CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm, xét nghiệm dịch khớp gối của đối tượng nghiên cứu
3.2.1 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2: Đặc điểm triệu chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng Số lượng (n=70) Tỷ lệ (%)
Đau khớp Kiểu cơ học 8 11,4
Kiểu viêm 62 88,6
Mức độ đau (VAS) Nhẹ (1-3) 3 4,3
Vừa (4-6) 39 55,7
Nặng (7-10) 28 40,0
X̅ ± SD
(nhỏ nhất/lớn nhất)
6,1±1,1 (4/9)
Sưng khớp Có 62 88,6
Không 8 11,4
Bập bềnh xương bánh chè
Dương tính 51 72,9
Âm tính 19 27,1
Hạn chế vận động khớp gối
Có 47 67,1
Không 23 32,9
Da vùng khớp nóng/đỏ
Có 39 55,7
Không 31 44,3
Sờ thấy kén khoeo Có 5 7,1%
Không 65 92,9%
Nhận xét:
Triệu chứng hay gặp nhất là đau khớp (100%), trong đó đa số bệnh nhân đau kiểu viêm (88,6%) với điểm đau VAS trung bình là 6,1±1,1; bệnh nhân có sưng khớp chiếm tỷ lệ cao (88,6%); các triệu chứng khác cũng hay gặp nhưng với tỷ lệ thấp hơn: bập bềnh xương bánh chè dương tính (72,9%); hạn chế vận động khớp gối (67,1%); da vùng khớp đỏ/nóng (55,7%); chỉ có 7,1% bệnh nhân sờ thấy kén khoeo trên lâm sàng.
Bảng 3.3: Đặc điểm đại thể dịch khớp chọc hút được trên lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng
(n=70) Tỷ lệ (%)
Màu sắc Vàng chanh 62 88,6
Màu khác 8 11,4
Độ trong Trong 53 75,7
Đục 17 24,3
Độ nhớt Bình thường 48 68,6
Giảm 22 31,4
Thể tích dịch khớp gối hút được (ml) X̅ ± SD 14,3±4,7
Nhận xét: Dịch khớp đa số có màu vàng (88,6%). Trong đó dịch trong chiếm tỷ lệ cao (75,7%); mẫu dịch khớp đục chiếm tỷ lệ nhỏ (24,3%). Độ nhớt bình thường chiếm tỷ lệ 68,6%. Thể tích dịch khớp hút được trung bình là 14,3±4,7 ml.
3.2.2. Đặc điểm hình ảnh siêu âm khớp gối
Bảng 3.4: Đặc điểm hình ảnh siêu âm khớp gối Đặc điểm hình ảnh siêu âm Số lượng
(n=70)
Tỷ lệ (%) Tràn dịch (mức độ, bề
dày lớp dịch) Độ I (ít, <5 mm) 4 5,7
Độ II (vừa, 5-10 mm) 43 61,4
Độ III (nhiều, >10 mm) 23 32,9
X̅ ± SD (mm) 9,7 ± 3,0
Tính chất dịch quan sát
được trên siêu âm Đồng nhất 55 78,6
Không đồng nhất/chuyển động 15 21,4
Dày màng hoạt dịch Không dày (<2 mm) 5 7,1
Độ I (2-5 mm) 53 75,7
Độ II (6-8 mm) 10 14,3
Độ III (>8 mm) 2 2,9
X̅ ± SD (mm) 4,4±1,7
Tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch
Có 48 68,6
Không 22 31,4
Kén khoeo
Phát hiện trên siêu âm
Có 11 15,7
Không 59 84,3
Đường kính X̅ ± SD (mm) (nhỏ nhất/lớn nhất) 33,4±14,6 (14/55)
Nhận xét:
+ Bệnh nhân tràn dịch khớp gối mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao (61,4%). Bề dày lớp dịch trung bình là 9,7 ± 3,0 mm. Có 78,6% bệnh nhân có tính chất dịch đồng nhất và 21,4% bệnh nhân dịch không đồng nhất, chuyển động trên siêu âm.
+ Đa số bệnh nhân có dày màng hoạt dịch, trong đó dày màng hoạt dịch độ I chiếm tỷ lệ cao nhất (75,7%). Chiều dày màng hoạt dịch trung bình 4,4±1,7 mm.
+ Bệnh nhân có tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch trên siêu âm chiếm tỷ lệ cao (68,6%). Có 15,7% bệnh nhân có kén khoeo trên siêu âm, đường kính trung bình là 33,4±14,6 mm.
Bảng 3.5: Độ phù hợp triệu chứng kén khoeo trên lâm sàng và siêu âm
Kén khoeo Siêu âm
Có (n=11) Không (n=59)
Lâm sàng Có (n=5) 5 (45,5%) 0 (0%)
Không (n=65) 6 (54,5%) 59 (100%)
Kappa = 0,584 (p<0,05) Nhận xét:
Có sự phù hợp mức độ trung bình giữa triệu chứng kén khoeo trên lâm sàng và siêu âm (Kappa = 0,584; p<0,05).
Bảng 3.6: Độ phù hợp giữa tính chất dịch khớp gối trên lâm sàng và siêu âm
Tính chất dịch
Siêu âm Không đồng nhất/chuyển động
(n=15)
Đồng nhất (n=55) Lâm
sàng
Đục (n=17) 13 (86,7%) 4 (7,3%)
Trong (n=53) 2 (13,3%) 51 (92,7%)
Kappa = 0,757 (p<0,05) Nhận xét:
Có sự phù hợp mức độ cao giữa tính chất dịch đánh giá trên siêu âm và lâm sàng (Kappa = 0,757; p<0,05)
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa thể tích dịch khớp gối hút được trên lâm sàng với bề dày lớp dịch và chiều dày màng hoạt dịch đo được trên siêu âm
Mối tương quan Hệ số tương
quan Pearson (r) p Thể tích dịch khớp
gối hút được (1)
Bề dày lớp dịch (2) r12 = 0,746 p12 <0,05 Chiều dày màng hoạt
dịch (3) r13 = -0,616 p13 < 0,05 Nhận xét:
Thể tích dịch khớp gối chọc hút được trên lâm sàng có mối tương quan thuận với bề dày lớp dịch (r 12 = 0,746, p12 < 0,05) và tương quan nghịch với chiều dày màng hoạt dịch (r 13 = -0,616, p13 < 0,05).
3.2.3. Kết quả xét nghiệm dịch khớp gối
Bảng 3.8: Công thức bạch cầu dịch khớp của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm công thức bạch cầu Số lượng
(n=70)
Tỷ lệ (%) Số lượng tế bào bạch cầu
dịch khớp (tế bào/mm3)
<2000 26 37,1
Từ 2000 đến 50000 33 47,1
>50000 11 15,8
X̅ ± SD
(nhỏ nhất/lớn nhất)
20941 ± 29436 (60/164200)
Tỷ lệ bạch câu đa nhân (%) <50 22 31,4
Từ 50 đến 90 37 52,9
>90 11 15,7
X̅ ± SD (nhỏ nhất/lớn nhất) 63,5±25,1(6,1/96,2) Tỷ lệ bạch cầu lympho (%) X̅ ± SD (nhỏ nhất/lớn nhất) 21,3±16,8 (8/62,9) Tỷ lệ bạch cầu Mono (%) X̅ ± SD (nhỏ nhất/lớn nhất) 9,2±8,7 (0/50) Tỷ lệ bạch cầu ưa acid (%) X̅ ± SD (nhỏ nhất/lớn nhất) 4,7±7,3 (0/45) Tỷ lệ bạch cầu ưa base (%) X̅ ± SD (nhỏ nhất/lớn nhất) 1,3±2,8(0/11,5)
Nhận xét:
Số lượng bạch cầu dịch khớp ở mức <2000 và từ 2000-50000 tế bào/mm3 chiếm tỷ lệ cao (lần lượt là 37,1% và 47,1%). Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch khớp trung bình là 63,5±25,1% trong đó tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính ở mức từ 50% đến 90% chiếm tỷ lệ cao nhất (51,4%).
Bảng 3.9: Kết quả nhuộm soi dịch khớp Kết quả nhuộm soi Số lượng
(n=70)
Tỷ lệ (%)
Vi khuẩn Dương tính 2* 2,9
Âm tính 68 97,1
(Chú thích: *, dương tính với cầu khuẩn Gram dương) Nhận xét:
Trong số 70 mẫu dịch khớp làm xét nghiệm, tỷ lệ nhuộm soi dương tính thấp (2,9%). Các trường hợp dương tính đều là cầu khuẩn Gram dương. Còn lại có kết quả nhuộm soi âm tính (97,1%).
Bảng 3.10: Kết quả nuôi cấy dịch khớp và định danh vi khuẩn Xét nghiệm Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Kết quả nuôi cấy dịch khớp (n=70)
Dương tính 7 10,0
Âm tính 63 90,0
Định danh vi khuẩn các mẫu dịch khớp dương tính (n=7)
Tụ cầu vàng 6 85,7
Trực khuẩn mủ xanh 1 14,3
Nhận xét:
Bệnh nhân có kết quả nuôi cấy dương tính chiếm tỷ lệ thấp (10,0%). Trong số 7 bệnh nhân nhiễm khuẩn khớp gối, có 6/7 trường hợp do tụ cầu vàng (85,7%), chỉ có 1/6 trường hợp do trực khuẩn mủ xanh (14,3%).