Trích nhật kí dạy học

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC XÂY DỰNG BÀI TẬP ĐỌC HIỂU CÓ ỨNG DỤNG CNTT CHO HS LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC (Trang 108 - 116)

Nội dung: Khảo sát khả năng đọc và tri nhận không gian

P.X.A làm quen rất nhanh với các bước khảo sát. H.Q.N khá rụt rè, nhút nhát.

Đ.H.T thường mất tập trung, độ chú ý thấp Kết quả khảo sát buổi đầu tiên:

P.X.A: Thường lần lộn p/q/d/đ, lẫn lộn các cặp vần ua/au, ăng/ăt, hay bỏ sót dấu (tãu  tau, tẳm  tãu,…), đảo ngược vị trí các chữ cái trong tiếng (oam  mao,…).

H.Q.N: Trẻ thường nhầm lẫn b/d/p/q, ô/ơ, u/ư, dấu sắc/dấu huyền, bỏ sót âm cuối (nửi  nử, đuễnh  đễ, mim  mi, mong  mo,…). Trẻ không đọc được các câu/đoạn văn cũng như không viết chính tả được.

Đ.H.T: Trẻ lẫn lộn p/q, ư/u, ă/a, dấu sắc/dấu huyền.

(2) Ngày 6/11/2012

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ từ ngữ với trò chơi “Đám mây muôn màu”, “Đi tìm một nửa”

P.X.A: Em nắm luật chơi và cách thức sử dụng các phương tiện dạy học khá nhanh và thành thạo. Em làm đúng nhưng vẫn còn hơi chậm. Em vẫn nhầm lẫn b/d và khi viết chính tả vẫn nhầm lẫn các vần ưa/au

H.Q.N: Em khá rụt rè và nhút nhát vì vẫn còn xa lạ với TNV. Em chưa nắm được một vài chữ trong bảng chữ cái như t, d, b nên em chưa tham gia được 2 trò chơi cùng các bạn.

Đ.H.T: Em thích thú khi được tham gia các trò chơi bằng CNTT hơn là các bài t6ạp trên giây nhưng sự tập trung của em chưa cao. Em thường xuyên xin đi uống nước trong giờ học. Em thường nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền, b/d, p/q

(3) Ngày 13/11/2012

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ từ ngữ với trò chơi “Bác nông dân tí hon”, “Chăm sóc vườn hoa”

P.X.A: Trẻ xác định tốt các từ có chứa tự vị “b” nhưng vẫn chưa tìm được chính xác các từ điền vào chỗ trống ở trò chơi “Chăm sóc vườn hoa”

H.Q.N: Trẻ tìm đúng các từ có chứa tự vị “b” nhưng không biết viết. Trò chơi

“Chăm sóc vườn hoa” trẻ không chơi được (gặp khó khăn trong đánh vần)

Đ.H.T: Trẻ nhầm lẫn b/d nên xác định nhầm các từ chứa tự vị “b”. Trẻ điền đúng 1/4 từ cần điền vào chỗ trống.

(4) Ngày 16/11/2012

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ từ ngữ với trò chơi “Đám mây muôn màu”, “Đi tìm một nửa”, “Bác nông dân tí hon”

P.X.A: Thường xuyên nhầm lẫn trái/phải khi tham gia các trò chơi vận động. Em hứng thú khi tham gia các trò chơi. Tuy nhiên em vẫn lẫn lộn khi đọc và viết chính tả (bướm  bướn, dừa  dàu)

H.Q.N: Khá rụt rè và sợ lãi khi tiếp xúc với GV nhưng em vẫn cố gắng hợp tác tích cực. Em chỉ biết đọc tên tranh mà không biết viết. Em chỉ viết được chữ “bò, bé”, và chỉ ghép được các tự vị khi có sự hướng dẫn của GV

Đ.H.T: Em thường xuyên xin đi vệ sinh, uống nước. Thường xuyên lẫn lộn dấu sắc/dấu huyền cả khi đọc và viết

(5) Ngày 19/11/2012

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ từ ngữ với trò chơi “Đi tìm một nửa”, “Bác nông dân tí hon”, “Chăm sóc vườn hoa”

P.X.A: Dễ mất tập trung khi có các bạn xung quanh qua lại. Em vẫn nhầm lẫn cặp vần ua/au, âu/uâ khi đọc và viết. Em tìm tiếng chứa vần khá tốt. Tuy nhiên chưa điền được từ vào chỗ trống cho có nghĩa (trò chơi “Chăm sóc vườn hoa”) và em chưa biết phân biệt cách sử dụng iêu/yêu.

H.Q.N: Em không biết viết nhưng khi GV hướng dẫn thì em làm theo khá tốt mặc dù khả năng ghi nhớ còn kém. Em vẫn thường nhầm lẫn b/d/p/q và các cặp vần ưa/ua, âu/uâ

Đ.H.T: Thường xuyên mất tập trung, vẫn nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền. Em tìm tiếng chừa vần và tách/ghép âm vị khá tốt

(6) Ngày 27/11/2012

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ câu với trò chơi “Đãi cát tìm vàng”, “Mảnh ghép diệu kì”

P.X.A: Em chơi trò chơi “Đãi cát tìm vàng” khá tốt nhưng trò chơi“Mảnh ghép diệu kì” vẫn gây khó khăn cho em trong quá trình ghép các tiếng thành câu có nghĩa

H.Q.N: Em không biết viết vần “ai” và vẫn chưa chơi được trrò chơi “Mảnh ghép diệu kì”

Đ.H.T: Em hứng thú với các trò chơi nhưng độ tập trung vẫn còn rất kém. Em vẫn thường xuyên nhầm lẫn trái/phải khi tri nhận không gian, dấu sắc/dấu huyền và thường bỏ sót các dấu phụ như ưaua, ưu  uu

(7) Ngày 30/11/2012

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ câu với trò chơi “Đãi cát tìm vàng”, “Hái sao đêm trăng”

P.X.A: Em vẫn thường nhầm lẫn trái/phải và gặp lung túng khi kết hợp chân+tay trong trò chơi vận động. Em chỉ ghép được 1 câu trong trò chơi “Hái sao đêm trăng”

H.Q.N: (vắng)

Đ.H.T: Em vẫn thường nhầm lẫn trái/phải cả trong vận động và trong xác định chiều hướng các con vật. Em thường nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền (chó  chò, bè  bé, mèo méo), hay bỏ sót dấu phụ, chữ cái trong tiếng (bừa bùa, bàn bà, chân hân)

(8) Ngày 07/12/2012

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ câu với trò chơi “ Đãi cát tìm vàng”, “Mảnh ghép diệu kì”, “Hái sao đêm trăng”

P.X.A: Xác định trái/phải khá tốt nhưng vẫn nhầm lẫn d/đ. Em đã tiến bộ hơn trong việc sắp xếp các từ tạo thành câu có nghĩa

H.Q.N: (vắng)

Đ.H.T: Em tiến bộ hơn khi xác định trái/phải bằng tay hoặc chân nhưng khi kết hợp cả tay và chân thì em vẫn bối rối và thường xuyên nhầm. Em đã tiến bộ hơn trong trò chơi “Mảnh ghép diệu kì”. Ở trò chơi “Hái sao đêm trăng” em đã ghép được 2 câu có nghĩa từ những tiếng cho sẵn

(9) Ngày 13/12/2012

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở đoạn, bài với trò chơi “Thám tử nhí”

P.X.A: Tốc độ đọc lưu loát khá chậm và thường xuyên nhầm lẫn các cặp vần eo/oe, an/au, b/đ. Trẻ chưa trả lời được câu hỏi đọc hiểu vì không nhớ được nội dung truyện

H.Q.N: Trẻ không đọc được ngữ liệu trong trò chơi nên em được hướng dẫn ôn luyện riêng các vần, từ, câu

Đ.H.T: Trẻ đánh vần khi đọc và hầu như nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền, b/d, lẫn lộn trật tự các chữ cái trong tiếng.

(10) Ngày 18/12/2012

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn, bài với trò chơi “Đoàn tàu tốc hành”

P.X.A: Trẻ sắp xếp được các ý đúng theo trình tự nội dung bài nhưng vẫn không trả lời được các câu hỏi đọc hiểu. Trẻ vẫn thường xuyên nhầm lẫn b/d, ua/au, êu/uê

H.Q.N: Trẻ vẫn chưa đọc được ngữ liệu trong trò chơi nên vẫn tiếp tục ôn luyện riêng các vần, từ, câu

Đ.H.T: Trẻ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, mất tập trung và thường xuyên xin đi vệ sinh. Trẻ thường xuyên nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền, êu/uê

(11) Ngày 20/12/2012

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ câu và cấp độ đoạn, bài với trò chơi “Hái sao đêm trăng” và “Giăng câu”

P.X.A: Tốc độ đọc lưu loát đã tiến bộ hơn nhưng vẫn nhầm lẫn các cặp vần iu/ui H.Q.N: Trẻ đã bắt đầu tiếp xúc với các ngữ liệu, bắt đầu đánh vần để đọc các ngữ liệu mặc dù tốc độ còn rất chậm. Trẻ thường xuyên nhầm lẫn b/d, ep/êp,dấu sắc/dấu huyền.

Đ.H.T: (Vắng)

(12) Ngày 27/12/2012

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn, bài với trò chơi “Thám tử nhí”, “Vương quốc tí hon”

P.X.A: Khả năng tập trung, chú ý có phần bị giảm sút bởi môi trường xung quanh.

Trẻ hứng thú đọc các ngữ liệu và trò chơi kính lúp tìm câu trả lời phù hợp nội dung câu hỏi. Trẻ đã trả lời được 2/4 câu hỏi về nội dung bài

H.Q.N: Trẻ đánh vần khá chậm và dễ mệt mỏi nhưng khi được khuyến khích và chơi các trò chơi vận động trẻ lại tiếp tục đánh vần. Đền thời điểm này trẻ vẫn chưa có khả năng đọc hiểu đoạn văn.

Đ.H.T: Tốc độ đọc lưu loát có tiến bộ hơn nhưng vẫn dễ bị mất tập trung bởi môi trường xung quanh. Trẻ đã trả lời được 1 /4 câu hỏi. Trẻ rất hứng thú với trò chơi kính lúp tìm câu trả lời phù hợp nội dung câu hỏi

(13) Ngày 03/01/2013

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn, bài với trò chơi “Đoàn tàu tốc hành”, “Họa sĩ nhí”

P.X.A: Tốc độ đọc lưu loát đã tiến bộ hơn tuy nhiên trẻ vẫn hay nhầm lẫn b/đ, n/m H.Q.N: Trẻ vẫn còn đánh vần nhưng tốc độ đã nhanh hơn. Trẻ vẫn nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền, bỏ sót dấu ươ/uo, iêp/iep

Đ.H.T: Tốc độ đọc lưu loát mặc dù có tiến bộ nhưng vẫn còn khá chậm. Trẻ vẫn thường xuyên nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền, p/qu

(14) Ngày 10/01/2013

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn, bài với trò chơi “Giăng câu”

P.X.A: (Vắng)

H.Q.N: Trẻ vẫn đánh vần khi đọc nhưng quá trình đánh vần đã nhanh hơn. Trẻ tar3 lời được 1 /4 câu hỏi về nội dung bài đọc và vẫn thường xuyên nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền, u/n

Đ.H.T: (Phải hoàn thành bài trong lớp) (15) Ngày 23/01/2013

Nội dung: Khảo sát khả năng tri nhận không gian và khả năng đọc

P.X.A: Tốc độ tri nhận không gian cũng như tốc độ đọc lưu loát và đọc hiểu có sự tiến bộ hơn so với 2 em còn lại. Khả năng giải mã ngày càng được cải thiện và tốc độ đọc hiểu càng được nâng cao (32 tiếng/phút). Chính vì thế khả năng đọc hiểu của em cũng có sự thay đổi so với trước khi thực nghiệm (đúng 3/5 câu hỏi). Nhưng em vẫn còn mắc một vài lỗi nhỏ: vẫn còn lẫn lộn p/q, và quên dấu thanh (kéo  keo,…)

H.Q.N: Em từ một HS ngại ngùng trong giao tiếp, không hợp tác trong quá trình khảo sát cũng như thời gian đầu khi thực nghiệm nay em đã tiến bộ hơn rất nhiều. Tốc độ tri nhận không gian của em đã được cải thiện hơn (sau khi thực nghiệm đợt 1 em nhận diện đúng 7 lần/phút) và bên cạnh đó tốc độ đọc của em tiến bộ vượt bậc so với trước khi thực nghiệm (tốc độ đọc chữ cái của em đã tăng lên 37 chữ/phút). Khả năng giải mã tiếng/từ của em đang ngày càng cải thiện và chính vì vậy khả năng đọc lưu loát của em đã tốt hơn so với ban đầu trước khi thực nghiệm. Chính khả năng đọc lưu loát được cải thiện mà khả năng đọc hiểu của HS cũng tiến bộ hơn (đúng 1/5 câu hỏi). Tuy nhiên H.Q.N vẫn còn mắc một vài lỗi như vẫn thường xuyên bỏ dấu hoặc dấu thanh ( vễ  vẽ, hoăm  hoam, chang  chán,…), bỏ sót/thêm các vị tự (lứ  lứa, ghìa  nìa, bút  út,…), vẫn còn nhầm lẫn p/q và tri nhận không gian (quê  phe, trái  tría), lẫn lộn ưi/ưa (dưi  dưa, đửi  đửa, nửi  nửa,…).

Đ.H.T: Em đã có tiến bộ trong việc tri nhận không gian cũng như tốc độ đọc chữ cái (nhận diện đúng 14 lần/phút và đọc đúng 34 chữ cái/phút) tuy nhiên tốc độ giải mã từ cũng như khả năng đọc lưu loát của em vẫn chưa có sự tiến bộ rõ rệt (tốc độ đọc từ 6 từ/phút và tốc độ đọc hiểu 11 tiếng/phút). Tuy nhiên khả năng đọc hiểu vẫn có sự tiến bộ (đúng 1/5 câu hỏi). Bên cạnh những tiến bộ đạt được sau đợt thực nghiệm đợt 1 Đ.H.T vẫn còn mắc 1 vài lỗi sau: nhầm lẫn trái phải (lứ  lừ, súm  sùm, nắng  nằng, trái  trài,…), nhầm lẫn b/d/p/q (phua  qua, đùa  bùa, bỏ dấu thanh/vị tự (khoam  am, sươi  ươi, trong  tro, ngàn  án, đời  dời,…).

(16) Ngày 29/01/2013

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn, bài với trò chơi “Mê cung huyền bí”

P.X.A: HS tỏ ra hào hứng khi lâu ngày không được sử dụng phương tiện dạy học là máy tính. Trẻ vẫn nhầm lẫn

H.Q.N:

Đ.H.T:

(17) Ngày 31/01/2013

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn, bài với trò chơi “Vương quốc tí hon”, “Họa sĩ nhí”

P.X.A: Việc phân biệt các chữ dễ nhầm như b/d p/q có lúc trẻ làm tốt, nhưng có lúc lại tỏ ra bối rối, chưa ổn định

H.Q.N: Lúc đầu còn ngại tiếp xúc với các trò chơi mới nhưng khi hiểu được cách chơi trẻ tỏ ra hứng thú và muốn tự mình điều khiển. Trẻ vẫn đánh vần khi đọc và nhầm lẫn các cặp vần n/u, ui/iu

Đ.H.T: Khả năng tập trung, chú ý vẫn còn thấp. Khi đọc thường xuyên nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền, bỏ sót dấu d/đ, ư/u

(18) Ngày 21/02/2013

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn, bài với trò chơi “Đỏ - vàng - xanh”, “Trúc xanh”

P.X.A: Trẻ đọc khá tốt nhưng vẫn hay sai các phụ âm đầu kh ch, th tr, vẫn sai hoặc quên bỏ dấu

H.Q.N: Bé đã tự viết được tên của mình. Bé đã mạnh dạn tự đọc mặc dù vẫn thường xuyên đánh vần và nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền, bỏ sót vần ươ ơ, bỏ sót dấu ươ/ưo, uô/ươ

Đ.H.T: Trẻ đọc vẫn nhầm dấu sắc/dấu huyền, ít tập trung, lẫn lộn b/đ, d/đ (19) Ngày 26/02/2013

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn, bài với trò chơi “Đỏ - vàng - xanh”, “Trúc xanh”

P.X.A: Thỉnh thoảng nhầm lẫn trái/phải (bê đê, cá  cà,…)

H.Q.N: Đã có thể làm bài tập theo kịp 2 bạn còn lại. Trẻ vẫn nhầm lẫn â/ă, m/n Đ.H.T: Nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền đã giảm bớt nhưng trẻ vẫn hay quên bỏ dấu (suối  suôi, bê be,…), nhầm lẫn b/đ, m/n

(20) Ngày 28/02/2013

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ câu và cấp độ đoạn, bài với trò chơi

“Thám tử nhí”

P.X.A: (Vắng)

H.Q.N: Trẻ đã thuần thục cách chơi và tỏ ra hứng thú khi tham gia. Trẻ vẫn nhầm lẫn b/d, bỏ sót dấu ươu/uou, ưu/u

Đ.H.T: Vẫn còn nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền (21) Ngày 05/03/2013

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ câu và cấp độ đoạn, bài với trò chơi

“Đoàn tàu tốc hành”, “Vương quốc tí hon”

P.X.A: Đọc khá tốt thỉnh thoảng vẫn nhầm lẫn các cặp vần im/mi, ip/pi

H.Q.N: Trẻ đọc lưu loát mà không cần đánh vần nữa. Thỉnh thoảng trẻ vẫn nhầm lẫn b/d, dấu sác/dấu huyền

Đ.H.T: Trẻ vẫn chưa thật sự tập trung với các bài đọc nhưng khi tham gia trò chơi thì trẻ hào hứng. Trẻ vẫn thỉnh thoảng nhầm lẫn dáu sắc/dấu huyền, b/đ

(22) Ngày 12/03/2013

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn, bài với trò chơi “Họa sĩ nhí”,

“Đỏ - vàng - xanh”

P.X.A: Đọc khá tốt và trả lời được tất cả các câu hỏi về bài đọc

H.Q.N: Trẻ đã đọc lưu loát không còn đánh vần nhưng tốc độ vẫn còn hơi chậm.

Khả năng ghi nhớ của trẻ cũng được cải thiện và trẻ đó trả lời được ắ cõu hỏi trong bài đọc hiểu.

Đ.H.T: Trẻ chỉ tập trung đọc được nửa bài lại bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Trẻ vẫn nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền và chỉ trả lời được ẵ cõu hỏi trong bài đọc.

(23) Ngày 14/03/2013

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn, bài với trò chơi “Trúc xanh”

P.X.A: Khả năng ghi nhớ khá tốt, thình thoảng vẫn nhầm lẫn các cặp vần âu/ân, đảo lộn thứ tự chữ cái trong tiếng như mặt/tặm và trả lời đúng 3/4 câu hỏi

H.Q.N: Khả năng ghi nhớ có tiến bộ nhiều, thỉnh thoảng vẫn nhầm lẫn b/d, và trả lời đúng 3/4 câu hỏi

Đ.H.T: (Vắng)

(24) Ngày 26/03/2013

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn, bài với trò chơi “Giăng câu”, “Vương quốc tí hon”

P.X.A: Khả năng đọc lưu loát tiến bộ nhiều và trả lời đúng tất cả các câu hỏi

H.Q.N: Tốc độ đọc lưu loát đã nhanh dần lên và khả năng đọc hiểu cũng tiến bộ (đúng 3/4 câu hỏi)

Đ.H.T: Khả năng đọc lưu loát có tiến bộ nhưng chưa nhiều bằng 2 bạn. Thỉnh thoảng vẫn nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền. Khả năng đọc hiểu có tiến bộ (đúng 3/4 câu hỏi)

(25) Ngày 04/04/2013

Nội dung: Thực nghiệm bài tập đọc hiểu ở cấp độ từ ngữ với trò chơi “Họa sĩ nhí”, “Đỏ - vàng - xanh”, “Trúc xanh”

P.X.A: Khả năng đọc lưu loát tiến bộ nhiều và trả lời đúng tất cả các câu hỏi H.Q.N: Thỉnh thoảng vẫn nhầm lẫn b/d và trả lời đúng tất cả các câu hỏi

Đ.H.T: Không còn tình trạnh nhầm lẫn thường xuyên b/d, đảo lộn trật tự chữ cái trong tiếng nữa nhưng vẫn thỉnh thoảng nhầm lẫn dấu sắc/dấu huyền. Khả năng đọc hiểu có tiến bộ (đúng 3/4 câu hỏi)

(26) Ngày 10/04/2013

Nội dung: Khảo sát khả năng tri nhận không gian và khả năng đọc cuối đợt thực nghiệm

P.X.A: trẻ duy trì và phát huy tính năng động, mạnh dạn và luôn tỏ ra hứng thú khi tham gia các bài tập, trò chơi đọc hiểu. Mặc dù mức tập trung của trẻ vẫn chưa được cải thiện (thường xuyên xin đi uống nước, vê sinh,…) nhưng khi được khuyến khích tham gia thì trẻ vẫn hợp tác rất tốt. Em đã có sự tiến bộ không chỉ trong tri nhận không gian (12 lần đúng/phút) mà tốc độ đọc từ cũng như tốc độ đọc hiểu của em ngày càng được nâng cao (tốc độ đọc hiểu 50 tiếng/phút và đúng 3/5 câu hỏi). Bên cạnh đó trẻ vẫn còn mắc những lỗi như sai/không bỏ dấu (hẽ  hè, phóng  phong,…), bỏ bớt âm vị (trồng

 trồ, mong  mo,…) nhưng tỉ lệ nhầm lẫn này đã giảm bớt.

H.Q.N: Trẻ không còn tỏ ra rụt rè, nhút nhát mà đã mạnh dạn hơn cả trong giao tiếp lẫn trong quá trình học đọc (trẻ tự tin đọc to bài văn dù còn mắc nhiều lỗi sai) tuy nhiên trẻ chưa quen với việc tương tác vói máy tính nên GV mất thời gian ở phần hướng dẫn trẻ. Trẻ ngày càng tiến bộ hơn cả trong việc tri nhận không gian lẫn trong khả năng đọc hiểu. Từ 1 HS chỉ đọc được bảng chữ cái bây giờ trẻ đã tiến bộ hơn không chỉ trong việc giải mã (đọc từ rỗng/đơn, phức) mà cả trong đọc hiểu (đọc đúng 27 tiếng/phút và đúng 2/5 câu hỏi). Tuy nhiên trẻ vẫn hay sai dấu thanh (hẽ  hè, khẽ  khẹ, ra  rà,…)

Đ.H.T: Khả năng tập trung của em vẫn chưa được cải thiện. Em hứng thú tích cực tham gia với các trò chơi hơn là bài tập và vẫn còn né tránh và thường xuyên mất tập trung khi luyện đọc hiểu đối với các đoạn văn (thường là những truyện kể). Chính vì vậy sự tiến bộ của em chưa rõ và cao bằng 2 bạn còn lại trong nhóm thực nghiệm. Trẻ vẫn còn nhầm lẫn trái/phải khi tri nhận không gian, p/q, dấu sắc/huyền (ngàn  gám, kì  lí,…), bỏ bớt âm vị (vui  vu) nhưng tỉ lệ nhầm lẫn/sai đã giảm so với đợt 1.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC XÂY DỰNG BÀI TẬP ĐỌC HIỂU CÓ ỨNG DỤNG CNTT CHO HS LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC (Trang 108 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)