Khái niệm họat động hướng nghiệp

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC HƯỚNG NGHIỆP Ths. Phạm Mạnh Hà (Trang 27 - 33)

CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC CỦA HỌAT ĐỘNG HƯỚNG

1. Khái niệm họat động hướng nghiệp

Xét về lịch sử ra đời, hướng nghiệp đã có bề dầy trên 100 năm và thực tế hiện nay đã trở thành một lĩnh vực tác nghiệp chuyên môn trong hệ thống giáo dục - đào tạo ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Lịch sử phát triển xã hội loài người nói chung, phát triển và tiến hoá của hệ thống nghề nghiệp nói riêng cho đến tận ngày nay đã cho thấy rất rõ tính phức tạp, khó dự báo của các quy luật chuyển hoá nghề nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển, tính phức tạp ấy càng tăng lên. Cùng với sự phát triển không ngừng về mọi mặt của cuộc sống nói chung và thế giới nghề nghiệp nói riêng, hoạt động hướng nghiệp đã và đang ngày càng phát huy vai trò to lớn của mình trong việc giúp đỡ, hỗ trợ cá nhân lựa chọn được một lĩnh vực tác nghiệp chuyên môn phù hợp mà còn như một công cụ quan trọng để thực hiện công tác phân luồng học sinh, thanh niên vào các lĩnh vực lao động theo định hướng phát triển của quốc gia cũng nhu nhu cầu của thị trường lao động. N gay nay, hướng nghiệp được đã và đang được xem như một lĩnh vực khoa học và là hướng phát triển đúng đắn của nền giáo dục tiên tiến.

Khái niệm “hướng nghiệp” được truyền bá rộng rãi sau Hội nghị Quốc tế về Tâm lý học năm 1938 ở Barcelona, Tây Ban Nha. Sau đó ở các nước Phương Tây đã ứng dụng những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực hướng nghiệp vào thực tế cuộc sống. Cuối những năm 20 của thế kỷ XX, xuất hiện hàng loạt những cơ quan chuyên môn về hướng nghiệp ở các

nước Đức, Pháp, Anh ý. Chẳng hạn, ở Đức, năm 1925-1926 đã có 567 phòng tư vấn về nghề nghiệp. Riêng ở Anh, thời kỳ này còn thành lập một Hội đồng Quốc gia đặc biệt chuyên nghiên cứu về vấn đề hướng nghiệp và chọn nghề cho thanh niên. Lúc này, khái niệm hướng nghiệp được hiểu là một hoạt động giúp đỡ thanh thiếu niên lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, dựa trên cơ sở sự phù hợp giữa năng lực và yêu cầu công việc.

Vào những năm 60, khi phân tích về nhiệm vụ, nội dung và các hình thức của hoạt động hướng nghiệp, giáo sư K.K.Platônốp đã nêu ra cái gọi là “tam giác hướng nghiệp”. Theo ông, hướng nghiệp phải nhằm làm cho học sinh thấy 3 mặt sau:

- N hững yêu cầu, đặc điểm của các nghề nghiệp

- Những nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề (còn gọi là thị trường lao động xã hội).

- Những đặc điểm về nhân cách, đặc biệt là năng lực của bản thân học sinh

Như vậy, theo Platônốp, hướng nghiệp là một hoạt động tổng hợp bao gồm các quá trình tuyên truyền, giáo dục nghề nghiệp, tư vấn và tuyển chọn nghề nghiệp nhằm tác động đến học sinh, giúp học sinh lựa chọn được nghề phù hợp với năng lực hứng thú cá nhân, và phù hợp với nhu cầu nhân lực xã hội.

Trong quan niệm của mình, ông nhấn mạnh hoạt động hướng nghiệp cho học sinh nói riêng và thanh niên nói chung chỉ có hiệu quả khi phối hợp tốt ba hình thức hướng nghiệp. Đó là phối hợp giữa công tác giáo dục và tuyên truyền nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp nghiệp và tuyển

chọn nghề nghiệp. Trong ba hình thức hướng nghiệp này, hai hình thức đầu phải được thực hiện trong nhà trường phổ thông, hình thức thứ ba được các nơi tuyển dụng lao động thực hiện. Và ông cho rằng trong toàn bộ hoạt động hướng nghiệp, hoạt động tư vấn nghề nghiệp có vai trò quan trọng bậc nhất. Bởi chỉ qua tư vấn, người giáo viên có thể tác động nhằm điều chỉnh, uốn nắn động cơ chọn nghề của học sinh sao cho không chỉ phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của các em mà còn “ăn khớp” với nhu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế, “ăn khớp” với các hướng phân luồng đã được nhà nước định ra ở từng giai đoạn phát triển kinh tế của xã hội đó.

Theo các tác giả Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ, Phạm Minh Hạc (1989) nếu xét về nội dung và mục đích, hướng nghiệp là " một hệ thống công tác giảng dạy, giáo dục được tổ chức một cách đặc biệt, nhằm hình thành ở học sinh một xu hướng nghề nghiệp có tính đến nhu cầu của xã hội, trên cơ sở đó mà tự xác định nghề nghiệp của mình"6.

Trong quan điểm của mình, các tác giả nhấn mạnh toàn bộ hoạt động hướng nghiệp phải làm sao giúp cho học sinh tự giác đi đến quyết định chọn nghề một cách có căn cứ, tức chọn nghề trên cơ sở tính đến ba mặt: nguyện vọng, năng lực của cá nhân, những đòi hỏi của nghề nghiệp và những yêu cầu của xã hội.

Theo Đặng Danh Ánh 7, dưới góc độ Tâm lý học, hướng nghiệp giờ đây không chỉ gắn với khâu chọn nghề của học sinh trường phổ thông mà còn gắn với khâu thích ứng nghề ở bất kỳ trường chuyên nghiệp nào

6 Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ, Tâm lý học, tập 2. NXB Giáo dục 1989, trang 149

14. Đặng Danh ánh: Quan điểm mới về hướng nghiệp và hướng nghiệp trong trường phổ thông. Tạp chí giáo dục số 38 và số 42, tháng 10/ 2002

(doanh nghiệp, THCN , CĐ, ĐH) và tại các cơ sở sản xuất kinh doanh- nơi các em đến làm việc sau khi tốt nghiệp. N ếu hiểu như vậy, hoạt động hướng nghiệp không chỉ được tiến hành ở tất cả các loại trường học mà còn thực hiện ở các cơ quan, các cơ sở sản xuất kinh doanh; không chỉ tiến hành với thế hệ trẻ mà còn tiến hành với cả người lớn tuổi không có nghề hoặc vì lý do nào đó phải thay đổi nghề, lúc đó phải hướng nghiệp lại lần thứ hai, thứ ba. Nói cách khác, hướng nghiệp được bắt đầu từ khi học sinh đến trường (trọng tâm là trường THCS, THPT) đến khi các em có một nghề trong tay. Trong cách tiếp cận này, ông cho rằng Mục tiêu chủ yếu của hướng nghiệp là phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, chuNn bị cho thanh thiếu niên sự sẵn sàng tâm lý đi vào những nghề mà có thành phần kinh tế đang cần nhân lực, trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp nghề. Không có sự phù hợp nghề thì không thể nói tới sự sẵn sàng tâm lý được. Và như vậy, hoạt động hướng nghiệp phải được tiến hành qua 4 giai đoạn: giáo dục nghề, tư vấn nghề nghiệp, tuyển chọn nghề, thích ứng nghề. Trách nhiệm chính ở 2 giai đoạn đầu là nhà trường phổ thông, còn 2 giai đoạn cuối là trách nhiệm của các trường doanh nghiệp, THCN, CĐ, ĐH. N hưng các trường đại học và chuyên nghiệp phải giúp trường phổ thông làm hoạt động hướng nghiệp, đấy là chưa muốn nói tới trách nhiệm của toàn xã hội Theo Phạm Tất Dong (2003), Ông đưa ra quan điểm "nếu áp dụng máy móc những nội dung của hoạt động hướng nghiệp theo cấu trúc do K.K.Platônốp đề xuất mà chúng ta vẫn quen làm thì chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả cao, bởi khi đó khách hàng bị đưa vào thế thụ động, không nhìn thấy tiềm năng phát triển của cá nhân"8 và ông đề xuất rằng "cần

8 Phạm Tất Dong, Vận dụng lý thuyết hoạt động vào công tác hướng nghiệp, Tạp chí tâm lý học, số 11, 2003

phải tổ chức các giờ Giáo dục hướng nghiệp dưới dạng các hoạt động, và thông qua các hoạt động ấy, các em học sinh sẽ biết tự tìm hiểu một nghề cụ thể, một trường học để mình qua đó nắm được nghề, sẽ tự ghi chép được những điều cần thiết và bổ ích cho mình qua giờ hướng nghiệp "(8). Với lập luận này ông nhấn mạnh hoạt động hướng nghiệp chỉ có hiệu quả không chỉ đòi hỏi tính tích cực từ hoạt động của nhà trường, gia đình, xã hội mà còn phải xuất phát từ tính tích cực của thanh niên và phải do thanh niên thực hiện chính.

Theo những cách tiếp cận trên, hướng nghiệp được hiểu bao gồm hai loại công việc: Một là hướng dẫn, định hướng cho học sinh đi đến một nghề nhất định và Hai là chuNn bị cho các em cả về tri thức, kỹ năng, thái độ để tham gia vào lĩnh vực nghề nghiệp đó (tất nhiên nghề nghiệp này phải phù hợp với hứng thú, năng lực của các em và phù hợp với yêu cầu phân công lao động xã hội, của thị trường sức lao động).

Quan điểm của tổ chức Khoa học giáo dục văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO) năm 1970 định nghĩa: “Hướng nghiệp là làm cho cá nhân nhận thức được các đặc tính của mình và phát triển những đặc tính đó để chọn ngành học và các hoạt động chuyên môn trong mọi hoàn cảnh của đời sống với mong muốn được phục vụ xã hội và phát triển trách nhiệm của mình (36…)9 Theo định nghĩa này, con người là chủ thể của định hướng cá nhân, hướng nghiệp chỉ tạo điều kiện để con người mở rộng khả năng hoà nhập xã hội và hoà nhập nghề nghiệp.

Qua các cách tiếp cận của các nhà khoa học trong và ngoài nước về vấn đề hướng nghiệp, có thể nhận thấy điểm chung của các quan điểm đó

9 Đối thoại Pháp – Á: vấn đề và hướng đi cho giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam, trang 36,

2001. ĐHQGHN.

là đều coi hướng nghiệp là một hoạt động trợ giúp cá nhân lựa chọn được một nghề không chỉ phù hợp với năng lực, nguyện vọng cá nhân mà còn với phù hợp với nhu cầu của xã hội. N hư vậy, có thể định nghĩa khái niệm hướng nghiệp như sau:

Hướng nghip là mt h thng các bin pháp tác động đặc bit vào quá trình định hướng ngh nghip ca cá nhân bng cách giúp h nhn thc được bn thân, ngh nghip và nhu cu th trường lao động, qua đó cá nhân t quyết định chn ly mt ngh phù hp đảm bo cho h thành đạt trong công vic và hnh phúc trong lao động ngh nghip sau này.

Theo như định nghĩa vừa nêu, chức năng chính của hướng nghiệp là quá trình trợ giúp cá nhân lựa chọn được một lĩnh vực nghề nghiệp để theo đuổi, qua đó vừa phát triển được sự nghiệp cá nhân vừa đóng góp chung cho định hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội. Như vậy, hoạt động hướng nghiệp thực hiện 3 loại công việc chính sau:

Một là: Giúp cá nhân có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, về nội dung, yêu cầu của những nghề mà cá nhân mong muốn lựa chọn, đồng thời giúp cá nhân năm bắt và phân tích được những thông tin về thị trường lao động tại địa phương hoặc khu vực…để làm căn cứ lựa chọn nghề nghiệp.

Hai là: Giúp cá nhân nhận thức được về bản thân, đánh giá được những năng lực và khả năng của bản thân, thấy được giá trị của bản thân cũng như những khả năng thành công trong tương lai… qua đó giúp cá nhân hình thành thái độ đúng đắn trong lựa chọn nghề nghiệp.

Ba là: Giúp cá nhân ra được các quyết định chọn nghề phù hợp trên cơ sở tìm ra sự trùng khớp giữa mong muốn, khả năng, năng lực, điều kiện hoàn cảnh bản thân và yêu cầu của nghề cũng như nhu cầu của nghề đó trong xã hội.

Khái niệm hướng nghiệp không chỉ liên quan tới học sinh, mà thuật ngữ này được dùng để chỉ tất cả các hoạt động với mục đích hỗ trợ các cá nhân ở mọi lứa tuổi và vào mọi thời điểm trong cuộc đời đưa ra những lựa chọn về nghề nghiệp, công việc, việc làm. Các hoạt động hướng nghiệp có thể được tổ chức trong trường học, gia đình, các trung tâm việc làm, tổ chức, công ty, hoặc trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC HƯỚNG NGHIỆP Ths. Phạm Mạnh Hà (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(228 trang)