỉ trình bày giúp HS làm quen các âm và chữ cái, thanh điệu, dấu ghi thanh điệu, một số quy tắc chính tả; từ ngữ, một số đoạn văn, bài văn, bài thơ về nhà trường, gia đình, thiên nhiên, đất nước; dấu chấm, dấu chấm hỏi, nghi thức lời nói. Bên cạnh đó môn tiếng Việt còn rèn cho HS các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết như thao tác đọc (tư thế, cách đặt sách vở, cách đưa mắt đọc,…); phát âm các âm, đánh vần các vần thông thường và một vài vần khó; đọc trơn tiếng, từ, cụm từ, câu, nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu; tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu và đoạn văn; đọc thuộc một số đoạn hoặc bài văn vần ngắn.
Dạy đọc ở lớp 1 gồm 2 giai đoạn là dạy học vần và dạy Tập đọc. Nội dung dạy đọc hiểu được đưa vào giai đoạn HKII và thông qua đó HS hiểu được nghĩa của từ ngay trong bài học (biết giải nghĩa các từ ngữ bằng lời mô tả, vật thật, tranh ảnh), hiểu nội dung thông báo của câu, đoạn, bài (trả lời đúng về nội dung thông báo của câu, đoạn, bài).
Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 được thiết kế theo quan điểm tích hợp vì vậy bài tập đọc hiểu dành cho HS mắc chứng khó đọc cần được thiết kế phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí nhưng vẫn đảm bảo các mục tiêu cần đạt và hệ thống câu hỏi tìm hiểu càng ngắn gọn thì sẽ càng đạt hiệu quả cao trong quá trình thực nghiệm.
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 45 GV, 40 PH và 45 HS thuộc địa bàn Tp.HCM1 về sự hứng thú với các dạng ngữ liệu đọc hiểu. (Mẫu phiếu phỏng vấn xin xem phụ lục).
A1.
to tơ ta tha tho thơ tha
bố thả cá mè, bé thả cá cờ A2.
rau diếp ướp cá tiếp nối nườm nượp Nhanh tay thì được
Chậm tay thì thua Chân giậm giả vờ Cướp cờ mà chạy.
B1. tò he đi đò
tò tò tí te, thò thò thí the, bà có đủ thứ tò he
lũ tò he dê, bò đi đò lá cỏ, lũ tò he thỏ, hổ đi đò lá đa tò tò tí te, thò thò thí the
B2. Mèo Mướp làm thiệp
Mèo Mướp ngồi làm thiệp. Nó nắn nót từng nét vẽ. Gà Con hỏi:
– Chiếp chiếp, chủ nhật, người ta đi chơi nườm nượp. Còn bạn làm gì chăm chú phát khiếp?
Mướp bảo:
– Tớ làm tấm thiệp.
– Làm thiệp tặng ai mà toàn núi non trùng điệp?
– Mừng sinh nhật Cọp, cháu tớ – Mèo Mướp vui vẻ đáp.
Nội dung phỏng vấn gồm 3 phần: (1) độ hứng thú với 2 dạng bài luyện đọc âm, vân;
(2) đánh giá các kiểu bài luyện đọc âm vần; (3) đánh giá nội dung trong các kiểu bài luyện đọc. Dưới đây là bảng thống kê:
Bảng 1.2.1.1.1: Thống kê độ hứng thú đối với 2 dạng bài luyện đọc âm, vần
Bài A1 – A2 Bài B1 – B2 Bài A1–A2, B1–B2 tương đương
% số GV
% số PH
% số HS
% số GV
% số PH
% số HS
% số GV % số PH % số HS
Bài đọc luyện âm, vần 47.5 57.5 28.9 42.5 27.5 71.1 10 15 0
Bài đọc yêu thích 32.5 52.5 44.4 65 37.5 55.6 2.5 10 0
Bài đọc hứng thú 30 40 65 42.5 5 17.5
Bài đọc chọn. 52.5 37.8 40 55.6 7.5 6.6
Đối với bài đọc được nhận định là “có tác dụng luyện âm, vần hơn” tỉ lệ phần trăm GV lựa chọn bài đọc A1-A2 là 47.50% và PH chiếm 57.5% tuy nhiên 71.1%HS chọn bài luyện âm, vần là dạng bài B1-2. Bên cạnh đó khi trao đổi trực tiếp PH, GV được hỏi đều trả lời do bài của A1-A2 gọn hơn, dễ dạy hơn, chứ không vì “hay hơn”. Vì vậy có thể
1 Công cụ phỏng vân do tác giả Nguyễn Thị Ly Kha (2013) biên soạn
nghĩ đến nguyên do ảnh hưởng đến tỉ lệ do tác giả phiếu khảo sát đã chưa lưu tâm nhiều đến vấn đề tương đương lượng chữ trong bài đọc2.
Bảng số liệu cũng thể hiện bài đọc được nhận định là “sẽ khiến HS thích hơn” và
“GV cảm thấy hứng thú” là bài đọc B1-B2 và dạng bài mà các em thích (25 HS chọn chiếm 55.6%) là dạng bài B1 – B2. Nhóm bài GV lựa chọn để luyện âm vần cho HS đó là bài đọc A1-A2 (52.50% GV lựa chọn) nhưng bài đọc khiến PH hứng thú thì nhóm bài B1-B2 chiếm tỉ lệ cao nhất 42.5%. Dạng bài B1-2 là dạng ngữ liệu dưới dạng những câu chuyện với nhiều tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn, tạo hứng thú và không khí mới mẻ, khơi gợi óc tò mò, trí tưởng tượng của các em và chính vì những lí do đó mà 55.6% HS được khảo sát đều chọn dạng bài B1-2.
Bảng 1.2.1.1.2: Thống kê về đánh giá đối với các kiểu bài luyện đọc âm vần
Ý kiến của GV khi nhận xét về “Mức độ hứng thú của ngữ liệu dùng cho dạy đọc âm vần với 3 kiểu bài khác nhau: bài văn miêu tả, bài đồng dao, truyện đồng thoại” cho thấy kiểu bài đồng dao có số điểm cao nhất là 5 điểm và (70% GV lựa chọn). 46.7% HS được khảo sát đã cho điểm số tuyệt đối là 5 điểm với dạng truyện đồng thoại. Qua bảng số liệu trên có thể khẳng định rằng với những ngữ liệu mới, hấp dẫn, nhiều tình tiết sinh động sẽ lôi cuốn HS hơn, mang luồng gió mới đến với việc luyện đọc khô khan của HS.
Bảng 1.2.1.1.3: Thống kê về đánh giá đối với nội dung trong các kiểu bài luyện đọc
2 Tác giả phiếu phỏng vấn, Nguyễn Thị Ly Kha, cũng cùng một nhận định như chúng tôi, khi cô khảo sát ở một nhóm khác.
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
% Số GV
% số PH
% Số HS
% Số GV
% số PH
% Số HS
% Số GV
% số PH
% Số HS
% Số GV
% số PH
% Số HS
% Số GV
% số PH
% Số HS Bài miêu tả 2.5 12.5 8.9 15 20 11.1 55 25 13.3 20 10 40 7.5 32.5 26.7 Bài đồng dao 0 5 0 0 10 13.3 7.5 22.5 33.3 22.5 22.5 24.4 70 40 29 Truyện đồng thoại 10 5 0 10 12.5 11.1 22.5 30 22.2 45 25 20 12.5 27.5 46.7
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
% Số GV
% số PH
% Số HS
% Số GV
% số PH
% Số HS
% Số GV
% số PH
% Số HS
% Số GV
% số PH
% Số HS
% Số GV
% số PH
% Số HS (1) 17.5 20 6.7 15 17.5 4.4 30 42.5 15.6 15 7.5 24.4 22.5 12.5 48.9
(2) 15 20 6.7 15 15 15.6 32.5 30 17.8 22.5 15 28.8 15 20 31.1
(3) 2.5 7.5 4.4 10 5 15.6 20 15 20 32.5 12.5 24.4 35 60 35.6
(1): Đoạn bài và tất cả các từ ngữ câu đều có nghĩa, âm vần cần luyện chỉ xuất hiện một lần
(2): Âm vần cần luyện phải xuất hiện ít nhất 3 lần,bài đọc có thể có từ rỗng nghĩa nhưng có vần điệu (3): Âm vần cần luyện phải xuất hiện ít nhất 3 lần,không có từ rỗng nghĩa, bài đọc dạng truyện kể
Thông qua kết quả khảo sát với kiểu bài đọc thứ 3 “Âm vần cần luyện xuất hiện ít nhất 3 lần, không có từ rỗng nghĩa, bài đọc dạng truyện kể” thì số điểm cao nhất 35% GV lựa chọn là 5 điểm. Đối với PH và HS dạng bài đọc thứ 3 cũng được đánh giá và cho điểm cao hơn hai loại còn lại. Bên cạnh đó 80% HS cho từ điểm 3 đến điểm 5 với kiểu bài đọc âm vần cần luyện phải xuất hiện ít nhất 3 lần,bài đọc có thể có từ rỗng nghĩa nhưng có vần điệu. Qua số liệu này có thể thấy sự hấp dẫn của các ngữ liệu trong các bài đọc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hứng thú, tò mò, ham học hỏi của HS.
Theo khảo sát ý kiến PH thì hiện nay sách giáo khoa chưa đa dạng lắm, vẫn chưa lồng ghép nhiều bài đọc vần điệu hoặc bài đọc dạng truyện kể cho HS hứng thú đọc và tìm hiểu. Sách còn cơ bản quá khó có thể giúp các em phát huy hết khả năng tiếng việt, ngôn từ của bản thân vì thế nên đa dạng và tăng trình độ kiến thức trong sách nhiều hơn và các bài thơ trong sách khó, không phù hợp.
1.2.1.2. Yêu cầu đọc hiểu đối với HS lớp 1
Xây dựng bài tập đọc hiểu có ứng dụng CNTT bên cạnh giúp HS hứng thú hơn trong quá trình học tập, tìm hiểu, mở rộng kiến thức mà quan trọng hơn hết là giúp HS khắc phục được chứng khó đọc, cải thiện kĩ năng đọc hiểu.
Để đạt được mục đích trên thì việc xây dựng bài tập đọc hiểu có ứng dụng CNTT cần đảm bảo một số yêu cầu nhất định như sau:
Đảm bảo được tính hệ thống
Hệ thống câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
Hệ thống bài tập cần dưới nhiều hình thức khác nhau đảm bảo tính hấp dẫn, sinh động và đa dạng
Đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng về đọc hiểu của HS lớp 1
Cách thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu
Cần thực hiện 3 chiến lược kết nối giữa văn bản với bản thân, văn bản khác và thế giới xung quanh
Sử dụng các phương tiện đồ hình: bản đồ khái niệm, mạng ý nghĩa, biểu đồ KWL
1.2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc
1.2.2.1. Quan điểm của GV, PH về dạy đọc hiểu cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc Quá trình khảo sát phỏng vấn xin ý kiến về chứng khó đọc được thực hiện dựa trên cơ sở danh sách 44 triệu chứng của Hiệp hội Dyslexia Úc3 (mẫu phiếu phỏng vấn xin xem phần phụ lục)
Việc khảo sát được thực hiện trên 98 GV (trong đó có 5 GV có HS mắc chứng khó đọc), 37 PH (trong đó có 7 PH có con em mắc chứng khó đọc) và 4 GV đã được tập huấn là những người có kiến thức, hiểu biết về chứng khó đọc. Các GV, PH ở Thủ Dầu Một và tỉnh Bình Dương4 và được gửi phiếu phỏng vấn và làm theo hướng dẫn trên phiếu.
Nội dung khảo sát được chia làm 2 phần gồm: (1) phỏng vấn xin ý kiến về các biểu hiện của chứng khó đọc, (2) phỏng vấn xin ý kiến về những việc cần thực hiện để khắc phục chứng khó đọc.
So với kết quả khảo sát của Đặng Ngọc Hân, Lê Thị Thùy Dương (2012), kết quả khảo sát này có sự tương đồng về nhận thức của GV, PH về các phương pháp cần thực hiện nhằm khắc phục chứng khó đọc và khác biệt về những dấu hiệu nhận biết chứng khó đọc, nhưng không đáng kể lắm. Khác biệt đáng lưu tâm là nhận thức của GV đã qua tập huấn (theo sự kê khai của GV qua phiếu khảo sát). Dưới đây là bảng thống kê:
Kết quả thống kê ý kiến về dấu hiệu nhận diện chứng khó đọc
3 Theo bản Nguyễn Thị Ly Kha (2012) biên tập.
4 Có lẽ sự khác biệt về địa bàn cũng là một nguyên dân dẫn đến một vài khác biệt so với số liệu của Đặng Ngọc Hân
(2012), mà chúng tôi sẽ phân tích ở phần tiếp theo.
Bảng 1.2.3.1.1 : Ý kiến của GV, PH về biểu hiện của chứng khó đọc
S T T
Biểu hiện
GV PH GV đã tập
huấn
GV có HS bị D
PH có HS bị D Tần
số Tỉ
lệ Tần
số Tỉ
lệ Tần
số Tỉ
lệ
Tần số
Tỉ lệ Tần số
Tỉ lệ
1 Hay quên mốc thời gian 7 0.62 1 0.39 0 0 1 1.89 1 0.95
2 Thường tỏ ra chán nản khi đọc và viết 71 6.26 8 3.13 0 0 3 5.66 4 3.81
3 Ít nói, thường bị đánh giá là không cố gắng trong học tập 49 4.32 3 1.17 0 0 2 3.77 2 1.9
4 Lẫn lộn trái phải và trên dưới 10 0.88 2 0.78 3 5.45 2 3.77 2 1.9
5 Có vẻ như bị câm, che giấu khuyết điểm của mình một cách khéo léo 9 0.79 6 2.34 0 0 0 0 0 0
6 Có biểu hiện có khả năng vượt trội ở một số hoạt động như hát, vẽ, múa,… 14 1.23 7 2.73 0 0 0 0 2 1.9 7 Thường có biểu hiện không thật bình thường về hành vi tâm lí, hành vi ứng xử 18 1.59 3 1.17 0 0 1 1.89 1 0.95 8 Mức tập trung chú ý thấp, thường có biểu hiện thờ ơ nhưng lại hay cường điệu hóa 46 4.05 13 5.08 1 1.82 4 7.55 1 0.95 9 Diện mạo sáng sủa, phát âm rõ nhưng kết quả đánh vần, đọc, chính tả dưới trung bình 34 3 6 2.34 4 7.27 1 1.89 4 3.81
10 Hay hoa mắt, đau đầu, đau bụng khi đọc, học 4 0.35 1 0.39 0 0 0 0 0 0
11 Không đọc được các dạng chữ viết tay khác nhau 29 2.56 9 3.52 0 0 1 1.89 6 5.71
12 Đọc bài nhiều lần nhưng kết quả nắm nội dung bài đọc dưới mức trung bình 58 5.11 4 1.56 3 5.45 2 3.77 5 4.76 13 Có vẻ như gặp khó khẳn khi nhìn, nhưng mắt lại không có vấn đề gì về thị lực 14 1.23 8 3.13 1 1.82 2 3.77 1 0.95 14 Thường lẫn lộn giữa các chữ cái, chữ số, từ, các dãy số hay giải thích nghĩa của từ 43 3.79 12 4.69 4 7.27 1 1.89 5 4.76
15 Không nhất quán giữa đánh vần và đọc trơn 13 1.15 6 2.34 0 0 1 1.89 2 1.9
16 Lắp bắp, bị căng thẳng hoặc đảo cụm từ, từ khi nói 28 2.47 0 0 0 0 0 1 0.95
17 Tầm nhìn và quan sát tốt nhưng nhận thức thiếu đầy đủ và thiếu khả năng khái quát 14 1.23 7 2.73 2 3.64 1 1.89 1 0.95 18 Khi đọc, viết trẻ cảm thấy hoặc nhìn thấy những chuyển đông không có thực 2 0.18 1 0.39 0 0 0 0 1 0.95 19 Khi đọc hoặc viết thường lẫn lộn, đảo, đổi, bỏ sót: thêm từ, chữ: hoặc thay thế từ, chữ 65 5.73 8 3.13 2 3.64 4 7.55 5 4.76
20 Nói ngắc ngứ, ấp úng, phát âm chậm 65 5.73 9 3.52 3 5.45 3 5.66 5 4.76
21 Cầm bút không bình thường, tốc độ viết chậm hoặc chữ xấu 31 2.73 11 4.3 3 5.45 1 1.89 2 1.9
22 Nhắc lại nội dung đã nghe thường không chính xác và không đầy đủ 65 5.73 16 6.25 3 5.45 3 5.66 6 5.71
23 Dễ bị phân tâm hoặc phản ứng với âm thanh theo hướng không tốt 10 0.88 2 0.78 0 0 0 0 2 1.9
24 Dễ bị chấn thương trong khi vận động 4 0.35 1 0.39 2 3.64 0 0 0 0
25 Có thể thuận cả hai tay 1 0.09 1 0.39 1 1.82 0 0 1 0.95
26 Dễ bị say tàu xe 3 0.26 4 1.56 1 1.82 0 0 1 0.95 27 Thực hiện trình tự học tập hoặc nhiệm vụ được giao không theo đúng thời gian 77 6.78 13 5.08 2 3.64 2 3.77 5 4.76 28 Khi vận động dễ bị nhầm lẫn trái và phải, trên và dưới: dễ bị lạc hướng khi di chuyển 17 1.5 11 4.3 3 5.45 1 1.89 3 2.86 29 Khó khăn trong vận động thô, trong trò chơi đồng đội: vận động thể thao vụng về 15 1.32 3 1.17 0 0 3 5.66 1 0.95
30 Gặp khó khăn khi đếm vật 11 0.97 4 1.56 1 1.82 1 1.89 3 2.86
31 Hay gây chuyện hoặc quá im lặng 13 1.15 0 0 0 0 0 1 0.95
32 Ghi nhớ hình dạng bề ngoài của đối tượng khá tốt 6 0.53 6 2.34 2 3.64 0 0 2 1.9
33 Nhạy cảm, nỗ lực cho sự hoàn hảo 1 0.09 0 0 0 0 0 0 0
34 Khi tính toán, thường phải dùng ngón tay hoặc que tính,… 57 5.02 15 5.86 4 7.27 2 3.77 7 6.67 35 Khả năng ghi nhớ (chung) kém, ít sử dụng được kinh nghiệm sống vốn có 58 5.11 10 3.91 1 1.82 2 3.77 5 4.76 36 Có thể biết làm các phép tính nhưng không nắm trình tự, không biết viết lời giải 56 4.93 7 2.73 3 5.45 1 1.89 3 2.86 37 Nhận biết đối tượng qua tranh ảnh, hình khối, mùi vị mà không qua tiếng nói/chữ viết 8 0.7 2 0.78 0 0 2 3.77 1 0.95
38 Đã phải chịu những đau đớn bất thường 2 0.18 0 0 0 0 0 0 0
39 Có ý thức và biểu hiện đòi hỏi sự công bằng rất cao 9 0.79 1 0.39 0 0 1 1.89 1 0.95
40 Dễ bị dị ứng với chế phẩm từ một số hóa chất và thực phẩm; dễ bị nhiễm trùng tai 3 0.26 4 1.56 1 1.82 0 0 2 1.9 41 Có sự bất thường trong quá trình phát triển (hóng chuyện, khi tập bò, tập đi, tập nói,…) 27 2.38 9 3.52 0 0 1 1.89 0 0 42 Khi gặp áp lực căng thẳng hay khi sức khỏe kém thì các hành vi sai lầm gia tăng 58 5.11 15 5.86 3 5.45 3 5.66 6 5.71
43 Đái dầm cả khi không còn ở độ tuổi có thể chấp nhận 7 0.62 2 0.78 2 3.64 1 1.89 0 0
44 Thường ngủ một giấc sâu hoặc chập chờn 3 0.26 5 1.95 0 0 0 0 4 3.81
Biểu đồ 1.2.3.1.1a: Ý kiến của GV, PH về biểu hiện của chứng khó đọc
Qua sự đối chiếu giữa 10 biểu hiện GV, PH lựa chọn nhiều nhất có thể thấy có 5 biểu hiện giống nhau là 20, 22, 27, 34, 42. Trong 5 biểu hiện trên không có biểu hiện nào liên quan đến khả năng đọc hiểu của HS như theo tác giả Nguyễn Thị Ly Kha (2012) những biểu hiện 10, 12, 13, 16, 17, 23, 31 là những biểu hiện chính về khả năng sử dụng ngôn ngữ của HS mắc chứng khó đọc. So với khảo sát của tác giả Đặng Ngọc Hân, Lê Thị Thùy Dương (2012) có thể thấy nhận thức chung của cả GV, PH chưa có sự chính xác về khả năng đọc hiểu của HS mắc chứng khó đọc. Tuy nhiên, nếu xét riêng GV thì có thể thấy họ đã nhận thức được 2 trong số các biểu hiện đó (12, 17) qua kết quả 10 biểu hiện được lựa chọn nhiều nhất và những biểu hiện còn lại 10, 13, 16, 23, 31 được lựa chọn rất ít (0% - 2.47%). Riêng PH chưa thật sự đúng đắn và chính xác về những biểu hiện chính của việc sử dụng ngôn ngữ trong việc cải thiện khả năng đọc lưu loát và khả năng đọc hiểu của HS mắc chứng khó đọc. Có thể thấy những biểu hiện tác giả Nguyễn Thị Ly Kha liệt kê ra PH lựa chọn rất ít, chẳng hạn như biểu hiện 13, 17 thì ở mức vừa phải (2.73% - 3.13%) nhưng những biểu hiện còn lại thì tỉ lệ rất ít (0% - 1.56%).
Biểu đồ 1.2.3.1.1b: Ý kiến GV, PH có HS mắc chứng khó đọc về biểu hiện chứng khó đọc
Qua sự đối chiếu giữa 7 biểu hiện GV, PH lựa chọn nhiều nhất có thể thấy có 4 biểu hiện cùng được lựa chọn là 19, 20, 22, 42 và cả 4 biểu hiện này không đề cập đến khả năng đọc nói cung và khả năng đọc hiểu nói riêng. Qua bảng số liệu cùng những biểu hiện tác giả Nguyễn Thị Ly Kha đưa ra về sử dụng ngôn ngữ của HS mắc chứng khó đọc duy chỉ có biểu hiện 12 là sự lựa chọn của GV và PH ở mức vừa phải (3.77% - 4.76%), những biểu hiện còn lại có tỉ lệ rất ít thậm chí là không được chọn (0% - 1.9%). Như vậy theo số liệu trên cho thấy cả GV, PH đều chưa thật sự quan tâm và có cách nhìn nhận đúng đắn HS mắc chứng khó đọc thông qua các biểu hiện về mặt ngôn ngữ nói chung và kĩ năng đọc hiểu nói riêng.
Kết quả thống kê ý kiến về biện pháp rèn luyện:
Bảng 1.2.3.1.2: Ý kiến của GV, PH về việc cần thực hiện giúp HS mắc chứng khó đọc
STT Việc cần thực hiện
GV PH GV đã tập
huấn
GV D PH D
Tần số
Tỉ lệ Tần số
Tỉ lệ Tần số
Tỉ lệ Tần số
Tỉ lệ
Tần số
Tỉ lệ
1 Mở rộng vốn từ 54 12.77 5 6.33 2 14.29 0 0 5 12.5
2 Tăng cường luyện đọc 85 20.09 16 20.25 2 14.29 4 20 7 17.5
3 Đánh giá chuyên biệt hóa 13 3.07 6 7.59 0 0 0 0 3 7.5
4 Trị liệu tâm lí 11 2.6 2 2.53 0 0 0 0 0 0
5 Tăng cường đánh vần 42 9.93 18 22.78 4 28.57 4 20 5 12.5
6 Tăng đọc hiểu và đọc trơn 66 15.6 9 11.39 3 21.43 3 15 5 12.5
7 Sử dụng bài tập chuyên biệt 43 10.17 3 3.8 0 0 3 15 5 12.5
8 Kết hợp dạy đọc và dạy chính tả
70 16.55 14 17.72 3 21.43 3 15 7 17.5 9 Sử dụng phương pháp đa giác
quan
39 9.22 6 7.59 0 0 3 15 3 7.5
Biểu đồ 1.2.3.1.2a: Ý kiến GV, PH về việc cần thực hiện giúp HS mắc chứng khó đọc