CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC CỦA HỌAT
7. Sự phù hợp trong lựa chọn nghề của cá nhân
Nghề trong xã hội hết sức đa dạng và những yêu cầu của nghề đặt ra cho người lao động cũng hết sức khác nhau. Ngoài những yêu cầu chung nhất là lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp… còn cần quan tâm tránh những khuyết tật của cơ thể. Hầu như các “thiếu sót” đó không hại gì đến sức khỏe, nhưng chúng lại không cho phép ta làm nghề này hay nghề khác. Ví dụ, với nghề thêu thủ công, chỉ cần hay ra mồ hôi ở lòng bàn tay là các bạn không thể làm tốt công việc kỹ thuật của nghề đó, mặc dù mồ hôi tay không làm cho bạn suy giảm thể lực. N ghề đòi hỏi đứng bên máy không cho phép tuyển người mắc tật bàn chân bẹt (sự tiếp xúc của bàn chân đối với mặt đất quá lớn).
Có những nghề nhìn hình thức bề ngoài thì giống nhau, nhưng những yêu cầu để lao động thuận tiện với người lao động lại khác nhau.
Ví dụ như công việc của người lái xe vận tải và người lái xe cần trục, cả hai đều cùng ngồi sau tay lái, điều khiển tốc độ xe luôn thay đổi và đòi hỏi người lao động không được mắc chứng mù màu, chứng ngủ gật, lại phải có phản ứng nhanh. Nhưng đối với lái xe cần trục, do xe cần trục khi nâng chuyển một khối lượng hàng lớn nên không được đỗ ở nơi có mặt phẳng nghiêng quá 3 độ vì nó rất dễ bị lật xe, người lái xe cần trục phải có năng lực bằng mắt để đánh giá độ nghiêng của mặt đất nơi đỗ xe thật chính xác và phải cảm nhận được tốc độ và hướng gió bằng da của mình, vì khi quay cần trục đang móc hàng phải tính đến tốc độ và hướng của gió. Chỉ với người có năng lực như vậy mới hạn chế được tai nạn khi cNu một vật nặng.
- Nghề nào cũng yêu cầu người lao động phải chú ý vào công việc.
Có nghề đòi hỏi người lao động phải tập trung sự chú ý vào một đối tượng (quan sát màn hình của máy vi tính…), nhưng có nghề cần ở người lao động sự phân phối chú ý đến nhiều đối tượng trong cùng một lúc (dạy học, huấn luyện phi công, điều độ ở ga…). Lại có nghề cần đến sự di chuyển chú ý, tức là nhanh chóng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác (lái xe, lái tàu, phiên dịch…). N ghề nào cũng yêu cầu con người có thể lực tốt, dẻo dai trong công việc. Song có nghề cần đến sự dẻo dai về cơ bắp, có nghề lại đòi hỏi sự dẻo dai của hệ thần kinh. Người công nhân bốc vác ở bến cảng phải liên tục bê vác nặng hay lái xe chuyển hàng nhiều giờ liên tục. Còn người nghiên cứu khoa học có khi phải đọc liền 10 giờ một ngày ở thư viện, hơn nữa việc đó thường kéo dài hàng tháng. Cả hai đều cần sức khỏe tốt, dẻo dai, nhưng một bên dùng cơ bắp, bên kia dùng trí óc. Vậy, khi nói đến ai đó phù hợp với nghề đã lựa chọn là khi người đó có đầy đủ các phNm chất tâm sinh lý, năng lực, kiến thức, kỹ năng đáp ứng được các yêu cầu của nghề.
Về cơ bản, một nghề có những yêu cầu cụ thể sau:
a. Những yêu cầu về sinh lý-y tế:
+ Chiều cao, cân nặng, khả năng chịu đựng, sức bền bỉ dẻo dai, nhanh nhạy của các giác quan hoặc mắt mù, nhìn kém, bệnh mù màu, tai điếc…
b. Những yêu cầu về mặt tâm lý.
+ Những yêu cầu về năng lực trí tuệ chung: chú ý, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, tưởng tượng không gian… và năng lực chuyên biệt.
+ Những yêu cầu về nhân cách: hứng thú, khuynh hướng, khí chất, tính cách và năng lực…
c. Những yêu cầu về mặt kỹ năng lao động:
+ Kỹ xảo vận động, kỹ xảo về trí tuệ, kỹ xảo giao tiếp và kỹ xảo cảm giác- vận động, sự phối thuần thục các động tác, sự khéo tay.
Một người được coi là phù hợp với một nghề nào đấy nếu họ có những phNm chất, đặc điểm tâm lý và sinh lý đáp ứng những yêu cầu cụ thể mà nghề đó đòi hỏi ở người lao động. Có ba mức độ đối với một nghề:
phù hợp hoàn toàn, phù hợp mức độ, không phù hợp. Riêng đối với học sinh, người ta chỉ cần làm một loạt những biện pháp nhằm đối chiếu những đặc điểm tâm, sinh lý của con người với hệ thống các yêu cầu do nghề đặt ra mà kết luận về mức độ phù hợp nghề của người đó.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Khái niệm nghề và các cách phân loại nghề
Câu 2: Họa đồ tâm lý nghề và phương pháp thiết kế họa đồ tâm lý nghề.
Câu 3: Bản chất tâm lý của họat động chọn nghề Câu 4: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề