Mô hình tư vấn nghề nghiệp PMH

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC HƯỚNG NGHIỆP Ths. Phạm Mạnh Hà (Trang 178 - 182)

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ TÂM LÝ CÁ NHÂN TRONG HỌAT ĐỘNG CHỌN NGHỀ

1. Khái niệm tư vấn nghề nghiệp

4.4. Mô hình tư vấn nghề nghiệp PMH

Về mặt lý luận cũng như thực hành, tư vấn hướng nghiệp được quy định gồm những nhiệm vụ chủ yếu sau:

a. ChNn đoán những thuộc tính và phNm chất quan trọng thuộc về nghề nghiệp

b. Đối chiếu cấu trúc tâm lý của nhân cách và của hoạt động nghề nghiệp

c. Xác định con đường tiếp tục phát triển nhân cách.

Căn cứ vào 3 nhiệm vụ cơ bản trên đây, trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp cần phải triển khai các nội dung cụ thể sau đây:

Bước 1: Lập hồ sơ học sinh: Trong hồ sơ cần ghi lại toàn bộ bước đường phát triển.

Trong hồ sơ cần ghi rõ:

- Gia cảnh, gia phong, truyền thống gia đình, lối sống, tín ngưỡng, quan điểm giáo dục…

- Hứng thú, khuynh hướng nghề nghiệp.

- Thành tích, kết quả học lao động kỹ thuật, học văn hoá và học nghề.

- Sự phát triển thể lực, sức khoẻ, bệnh tật…

- Các kết quả đo đạc các chỉ số tâm sinh lý của cá nhân.

- Quá trình diễn biến của hứng thú nghề nghiệp, của kế hoạch chọn nghề, của khả năng thích ứng nghề… trong thời gian học tập, đọ sức và ướm thử với nghề…

Cần chú ý ghi chép làm sao hồ sơ hướng nghiệp của học sinh có những thông tin sống động, cụ thể, phản ánh được quá trình hướng tới nghề nghiệp lý tưởng, mục đích cuộc đời của học sinh.

(Mẫu hồ sơ xem phần trên)

Bước 2: Giới thiệu với học sinh, thanh thiếu niên có nhu cầu chọn nghề những vấn đề sau:

a. Thế giới nghề nghiệp: Các kiểu nghề, loại nghề, nhóm nghề, các nghề hiện có ở địa phương… ở đây, người làm công tác tư vấn hướng nghiệp có thể nói chuyện dựa vào những điểm mấu chốt sau:

- Đối tượng và mục đích lao động

- Mặt tích cực và khó khăn của hoạt động nghề nghiệp.

- Mặt kinh tế - xã hội, vệ sinh - điều dưỡng của nghề

- N hững yêu cầu tâm sinh lý do nghề đề ra đối với con người.

- Triển vọng phát triển của nghề trước mắt và trong tương lai.

b. Hệ thống trường lớp đào tạo nghề của trung ương và địa phương, hệ thống các trường đại học và cao đẳng (tên trường, địa điểm, trình độ để tuyển sinh, chỉ tiêu hàng năm, bậc nghề khi tốt nghiệp, các ngành nghề được đào tạo…)

c. Sự phù hợp nghề và cách thức tự xác lập sự phù hợp nghề của bản thân theo 3 chỉ số cơ bản sau: thật hứng thú với nghề, có năng lực làm việc với nghề, đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với tính chất, đặc điểm, nội dung của lao động nghề nghiệp.

Bước 3: Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú và kế hoạch nghề nghiệp của học sinh theo các chỉ số: hào hứng khi có dịp tiếp xúc với nghề, thích học và học tốt những môn có liên quan đến nghề mình thích, đọc hoặc sưu tầm những tài liệu nói về nghề, thích làm những việc gần gũi với nghề định chọn, thể hiện cụ thể sự lựa chọn nghề của mình như đánh giá cao về nghề, tự đăng ký thi tuyển vào nghề…

Bước 4: Đo đạc các chỉ số tâm sinh lý trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề định chọn như cảm giác, tri giác, chú ý, trí nhớ, óc tưởng tượng không gian, tư duy, nhất là tư duy kỹ thuật với hai hình thức tư duy thao tác và tư duy không gian, xúc cảm, các quá trình tâm lý vận động như sự phối hợp vận động, độ rung của tay…

Bước 5: Theo dõi bước đường phát triển sự phù hợp nghề của học sinh qua quá trình hoạt động lao động, học nghề và kết quả học tập ở nhà trường.

Đối với những thanh thiếu niên mà nhà tư vấn hướng nghiệp không có điều kiện để quan sát, đánh giá trong một thời gian dài, ở bước này cần

yêu cầu người có nhu cầu tường thuật lại quá trình và kết quả học tập, lao động của bản thân.

Bước 6: Lập phiếu hướng nghiệp

Kết quả của các phép đo qua các trắc nghiệm cùng với những thông tin về học sinh qua những nguồn khác được ghi chép đầy đủ trong phiếu hướng nghiệp. Đây là cơ sở để cán bộ tư vấn căn cứ đưa ra những chỉ dẫn hợp lý và khoa học. Các phiếu hướng nghiệp này sẽ được sao làm 2 bản, một bản lưu trong hồ sơ hướng nghiệp, một bản trao lại cho học sinh để đưa về gia đình trong trường hợp cần thiết.

Bước 7: Xác định sự phù hợp nghề và cho học những chỉ dẫn trong lựa chọn nghề.

Đối chiếu các cứ liệu thu thập được trong cả quá trình điều tra, đo đạc… cán bộ tư vấn hoặc khẳng định nguyện vọng ban đầu của học sinh, hoặc có những sự hiệu chỉnh cần thiết, chuyển hướng sang những nghề cùng nhóm, những nghề gần gũi, đôi khi sang những nghề khác hẳn.

Ở đây, người cán bộ tư vấn cần lưu ý tới sự phát triển năng lực nghề nghiệp, sự thích ứng nghề của học sinh qua thời gian để có những lời khuyên thích hợp.

Lưu ý:

Về thời gian của một buổi tư vấn hướng nghiệp không kéo dài quá 50 phút. Với đặc thù học tập ở Việt Nam, các chuyên gia tâm lý nên có lịch hẹn làm việc cụ thể với từng em học sinh sao cho không ảnh hưởng đến chương trình học tập của họ.

Về số lượng buổi tham vấn, không giới hạn số buổi. Việc chấm dứt quá trình tư vấn hướng nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào nguyện vọng của học sinh cũng như khi vấn đề của các em đã được giải quyết thấu đáo.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC HƯỚNG NGHIỆP Ths. Phạm Mạnh Hà (Trang 178 - 182)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(228 trang)