NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. CHỌN MẪU THỰC NGHIỆM
3.1.1. Phương pháp chọn mẫu 3.1.1.1. Công cụ khảo sát, đánh giá
Việc xác định HS mắc chứng khó đọc được dựa theo:
Bảng 44 triệu chứng của Hiệp hội chứng khó đọc Úc (2010);
Các bài kiểm tra đánh giá khả năng ngôn ngữ gồm: bài đánh giá tri nhận không gian; đọc chữ cái; đọc từ rỗng; đọc từ đơn, phức; đọc lưu loát và đọc hiểu. Các ngữ liệu đọc hiểu không có sự trùng lặp qua các đợt khảo sát: Trước thực nghiệm sử dụng 3 ngữ liệu đọc hiểu khác nhau (Nhà Trà y như nhà Trứ; Cả nhà Trứ mê nghề y ; Sở thú), sau mỗi đợt thực nghiệm sử dụng các ngữ liệu không trùng lắp ngữ liệu trước thực nghiệm (đợt 1 sử dụng bài Bồ Nông và Sẻ Đồng, đợt 2 sử dụng bài Người bạn tốt);
Ý kiến của bác sĩ âm ngữ trị liệu, GV có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục HS mắc chứng khó đọc, GV, PH.
3.1.1.2. Phương pháp khảo sát
Để loại trừ bớt những sai số và nhầm lẫn khi xác định, tôi đã tiến hành khảo sát 3 lần trước khi quyết định chọn ra đối tượng HS, mỗi đợt khảo sát cách nhau 1 tuần. Khi khảo sát nhận diện HS mắc chứng khó đọc đã loại trừ trường hợp HS bình thường trong giai đoạn đầu gặp khó khăn về mặt ngôn ngữ đồng thời cũng loại trừ trường hợp HS có kết quả đọc kém, nhưng không phải là HS mắc chứng khó đọc (chẳng hạn HS C.C.H có kết quả đọc kém đồng thời chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ nên không phải là đối tượng của đề tài này).
3.1.1.3. Nội dung khảo sát, đánh giá
Quá trình khảo sát, đánh giá được thực hiện với các nội dung sau:
Các đặc điểm tâm sinh lí, ngôn ngữ, vận động,… (theo 44 triệu chứng)
Khả năng tri nhận không gian: Theo các nghiên cứu của Nguyễn Thị Ly Kha, Phạm Hải Lê (2013b); Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Bùi Thị Thành, Trần Thị Tố Trinh
(2013) đã chỉ ra rằng khả năng tri nhận không gian có mối quan hệ mật thiết với khả năng đọc của HS và chúng có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau. Khả năng tri nhận không gian của HS càng tốt thì khả năng đọc càng được cải thiện và ngược lại.
Khả năng đọc trôi chảy, đọc đúng chữ cái, từ, câu, đoạn; khả năng đọc hiểu.
Khả năng chính tả.
3.1.1.4. Kết quả khảo sát, đánh giá
Bảng 3.1.1.4.1: Thống kê tốc độ đọc lưu loát các nhóm nghiên cứu trước thực nghiệm
HS
Tốc độ TNKG (số lần đúng/60s)
Tốc độ đọc chữ cái (cc/60s)
Tốc độ đọc từ
rỗng (từ/60s)
Tốc độ đọc từ đơn,phức
(từ/60s)
Tốc độ đọc lưu
loát (tiếng/60s)
Số câu trả lời đúng/5
câu Nhóm
thực nghiệm
P.X.A 6 28 5 8 10 1
H.Q.N 3 17 2 2 0 0
Đ.H.T 7 26 3 6 9 0
Nhóm đối chứng
Â.T.P.N 5 33 3 4 3 0
N.H.X.T 7 25 3 6 6 0
L.T 7 38 7 12 16 1
Nhóm bình thường
Đ.N.H 13 35 15 34 60 2
Đ.B.H 11 51 2 37 26 2
N.H.M.T 13 43 5 11 27 3
Tốc độ được tính theo: (số lần tri nhận /đọc đúng: thời gian tri nhận/đọc) x 60
Biều đồ 3.1.1.4.1: Tốc độ đọc lưu loát của các nhóm nghiên cứu trước khi thực nghiệm
Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy tốc độ đọc lưu loát của 2 nhóm thực nghiệm, đối chứng tương đương nhau và có sự chênh lệch cách biệt so với nhóm HS bình thường. Sự nhầm lẫn trong tri nhận không gian ảnh hưởng đến tốc độ đọc lưu loát vì khi nhầm lẫn trong tri nhận không gian sẽ dẫn đến đọc sai các tiếng/từ trong ngữ liệu và điều đó được minh chứng qua tốc độ tri nhận không gian của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau (dưới 8 lần/60 giây) khá thấp và có sự chênh lệch cách biệt so với nhóm HS bình thường (trên 11 lần/60 giây); tốc độ đọc từ của HS 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng vẫn còn kém và chênh lệch khá cao so với nhóm HS bình thường (độ chênh lệch từ 4 – 21 tiếng/phút) vì vậy tốc độ đọc lưu loát vẫn nằm ở mức trung bình (khoảng 7 tiếng/phút và thấp hơn nhóm HS bình thường (30 tiếng/phút). Khả năng giải mã của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng còn kém nên khả năng đọc lưu loát không cao dẫn đến khả năng đọc hiểu không đạt được kết quả minh chứng là 4/6 HS không trả lời được câu hỏi liên quan đến bài đọc.
Ngữ liệu đọc hiểu và câu hỏi:
B1. Nhà Trà y như nhà Trứ
Nhà Trà ở thị xã, kề nhà trẻ y nhƣ nhà Trứ. Mẹ Trứ là y tá nhà trẻ. Trứ và Trà đi nhà trẻ.
Nhà trẻ có cô, có chú, có mẹ và có cả bà.
Hỏi: 1. Hãy nêu tên của 2 bạn đƣợc nhắc đến trong bài đọc.
2. Nhà bạn Trà ở đâu?
3. Mẹ bạn Trứ làm gì?
4. Trứ và Trà đi đâu?
B2. Cả nhà Trứ mê nghề y
Nhà Trứ có bố là nha sĩ, mẹ là y tá, dì là hộ lí. Bà kể từ nhỏ mẹ Trứ và dì Trà đã mê nghề y.
Mẹ và dì khi thì ở nhà trẻ, khi thì ra y tế xã. Trứ mê nghề y, Trứ sẽ là y sĩ.
Hỏi: 1. Bố Trứ làm gì ? Mẹ Trứ làm nghề gì ? Dì Trứ làm gì ? 2. Bà kể hồi nhỏ mẹ và dì của Trứ mê nghề gì?
3. Trứ thích nghề gì ?
4. Bạn ấy dự định lớn lên sẽ làm gì?
B3: Sở thú
Trƣa qua, khi trú mƣa, chị Hải nói sẽ đƣa Mai đi sở thú. Chị kể sở thú có chó sói, voi, rùa, kì đà, khỉ,... Chị nói chị sẽ mua mía cho chú voi. Nghe chị nói, Mai mê đi sở thú quá.
Hỏi: 1. Khi trú mƣa, chị Hải nói điều gì?
2. Chị kể sở thú có những gì?
3. Chị sẽ mua mía cho ai?
4. Nghe chị nói, Mai nhƣ thế nào?
Bảng 3.1.1.4.2: Khả năng đọc hiểu của các nhóm nghiên cứu trước khi thực nghiệm
(0) : trả lời sai; (1): trả lời đúng; (2): không trả lời.
Qua bảng trên có thể thấy kết quả khả năng đọc hiểu của HS nhóm thực nghiệm và đối chứng còn yếu (2 HS trả lời được 1 câu hỏi về tái hiện nội dung văn bản) hoặc chưa có khả năng đọc hiểu (4 HS không trả lời được câu hỏi nào về nội dung bài đọc hiểu).
Kết quả khả năng đọc hiểu của nhóm thực nghiệm tương đương nhóm đối chứng và có sự cách biệt đối với nhóm HS bình thường (2 - 3 câu hỏi).
3.1.2. Mô tả mẫu
Cả 6 HS đều được chẩn đoán mắc chứng khó đọc, đều có từ 15 đến 25 biểu hiện trong tổng số 44 triệu chứng. Về mặt tâm lí, HS ngại tiếp xúc với người lạ. Về trí tuệ, đã đọc được các vần, đếm được số từ 1 đến 10 và chưa có khả năng trả lời câu hỏi dưới dạng đọc hiểu. Về mặt tính toán, còn phụ thuộc vào ngón tay. Qua 3 đợt khảo sát (được tiến hành vào tháng 10/2012) về 6 HS này cùng nhóm HS bình thường, nhận thấy:
Cả 6 HS lẫn lộn giữa các chữ cái. Khi đọc thường đảo, bỏ sót hoặc lẫn lộn, thêm, thay thế từ, chữ. Trong quá trình đánh vần và đọc trơn thường đảo âm tiết, lẫn lộn trái phải, trên dưới, phát âm chậm. Cả 6 HS đều đã được học qua lớp Mẫu giáo và hiện có người dạy kèm ở nhà (gia sư, cha me, người thân,…) nhưng khả năng đọc lưu loát rất kém hoặc chưa có; khả năng đọc hiểu hoàn toàn chưa có (không nắm và ghi nhớ được nội dung các câu vừa đọc và không thể liên kết nội dung các các câu để trả lời câu hỏi);
thường xin đi uống nước hoặc nghỉ giải lao để tránh làm việc; dễ bị phân tâm bởi môi trường xung quanh; thường mệt mỏi khi phải tập trung thực hiện một việc quá lâu.
Đọc hiểu
Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 Câu hỏi 4 Nhóm
thực nghiệm
P.X.A (1) (2) (2) (2)
H.Q.N (2) (2) (2) (2)
Đ.H.T (0) (2) (2) (2)
Nhóm đối chứng
Â.T.P.
N
(2) (2) (2) (2)
N.H.X.
T
(2) (2) (2) (2)
L.T (1) (2) (2) (2)
Nhóm bình thường
Đ.N.H (1) (1) (0) (2)
Đ.B.H (1) (1) (2) (2)
N.H.M.
T
(1) (1) (1) (2)
Bên cạnh những lỗi sai thường thấy của HS lớp 1, 6 HS thường nhầm lẫn các lỗi trong quá trình đọc trơn như b/d/p/q, ă/â, dấu sắc/dấu huyền; khi đọc thường đảo vị trí, thứ tự hoặc bỏ sót các chữ cái úp ú, ít i, nửi nử (bỏ sót chữ cái), ba qua, dé da
bé ba (lẫn lộn b/d/p/q), oam mao, lứ lù,…; không nhất quán giữa đánh vần và đọc trơn (khiệc kh+ iêc=khẹt, hươn h+ươn=hướt, vem v+êm= vem), không nhận diện được phần vần, thêm/bỏ sót những phụ âm đầu trong các tiếng, bỏ/sai dấu thanh và những lỗi trên đã ảnh hưởng đến khả năng đọc lưu loát (đọc sai các tiếng trong bài đọc) từ đó dẫn đến việc không nắm được ý nghĩa của bài.
3.1.2.1. Mẫu chọn thực nghiệm
Trường hợp 1: P.X.A: Đã được học qua lớp Mẫu giáo và hiện ở nhà được mẹ kèm học. Học lực giữa HKI là trung bình. Thường lẫn lộn p/q/d/đ, lẫn lộn các cặp vần ua/au, ăng/ăt, hay bỏ sót dấu (tãu tau, tẳm tãu, đửi dủ,…), đảo ngược vị trí các chữ cái trong tiếng (oam mao,…). Khả năng đọc lưu loát kém và chưa có kĩ năng đọc hiểu.
Trường hợp 2: H.Q.N: Đã được học qua lớp Mẫu giáo. Học lực giữa HKI là trung bình. Thường nhầm lẫn b/d/p/q, ô/ơ, u/ư, dấu sắc/dấu huyền, bỏ sót âm cuối (nửi nử, đuễnh đễ, mim mi, mong mo,…), không đọc được các câu/đoạn văn, không biết viết chính tả.
Trường hợp 3: Đ.H.T: Đã được học qua lớp Mẫu giáo và hiện ở nhà được anh trai kèm học, thường bị bệnh và ở lại lớp 1 năm học. Năm học 2011-2012 nằm trong nhóm đối chứng HS mắc chứng khó đọc. Thường lẫn lộn p/q, ư/u, ă/a, dấu sắc/dấu huyền; lẫn tránh khi gặp các đoạn văn và yêu cầu đọc trơn.
3.1.2.2. Mẫu chọn đối chứng
Trường hợp 1: Â.T.P.N: Đã được học qua lớp Mẫu giáo và có học lực trung bình.
Thường nhầm lẫn p/q, ư/u, thường bỏ sót các phụ âm cuối (sếnh sế, tãu tã, tẳm tẳ, học ho, thầy thầ,…), không thống nhất giữa đánh vần và đọc trơn (đìm m+i), chưa biết đọc và viết chính tả
Trường hợp 2: N.H.X.T: Đã được học qua lớp Mẫu giáo và có học lực trung bình.
Hiện ở nhà được mẹ và chị hai kèm học. Thường lẫn lộn p/q/d/b, g/d, dấu sắc/huyền, bỏ
bớt phụ âm cuối (đìm đì, súm sú, kỉm kỉ,…), không thống nhất giữa đánh vần và đọc trơn (khiệc kh+iêc=khẹt, vêm v+êm= vem, hươn h+ươn=hướt,…)
Trường hợp 3: L.T: Đã được học qua lớp Mẫu giáo và có học lực khá. Hiện được bà nội kèm học. Thường nhầm lẫn p/q/ph, n/m, a/ă, sai phần vần/âm đệm (đửi đỉ, nửi