Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động hướng nghiệp trong giáo dục

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC HƯỚNG NGHIỆP Ths. Phạm Mạnh Hà (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC CỦA HỌAT ĐỘNG HƯỚNG

6. Những vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông

6.3. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động hướng nghiệp trong giáo dục

6.3.1. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục của hoạt động hướng nghiệp

Đây là nguyên tắc cao nhất của quá trình hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Về bản chất nguyên tắc này đòi hỏi, một mặt, hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhà trường phải góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh; mặt khác, giáo dục hướng nghiệp phải được tiến hành đồng bộ với các mặt giáo dục khác, nhằm đảm bảo giáo dục toàn diện.

Hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, yêu cầu của nghề…

hình thành năng lực nghề nghiệp năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo; bồi dưỡng, trau dồi tình cảm nghề nghiệp đối với hoạt động lao động kỹ thuật nói riêng và đối với hoạt động lao động nghề nghiệp nói chung.

Các hoạt động hướng nghiệp được tổ chức trong nhà trường trong từng giai đoạn, đối với từng lứa tuổi, từng khối lớp cần tạo điều kiện để mở rông hoạt động trí tuệ của học sinh, hình thành cho học sinh thị hiếu thNm mỹ lành mạnh và khả năng thích ứng cao với nghề.

6.3.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kỹ thuật tổng hợp trong hướng nghiệp

Trong quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông, giáo dục lao động, giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo cụ hướng nghiệp là ba quá trình giáo dục riêng, song giữa chúng có mối quan hệ khăng khít với nhau, cùng thực hiện mục tiêu chung là đào tạo người lao động mới.

Mục tiêu chính của giáo dục lao động là giáo dục quan điểm, thái độ lao động, đạo đức và tác phong của người lao động mới; trang bị học cho học sinh một số tri thức và kỹ năng lao động cơ bản, nhằm chuNn bị cho học sinh ý thức sẵn sàng hoà nhập vào tiến trình lao động trong đời sống xã hội.

Giáo dục lao động trong nhà trường phổ thông phải tuân theo tinh thần kỹ thuật tổng hợp, trong đó nội dung chính là trang bị cho học sinh những nguyên lý khoa học cơ bản chung nhất của tất cả các quá trình sản xuất chủ yếu, đồng thời rèn luyện cho học sinh sử dụng và điều khiển được các công cụ sản xuất cơ bản nhất của các ngành chính. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp có mục đích là góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có khả năng lao động sáng tạo và có tiềm lực di chuyển từ nghề này sang nghề khác môi khi kỹ thuật và quy trình công nghệ thay đổi. Do đó, giáo dục hướng nghiệp phải được tiến hành trên tinh thần giáo dục toàn diện kỹ thuật tổng hợp. Có như như vậy, học sinh mới đạt được một học vấn phổ thông đầy đủ về nghệ thuật, thể lực cũng như các nguyên lý kỹ thuật chung của nền sản xuất và được tập dượt, thực hành kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất chính trong xã hội. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ có khả năng quyết định việc lựa chọn nghề một cách tự giác và thực sự có căn cứ khoa học. Như vậy, giáo dục kỹ thuật tổng hợp nhằm mục đích đào tạo

con người phát triển một cách toàn diện, tạo cơ sở cho việc tìm hiểu và lựa chọn nghề, xác lập cơ sở khoa học cho giáo dục hướng nghiệp.

6.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong quá trình hướng nghiệp

Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình giáo dục hướng nghiệp phải được tiến hành sao cho quá trình tiếp thu các tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của các ngành, nghề khác nhau của học sinh cần phải được diễn ra theo một trình tự nghiêm ngặt, phù hợp với logíc khoa học của lĩnh vực nghề nghiệp tương ứng, cũng như phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và lao động nhận thức của học sinh.

Nguyên tắc này cũng đòi hỏi hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông phải được tiến hành bằng nhiều con đường khác nhau và phải huy động được sự tham gia đóng góp của nhiều lực lượng: nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội.

Chỉ có thể trên cơ sở của nguyên tắc này mà quá trình lĩnh hội tri thức về nghề nghiệp của học sinh mới diễn ra một cách có ý thức, học sinh mới có khả năng vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các tri thức đã học vào quá trình lao động thực tiễn.

6.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phân hoá và cá biệt trong quá trình hướng nghiệp

Để đảm bảo tính giáo dục của hoạt động hướng nghiệp và làm cho hoạt động hướng nghiệp đạt hiệu quả, quá trình giáo dục hướng nghiệp cần phải tuân thủ tính phân hoá và tính cá biệt. Bởi vì, chỉ trên cơ sở nhận định, đánh giá đúng đắn năng lực, sở trường, khả năng hoạt động trí tuệ và

thể lực của học sinh, mới có thể đem lại hiệu quả cho việc lĩnh hội các tri thức và kỹ năng cơ bản liên quan đến các nghề khác nhau.

Như đã biết, mỗi nghề khác nhau trong xã hội đều có yêu cầu riêng đối với người lao động về tri thức, kỹ năng, thái độ, sức khoẻ… Trong khi, mỗi người chỉ có khả năng đáp ứng yêu cầu của một nghề hay một số nghề nhất định nào đó trong xã hội. và chỉ ở lĩnh vực ấy, con người mới gắn bó máu thịt với nghề, theo nghề suốt cuộc đời.

Trong xã hội hiện đại, hệ thống nghề nghiệp luôn trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Do dó, đảm bảo sự phân hoá và cá biệt trong giáo dục hướng nghiệp càng trở nên quan trọng nhằm giúp học sinh chọn đúng nghề và gắn bó với nghề mà mình đã chọn.

6.3.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của quá trình hướng nghiệp

Tính thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản cần phải quán triệt trong quá trình giáo dục hướng nghiệp. Mục đích cao nhất và cuối cùng của toàn bộ hệ thống giáo dục là đảm bảo cho giáo dục phục vụ tốt nhất các yêu cầu của thực tiễn, trở thành động lực cơ bản thúc đNy thực tiễn phát triển.

Trong quá trình hướng nghiệp, nếu đảm bảo tính thực tiễn sẽ làm tăng khả năng ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, giúp học sinh trở thành con người có khả năng sáng tạo và thích nghi nhanh chóng hơn với xã hội đầy biến động như ngày nay.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Khái niệm hướng nghiệp và những đặc trưng tâm lý của nó?

2. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động hướng nghiệp đối với thanh niên trong quá trình chọn nghề.

3. Chức năng nhiệm vụ của hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông.

4. Nội dung và chương trình của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC HƯỚNG NGHIỆP Ths. Phạm Mạnh Hà (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(228 trang)