NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.2. CÁC BÀI TẬP ĐỌC HIỂU ĐƢỢC XÂY DỰNG
Bài tập được xây dựng vừa dưới dạng thông thường vừa dưới dạng các trò chơi với sự kết hợp giữa hình ảnh, âm thanh,… nhằm khơi gợi sự hứng thú, tò mò ở HS như trải nghiệm trở thành 1 thám tử nhí đi tìm kho báu hay trở thành bác lái xe lửa,… Ở mỗi bài tập - trò chơi nếu làm đúng thì có 1 phần thưởng nho nhỏ như là một bông hoa, một vé thông hành hay đơn giản là một tràng pháo tay,… nhằm tạo thêm hứng thú khi tham gia quá trình thực nghiệm. Bài tập đọc hiểu được chia làm 3 dạng với các bài tập - trò chơi được thống kê ở bảng sau:
Bài tập đọc hiểu ở cấp độ từ ngữ
Bài tập đọc hiểu ở cấp độ câu
Bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn, bài 1. Đám mây muôn màu
2. Đi tìm một nửa 3. Lạc vào mê cung 4. Chăm sóc vườn hoa 5. Bác nông dân tí hon
1. Đãi cát tìm vàng 2. Mảnh ghép diệu kì 3. Hái sao đêm trăng
1. Thám tử nhí 2. Đoàn tàu tốc hành 3. Giăng câu
4. Vương quốc tí hon 5. Họa sĩ nhí
6. Mê cung huyền bí 7. Đỏ - vàng - xanh 8. Trúc xanh
2.2.1. Bài tập đọc hiểu ở cấp độ từ ngữ
Bài tập đọc hiểu ở cấp độ từ ngữ là những bài tập rèn luyện kĩ năng đọc trơn các từ ngữ và từ đó hiểu được nghĩa thông qua lời mô tả, tranh ảnh hoặc vật thật. Bài tập được thiết kế với 5 trò chơi với nhiều nội dung và hình thức khác nhau dựa trên những nhóm lỗi HS hay mắc phải (nhầm lẫn b/d, p/q, dấu sắc/dấu huyền,tím/mít…). Tên trò chơi được đặt tạo sự thân thiện và gần gũi với HS như: Đám mây muôn màu; Đi tìm một nửa; Lạc
vào mê cung; Chăm sóc vườn hoa; Bác nông dân tí hon. Đi cùng hệ thống trò chơi là những thiết kế các hoạt động dạy học được đính kèm ở phụ lục.
2.2.1.1. Trò chơi “Đám mây muôn màu”5
Mục đích: HS ghép các tự vị thành từ ngữ phù hợp và hiểu nghĩa từ vừa ghép Yêu cầu: Ghép đúng các tự vị và đọc đúng chữ vừa ghép: quả bưởi, ngón tay,…
Cách tiến hành:
Bước 1: Học sinh quan sát tranh
Bước 2: Học sinh ghép các tự vị tạo thành từ ngữ ngữ đúng với yêu cầu bài tập Bước 3: Học sinh đọc to từ vừa ghép và viết chính tả
2.2.1.2. Trò chơi “Đi tìm một nửa”
Mục đích: HS phân biệt được các tự vị dễ nhầm lẫn như b/d, p/q hoặc vị trí các vần tím/mít, nắng/ngắn và hiểu nghĩa các từ
Yêu cầu: - Tìm đúng từ phù hợp với bức tranh - Đọc đúng các từ vừa tìm
Cách tiến hành:
Bước 1: HS đọc to các từ đã cho và quan sát bức tranh
5 Phần nội dung ngôn ngữ do Nguyễn Thị Ly Kha & Phạm Hải Lê 2013 xây dựng (tư liệu cá nhân).
Bước 2: HS tìm từ phù hợp với bức tranh đã cho: quả mít, màu tím, quả bầu,…
Bước 3: HS đánh vần từ vừa tìm được
Bước 4: HS cùng bàn luận xung quanh đề tài là các từ vừa tìm được
2.2.1.3. Trò chơi “Lạc vào mê cung”
Mục đích:HS hiểu nghĩa các từ
Yêu cầu: - Tìm đúng các từ có nghĩa: quả dâu, bò, dê, đẹp, bác sĩ, trái cà,…
- Đọc đúng các từ vừa tìm Cách tiến hành:
Bước 1: HS tìm và tô màu những từ đã bị lẫn lộn theo hàng ngang, dọc, chéo Bước 2: HS viết lại những từ vừa tìm được
Bước 3: HS đọc to những từ vừa viết
Bước 4: HS cùng bàn luận xung quanh đề tài là các từ vừa tìm được
2.2.1.4. Trò chơi “Chăm sóc vườn hoa”6
Mục đích: HS điền vào chỗ trống tạo thành từ có nghĩa
Yêu cầu: - Tìm đúng tiếng điền vào chỗ trống: tưới cây, về xuôi, cái đuôi,...
- Đọc đúng các từ vừa tìm Cách tiến hành:
Bước 1: HS đọc to tiếng đã cho
Bước 2: HS đóng vai người làm hoa ghép các tiếng sao cho thành từ có nghĩa để các bông hoa có thể nở rực rỡ
Bước 3: HS đọc to các từ vừa ghép được
Bước 4: HS cùng bàn luận xung quanh đề tài là các từ vừa tìm được
6 Phần nội dung ngôn ngữ do Nguyễn Thị Ly Kha & Phạm Hải Lê xây dựng (tư liệu cá nhân).
2.2.1.5. Trò chơi “Bác nông dân tí hon”
Mục đích: HS tìm được các từ hoặc hình ảnh chứa từ có tự vị cho sẵn Yêu cầu: - Tìm đúng các hình ảnh, từ có chứa tự vị “b”
- Tìm các từ phù hợp với các bức tranh
- Đọc đúng các từ vừa tìm: bác sĩ, quả bưởi, con bướm, con bê Cách tiến hành:
Bước 1: HS hái những quả chứa từ hoặc hình thể hiện từ sao cho những quả đó chứa tự vị giống với tự vị cây cổ thụ đã cho
Bước 2: HS viết những từ phù hợp với các bức tranh trong những quả đã hái Bước 3: HS đánh vần các từ vừa hái được
Bước 4: HS cùng bàn luận xung quanh đề tài là các từ vừa tìm được
2.2.2. Bài tập đọc hiểu ở cấp độ câu7
Bài tập đọc hiểu ở cấp độ câu gồm 3 bài tập - trò chơi nhằm giúp HS cải thiện khả năng đọc trơn ở cấp độ cao hơn là câu. Qua đó HS hiểu được nội dung thông báo của câu bằng cách sắp xếp các từ tạo thành câu có nghĩa hoặc chọn các tự vị để sắp xếp tạo thành từ và từ đó tạo thành câu. Hệ thống bài tập được xây dựng dựa trên các lỗi hay mắc phải
7 Phần nội dung ngôn ngữ do Nguyễn Thị Ly Kha xây dựng (tư liệu cá nhân).
như b/d/p/q, dấu sắc /dấu huyền hoặc các cặp vần như ai/ia , ua/au và được tổ chức dưới dạng các trò chơi cùng tên gọi thân thiện nhằm tạo sự hứng thú cho HS như: Đãi cát tìm vàng; Mảnh ghép diệu kì; Hái sao đêm trăng. Đi cùng hệ thống trò chơi là những thiết kế các hoạt động dạy học được đính kèm ở phụ lục.
2.2.2.1. Trò chơi “Đãi cát tìm vàng”
Mục đích: Phân biệt các chữ cái dễ nhầm để tạo thành câu có nghĩa Yêu cầu: - Tìm đúng tự vị điền vào chỗ trống: bé chép bài, bé tập bò,…
- Đọc đúng câu vừa hoàn thành Cách tiến hành:
Bước 1: HS quan sát tranh
Bước 2: HS tìm các chữ cái điền vào chỗ trống phù hợp với nội dung tranh Bước 3: HS đọc lại câu hoàn chỉnh
Bước 4:HS viết chính tả câu vừa đọc.
2.2.2.2. Trò chơi “Mảnh ghép diệu kì”
Mục đích: Ghép các tự vị tạo thành từ. Ghép các từ thành câu có nghĩa (trong bài tập có từ ngữ chứa âm, vần cần khắc sâu do lỗi thường gặp của HS mắc chứng khó đọc).
Yêu cầu: - Ghép đúng các tự vị thành từ có nghĩa: mèo, dạy, báo trèo, cau - Ghép các từ tạo thành câu có nghĩa: mèo dạy báo trèo cau - Đọc đúng câu vừa ghép
Cách tiến hành:
Bước 1: HS ghép các vị tự và dấu thanh lại với nhau thành tiếng/từ Bước 2: HS ghép các tiếng/từ thành câu có nghĩa
Bước 3: HS đọc to câu vừa ghép được
2.2.2.3. Trò chơi “Hái sao đêm trăng”
Mục đích: Ghép các từ tạo thành nhiều câu có nghĩa nhất
Yêu cầu: - Ghép đúng các từ thành câu có nghĩa: ba đi chơi với bé,…
- Đọc đúng các câu vừa ghép Cách tiến hành:
Bước 1: HS “hái” các tiếng/từ và ghép thành câu có nghĩa Bước 2: HS đọc to các câu vừa ghép được
Bước 3: HS viết lại câu mình vừa ghép
Bước 4: HS nêu sự khác nhau giữa các các câu vừa ghép được
2.2.3. Bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn, bài8
Bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn bài là bài tập ở mức cao nhất trong yêu cầu đối với HS vì sẽ được rèn luyện không chỉ kĩ năng đọc trơn mà còn biết cách liên kết những thông tin vừa đọc đến những thông tin đang đọc từ đó hiểu được những gì đang đọc. Hệ thống gồm 8 bài tập - trò chơi: Thám tử nhí; Đoàn tàu tốc hành; Giăng câu; Vương quốc tí hon; Họa sĩ nhí; Mê cung huyền bí, Đo - vàng - xanh; Trúc xanh. Đi cùng hệ thống trò chơi là những thiết kể các hoạt động dạy học (xin xem phụ lục).
2.2.3.1. Trò chơi “Thám tử nhí”
Mục đích: Củng cố một số chữ HS mắc chứng khó đọc thường sai do nhầm lẫn kiểu dáng chữ, do đảo đổi: b/d; u/n; dấu sắc, dấu huyền; do nhảy dòng…; HS đọc hiểu được nội dung văn bản
Yêu cầu : - Đọc đúng các chữ : bay, ba, bạn, dặn, quá; Hươu, Khướu; đàn, đá, là;
- Không bỏ chữ, không bỏ dòng.
Cách tiến hành:
Bước 1: HS đọc to văn bản
Bước 2: HS đọc thầm lại văn bản trong vòng 3 - 5 phút
Bước 3: HS đóng vai 1 thám tử nhí tìm và viết lại các chi tiết đã bị thất lạc Bước 4: HS điền các chi tiết thất lạc vào văn bản cho phù hợp nội dung Ngữ liệu của trò chơi:
Hươu, Cừu, Khướu và cây đàn đá
(… )Hươu và Cừu vẫn chưa rõ đó là cái gì thì Khướu bay tới, reo to:
- A, cây đàn đá của người Cơ-ho!
8 Phần nội dung ngôn ngữ do Nguyễn Thị Ly Kha - Phạm Hải Lê xây dựng (tư liệu cá nhân).
Nói rồi, Khướu gẩy gẩy vào mấy hòn đá. Mấy hòn đá reo vui:
- Là lá là la. Ta là đàn đá.
Hươu và Cừu cười tươi:
- Ôi. Hay ghê! Bạn Khướu giỏi quá.
Ba bạn dặn nhau:
- Sẵn đây ta cần phải nói cho mọi người yêu quý đàn đá.
2.2.3.2. Trò chơi “Đoàn tàu tốc hành”
Mục đích: - Củng cố một số chữ HS mắc chứng khó đọc thường sai do nhầm lẫn kiểu dáng chữ, do đảo đổi: b/d; p/q; êu/uê ; ua/au ; iu/ui;; do nhảy dòng…;
- HS đọc lưu loát, nắm được ý chính của bài và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài
Yêu cầu: - Đọc đúng các chữ : hiu hiu, Rùa, sếu, bay qua quê,trêu, kia kìa, què ; - Không bỏ chữ, không bỏ dòng.
Cách tiến hành :
Bước 1: HS đọc to văn bản
Bước 2: HS đọc thầm lại văn bản trong vòng 3 - 5 phút
Bước 3: HS đóng vai người lái tàu sắp xếp các ý chính của bài theo trật tự để giúp xe khởi động
Bước 4: HS trả lời các câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau để giúp xe vượt qua được các trạm về đến điểm tham quan
Ngữ liệu của trò chơi:
Vì sao mai Rùa vỡ?
Trời thu mê li, gió nhẹ hiu hiu. Đôi sếu chở rùa đi chơi, quê nhà bao la, mê ơi là mê. Sếu bảo :
– Rùa ơi, chớ nói! Kẻo bị rơi ngay.
Bay qua quê xa, bị lũ trẻ trêu:
– Kia kìa, sếu tha rùa què!
Rùa vội la to. Ôi thôi, rùa bị rơi ngay, mai rùa vỡ cả.
2.2.3.3. Trò chơi “ Giăng câu”
Mục đích: Củng cố một số chữ HS mắc chứng khó đọc thường sai do nhầm lẫn kiểu dáng chữ, do đảo đổi, thêm bớt: b/d; u/n; iu/ui; dấu sắc, dấu huyền; do nhảy dòng…; HS đọc lưu loát và nắm nội dung bài để giải được ô chữ
Yêu cầu: - Đọc đúng các chữ : Tép Riu, buổi đầu đi học, dịu dàng, đói, bèn, mùi ; - Không bỏ chữ, không bỏ dòng.
Cách tiến hành :
Bước 1: HS đọc to văn bản
Bước 2: HS đọc thầm lại văn bản trong vòng 3 - 5 phút
Bước 3: HS đóng vai đóng vai 1 người giăng câu ra biển lớn câu cá. Mỗi lần “câu”
được 1 câu hỏi và giải được 1 ô chữ thì được thưởng 1 con cá. Thuyền càng có nhiều cá thì càng có nhiều điểm
Bước 4: HS trả lời các câu hỏi để giải các ô chữ Ngữ liệu của trò chơi:
Tép Riu đi học Tép Riu là học trò của cô giáo Chép.
Buổi đầu đi học, Tép Riu khép nép nấp sau lưng mẹ. Cô Chép dịu dàng cầm tay Tép, dắt Tép đứng xếp hàng cùng các bạn. Đang học, Tép thấy đói, bèn mở gói thính nếp ra. Mùi thính thơm lừng. Cô Chép thấy vậy bèn bảo : ”Em chờ đến giờ ra chơi hãy ăn nhé”. Tép rất yêu cô giáo Chép.
2.2.3.4. Trò chơi “Vương quốc tí hon”
Mục đích: Củng cố một số chữ HS mắc chứng khó đọc thường sai do nhầm lẫn kiểu dáng chữ, do đảo đổi, thêm bớt: b/d; im/mi ; ip/pi ; up/pu; do nhảy dòng…; HS đọc lưu loát và nắm nội dung bài để trả lời câu hỏi
Yêu cầu: - Đọc đúng các chữ: bìm bịp, íp íp ụp ụp, lúp xúp, chíp chíp, đuổi, nhịp;
- Không bỏ chữ, không bỏ dòng.
Cách tiến hành:
Bước 1: HS đọc to văn bản
Bước 2: HS đọc thầm lại văn bản trong vòng 3 - 5 phút
Bước 3: HS đóng vai đóng vai 1 quốc vương đi thăm vương quốc tí hon bằng cách trả lời các câu hỏi về nội dung câu chuyện. Mỗi lần trả lời đúng quốc vương sẽ được chiêm ngưỡng 1 góc vẻ đẹp của vương quốc mình.
Bước 4: HS trả lời các câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau giúp quốc vương tham quan vương quốc
Ngữ liệu của trò chơi:
Vì sao bìm bịp kêu “íp íp ụp ụp”
Bìm bịp làm tổ trong bụi cây lúp xúp cạnh bờ sông. Nó giả làm gà con kêu chíp chíp để nhử rắn. Một hôm, vừa thấy một con rắn to, nó chưa kịp lao tới, rắn đã trườn xuống sông ngụp sâu và lặn mất. Bìm bịp nhảy xuống, đuổi theo và chết hụt vì bị sặc nước. Từ đấy, cứ chiều về, bìm bịp lại kêu từng nhịp íp íp úp úp bìm bịp hụp hụp...
2.2.3.5. Trò chơi: “Họa sĩ nhí”
Mục đích: Củng cố một số chữ HS mắc chứng khó đọc thường sai do nhầm lẫn kiểu dáng chữ, do đảo đổi, thêm bớt: u/n; dấu sắc, dấu huyền; do nhảy dòng…; HS đọc lưu loát và nắm nội dung bài để trả lời câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau.
Yêu cầu: - Đọc đúng các chữ: làm, ngồi, nắn nót, nườm nượp, núi non, cháu;
- Không bỏ chữ, không bỏ dòng.
Cách tiến hành:
Bước 1: HS đọc to văn bản
Bước 2: HS đọc thầm lại văn bản trong vòng 3 - 5 phút
Bước 3: HS đóng vai 1 họa sĩ nhí thu thập đầy đủ các dụng cụ vẽ để vẽ 1 tấm thiệp tặng mẹ bằng cách trả lời các câu hỏi về nội dung câu chuyện. Mỗi lần trả lời đúng em sẽ được tặng 1 dụng cụ vẽ
Ngữ liệu của trò chơi:
Mèo Mướp làm thiệp
Mèo mướp ngồi làm thiệp. Nó nắn nót từng nét vẽ. Gà Con hỏi:
– Chiếp chiếp, chủ nhật, người ta đi chơi nườm nượp. Còn bạn làm gì chăm chú phát khiếp?
Mướp bảo:
– Tớ làm tấm thiệp.
– Làm thiệp tặng ai mà toàn núi non trùng điệp?
– Mừng sinh nhật Cọp, cháu tớ – Mèo Mướp vui vẻ đáp.
2.2.3.6. Trò chơi “Mê cung huyền bí”
Mục đích: Củng cố một số chữ HS mắc chứng khó đọc thường sai do nhầm lẫn kiểu dáng chữ, do đảo đổi, thêm bớt: b/d; u/n; dấu sắc, dấu huyền; do nhảy dòng…; HS đọc lưu loát và nắm nội dung bài để trả lời câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau.
Yêu cầu: - Đọc đúng: bê, cò bợ, bạn thân, bên bờ ao đầm, lò dò, hạn hán, cạn;
- Không bỏ chữ, không bỏ dòng.
Cách tiến hành:
Bước 1: HS đọc to văn bản
Bước 2: HS đọc thầm lại văn bản trong vòng 3 - 5 phút
Bước 3: HS đóng vai 1 nhà thám tử tìm đường thoát khỏi mê cung. Mỗi lần đến 1 trạm nghỉ chân sẽ trả lời câu hỏi. Nếu đúng được đi tiếp, sai phải dừng lại hành trình.
Ngữ liệu của trò chơi:
Bê vàng và cò bợ (1)
Ngày xưa, bê vàng cò bợ là đôi bạn thân. Sáng sáng, bê vàng đi kiếm cỏ bên bờ ao đầm nào thì cò bợ lò dò mò cá dưới ao đầm nấy.
Một năm, trời làm hạn hán nặng, cỏ chết, ao đầm cũng cạn chẳng còn tôm cá. Bê vàng và cò bợ rủ nhau đi vào rừng sâu. (Còn nữa)
2.2.3.7. Trò chơi “Đỏ - vàng - xanh”
Mục đích: Củng cố một số chữ HS mắc chứng khó đọc thường sai do nhầm lẫn kiểu dáng chữ, do đảo đổi, thêm bớt: b/d; ui/iu; dấu sắc, dấu huyền; do nhảy dòng…; HS đọc lưu loát và nắm nội dung bài để trả lời câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau.
Yêu cầu: - Đọc đúng: bê, cò bợ, bìa rừng, dòng, vui vẻ, đói, nước dãi;
- Không bỏ chữ, không bỏ dòng.
Cách tiến hành:
Bước 1: HS đọc to văn bản
Bước 2: HS đọc thầm lại văn bản trong vòng 3 - 5 phút
Bước 3: HS đóng vai 1 nhà thám tử tìm đường thoát khỏi mê cung. Mỗi lần đến 1 trạm nghỉ chân sẽ trả lời câu hỏi. Nếu đúng được đi tiếp, sai phải dừng lại hành trình.
Ngữ liệu của trò chơi:
Bê vàng và cò bợ (2)
Bê vàng và cò bợ mải miết đi ròng rã cả buổi sáng, mỏi cả chân thì mới đến bìa rừng. Chúng cùng đi đến bên dòng suối nhỏ. Cò bợ lao ngay xuống suối mò cá. Còn bê vàng chúi mũi tìm cỏ mật bên bờ suối. Vừa kiếm ăn chúng vừa vui vẻ chuyện trò mà không hay biết có một con cọp đói đang nhìn bê vàng và nuốt nước dãi ừng ực.
(Còn nữa)
2.2.3.8. Trò chơi “Trúc xanh”
Mục đích: Củng cố một số chữ HS mắc chứng khó đọc thường sai do nhầm lẫn kiểu dáng chữ, do đảo đổi, thêm bớt: b/d; p/q, ia/ai; dấu sắc, dấu huyền; lẫn lộn các vần trong tiếng, do nhảy dòng…; HS đọc lưu loát và nắm nội dung bài để trả lời câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau.
Yêu cầu: - Đọc đúng: bê, cò bợ,bảo, đầu, đói, cắt, lia lịa, mắt, bay, tối tăm mặt mày, quờ quạng, dẫn đường;
- Không bỏ chữ, không bỏ dòng.
Cách tiến hành:
Bước 1: HS đọc to văn bản
Bước 2: HS đọc thầm lại văn bản trong vòng 3 - 5 phút
Bước 3: HS đóng vai 1 nhà thám tử tìm đường thoát khỏi mê cung. Mỗi lần đến 1 trạm nghỉ chân sẽ trả lời câu hỏi. Nếu đúng được đi tiếp, sai phải dừng lại hành trình.
Ngữ liệu của trò chơi:
Bê vàng và cò bợ (3)
Như có gì mách bảo, cò bợ ngửng đầu lên và nó thấy cọp đói nhe răng, lao tới bê vàng. Nhanh hơn cắt, cò bợ bay vụt lên, mổ lia lịa vào mắt cọp. Cọp rú lên: “Ối, ối, đau