Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi liên quan thở máy

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi liên quan thở máy tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 50 - 60)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi liên quan thở máy

Bảng 3.2. Thời gian xuất hiện viêm phổi liên quan thở máy của đối tượng nghiên cứu

Thời gian xuất hiện VPTM Số lượng (n = 33) Tỉ lệ (%)

Sớm 15 45,5

Muộn 18 54,5

𝐗̅ ± 𝐒𝐃 (min, max) 5,79 ± 2,701 (3, 12) Nhận xét:

Tỉ lệ ĐTNC xuất hiện VPTM muộn chiếm 54,5%, VPTM sớm chiếm 45,5%. Thời gian xuất hiện VPTM trung bình là 5,79 ± 2,701 ngày, sớm nhất 3 ngày, muộn nhất 12 ngày.

36,4%

45,4%

18,2%

Gầy

Bình thường Béo phì

Bảng 3.3. Đặc điểm về lý do phải thở máy của đối tượng nghiên cứu Lý do phải thở máy Số lượng (n = 33) Tỉ lệ (%)

Chấn thương sọ não 8 24,2

Đột quỵ não cấp 11 33,3

Thở máy sau phẫu thuật 3 9,1

Đợt cấp COPD 2 6,1

Lý do khác 9 27,3

Nhận xét:

Lý do phải thở máy của ĐTNC phổ biến là đột quỵ não chiếm tỉ lệ 33,3%, chấn thương sọ não chiếm tỉ lệ 24,2%.

Bảng 3.4. Đặc điểm về tiền sử bệnh mạn tính của đối tượng nghiên cứu Tiền sử bệnh mạn tính Số lượng (n = 33) Tỉ lệ (%)

Suy tim 4 12,1

COPD 2 6,1

Tăng huyết áp 16 48,5

Đái tháo đường 5 15,2

Xơ gan 3 9,1

Đột quỵ não 12 36,4

Không có bệnh mạn tính 12 36,4

Nhận xét:

Tiền sử bệnh mạn tính phổ biến của ĐTNC là tăng huyết áp (48,5%), đột quỵ não (36,4%).

Bảng 3.5. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu Triệu chứng lâm sàng Số lượng (n = 33) Tỉ lệ (%)

Tăng tiết đờm mủ 30 90,9

Thân nhiệt

Sốt cao 22 66,7

Sốt nhẹ và vừa 7 21,2

Hạ nhiệt độ 0 0

Bình thường 4 12,1

Rale phổi bệnh lý 29 87,9

Nhận xét:

90,9% ĐTNC có tăng tiết đờm mủ. Tỉ lệ rale phổi bệnh lý chiếm 87,9%.

Tỉ lệ 87,9% ĐTNC có sốt, trong đó sốt cao ≥ 38,5oC chiếm 66,7%. Không có trường hợp nào bị hạ nhiệt độ.

Bảng 3.6. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu Triệu chứng cận lâm sàng Số lượng (n=33) Tỉ lệ (%) Hình ảnh

X-quang ngực

Thâm nhiễm lan tỏa 14 42,4

Đông đặc 18 54,5

Tạo hang 1 3,0

Số lượng bạch cầu máu ngoại vi

Tăng cao 30 90,9

Bình thường 3 9,1

Giảm bạch cầu 0 0,0

Procalcitonin < 0,5 ng/ml 3 9,1

≥ 0,5 ng/ml 30 90,9

Nhận xét:

Hình ảnh X-quang ngực của ĐTNC là đông đặc phổi (54,5%), thâm nhiễm lan tỏa (42,4%), tạo hang (3,0%). Số lượng bạch cầu máu ngoại vi tăng cao chiếm tỉ lệ 90,9%. Không có trường hợp nào có tình trạng giảm bạch cầu.

Tỉ lệ ĐTNC có procalcitonin ≥ 0,5 ng/ml là 90,9%.

Biểu đồ 3.3. Đặc điểm kết quả nuôi cấy vi khuẩn đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Kết quả nuôi cấy vi khuẩn dương tính đạt tỉ lệ 84,8%.

Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ số chủng vi khuẩn phân lập được Nhận xét:

Có 22 ĐTNC mắc 1 loại vi khuẩn gây VPTM chiếm tỉ lệ 78,6%; có 6 ĐTNC mắc đồng thời 2 loại vi khuẩn gây VPTM chiếm tỉ lệ 21,4%.

28 (84,8%) 5 (15,2%)

Dương tính Âm tính

22 (78,6%)

6 (21,4%) 1 loại vi khuẩn

2 loại vi khuẩn

Bảng 3.7. Đặc điểm kết quả định danh vi khuẩn Kết quả định danh vi khuẩn Số lượng

(n = 34) Tỉ lệ (%)

Gram âm ( n = 30)

Acinetobacter baumannii 11 32,4

Klebsiella pneumoniae 11 32,4

Pseudomonas aeruginosa 7 20,6

Escherichia coli 1 2,9

Gram dương

(n = 4) Staphylococcus aureus 4 11,7

Nhận xét: A.baumanniiK.pneumoniae là 2 vi khuẩn gây VPTM thường gặp nhất chiếm 32,4%, P.aeruginosa (20,6%) và S.aureus (11,7%). Tỉ lệ chung các vi khuẩn Gram âm là 88,3%.

Bảng 3.8. Đặc điểm tỉ lệ căn nguyên vi khuẩn của đối tượng nghiên cứu Căn nguyên vi khuẩn Số lượng Tỉ lệ (%) Căn nguyên

là một loại vi khuẩn

(n = 22)

Acinetobacter baumannii 9 40,9

Klebsiella pneumoniae 6 27,3

Pseudomonas aeruginosa 4 18,2

Staphylococcus aureus 2 9,1

Escherichia coli 1 4,5

Căn nguyên là hai loại

vi khuẩn (n = 6)

K.pneumoniae + S.aureus 1 16,7

K.pneumoniae + A.baumannii 2 33,3

K.pneumoniae + P.aeruginosa 2 33,3

P.aerugisnosa + S.aureus 1 16,7

Nhận xét: Trong nhóm ĐTNC mắc một loại vi khuẩn, A.baumannii là vi khuẩn hàng đầu chiếm 40,9%. Trong số 6 ĐTNC mắc đồng thời hai loại vi khuẩn gây VPTM, sự kết hợp phổ biến trong là K.pneumoniaA.baumannii, K.pneumoniaeP.aeruginosa chiếm tỉ lệ 33,3%.

Bảng 3.9. Phân bố căn nguyên vi khuẩn theo thời gian xuất hiện viêm phổi liên quan thở máy

Thời gian xuất hiện VPTM Căn nguyên vi khuẩn

Sớm Muộn Tổng

p

n % n % n %

Acinetobacter baumannii 5 45,5 6 54,5 11 100 > 0,05 Klebsiella pneumoniae 7 63,6 4 36,4 11 100 > 0,05 Pseudomonas aeruginosa 1 14,3 6 85,7 7 100 > 0,05 Staphylococcus aureus 2 50,0 2 50 4 100 > 0,05 Escherichia coli 0 0,0 1 100 1 100 > 0,05 Nhận xét:

Tỉ lệ K.pneumoniae cao hơn ở nhóm VPTM sớm và tỉ lệ P.aeruginosa cao hơn ở nhóm VPTM muộn. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tỉ lệ A.baumanniiS.aureus là tương đương nhau ở 2 nhóm VPTM sớm và muộn. Chỉ có 1 bệnh nhân VPTM do E.coli gặp ở nhóm VPTM muộn.

Biểu đồ 3.5. Đặc điểm kết quả kháng sinh đồ Acinetobacter baumannii Nhận xét:

Vi khuẩn A.baumannii nhạy hoàn toàn với colistin; các kháng sinh nhóm quinolol, aminosid còn nhạy với tỉ lệ dưới 30%; nhóm carbapenem, ceftazidim, piperacillin/tazobactam, còn nhạy khoảng 20%. A.baumannii kháng trên 80%

đối với các cephalosporin thế hệ 3.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Nhạy Trung gian Kháng

%

Biểu đồ 3.6. Đặc điểm kết quả kháng sinh đồ Klebsiella pneumoniae Nhận xét:

Vi khuẩn K.pneumoniae nhạy hoàn toàn với colistin; tỉ lệ nhạy khoảng 60% đối với nhóm carbapenem, amikacin; tỉ lệ nhạy 30% - 40% đối với nhóm quinolol, cephalosporin thế hệ 3; tỉ lệ nhạy khoảng 20% đối với cefoperazone/sulbactam, piperacillin/tazobactam.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Nhạy Trung gian Kháng

%

Biểu đồ 3.7. Đặc điểm kết quả kháng sinh đồ Pseudomonas aeruginosa Nhận xét:

Vi khuẩn P.aeruginosa có tỉ lệ nhạy hoàn toàn với colistin, tỉ lệ nhạy trên 80% đối với nhóm carbapenem; tỉ lệ nhạy 50% - 70% đối với piperacillin/tazobactam, cephalosporin thế hệ 3, amikacin, ciprofloxacin; tỉ lệ nhạy 30% - 40% đối với levofloxacin, cefoperazone/sulbactam.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Nhạy Trung gian Kháng

%

Biểu đồ 3.8. Đặc điểm về sử dụng kháng sinh ban đầu của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:

Tỉ lệ sử dụng kháng sinh ban đầu phù hợp chiếm tỉ lệ cao (69,3%) so với không phù hợp (30,3%).

Biểu đồ 3.9. Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Tỉ lệ điều trị thất bại của đối tượng nghiên cứu là 33,3%.

69,7%

30,3% Phù hợp

Không phù hợp

66,7%

33,3%

Sống Tử vong

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi liên quan thở máy tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)