Tư duy và năng lực tư duy

Một phần của tài liệu Dạy học hình học 9 ở trường trung học cơ sở theo hướng rèn luyện kỹ năng lập luận toán học cho học sinh (Trang 21 - 25)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Tư duy và năng lực tư duy

Theo từ điển Tiếng Việt: "Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lý" [11].

Theo Nguyễn Văn Thuận: "Tư duy là một quá trình tâm lý liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ, quá trình tìm tòi sáng tạo cái chính yếu, quá trình phản ánh một cách từng phần hay khái quát thực tế trong khi phân tích và tổng hợp. Tư duy sinh ra trên cơ sở hoạt động thực tiễn, từ nhận thức cảm tính và vượt xa giới hạn của nó" [16].

Theo [5]: “Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt - Bộ não người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận…”. Tư duy bao giờ cũng có mối liên hệ nhất định với một hình thức hoạt động của vật chất, với sự hoạt động của não người.

Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính, bản chất mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết” [18].

Theo M. N. Sacđacôp: “Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các sự vật và hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung và bản chất của chúng. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật và hiện tượng mới, riêng lẻ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát hoá đã thu nhận được” [12].

Như vậy, có thể hiểu tư duy là sản phẩm của bộ não con người và là quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan. Tư duy là một quá trình sáng tạo giúp con người hình thành nên tri thức nhận biết vấn đề và cách giải quyết những vấn đề đó.

1.2.2. Các cấp độ tư duy

Vào năm 1956, Benjamin Bloom [20] đã biên soạn sách “Phân loại tư duy” theo các học tập về lĩnh vực nhận thức. Ông đã mô tả quá trình TD theo sáu cấp độ (ghi nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo). Thang Bloom của ông đã được nhân loại áp dụng trong tương đối nhiều lĩnh vực tính tới nay. Và tới năm 1999, Tiến sỹ Lorin Anderson [22] và các cộng sự của mình đã công bố bản mới nhất nghiên cứu về Phân loại tư duy của Bloom. Ông quan tâm về các yêu tố tác động đối với quá trình dạy – học tập trong quy mô rộng lớn hơn nữa.

Theo thang đo Bloom mới các cấp độ tư duy được Bloom xếp theo cấp độ từ cơ bản đến phức tạp như sau: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. Các cấp độ tư duy bao gồm 6 cấp độ sau:

Nhớ (Remembering)

Nhớ là khả năng ghi nhớ và nhận biết thông tin. Đây là yếu tố cần thiết để PTTD ở mọi mức độ. Nhớ ở đấy được hiểu là nhớ lại một cách máy móc những kiến thức đã được học và lặp lại.

Để đánh giá khả năng ghi nhớ của người học, khi đặt câu hỏi kiểm tra, các GV có thể sử dụng các động từ như: đặt tên, chỉ ra, so sánh, đối chiếu, mô tả, nhắc lại, so sánh, nhận biết, đánh dấu, phác hoạ, lấy ví dụ...

Hiểu (Understanding)

Hiểu là khả năng lĩnh hội, phân tích, giải thích hoặc suy luận (dự báo một kết quả hoặc hệ quả) báo một kết quả hoặc hệ quả). Hiểu không chỉ đơn thuần là nhắc lại một cái gì đó. Người đọc phải có khả năng diễn đạt những hiểu bằng ngôn ngữ của mình.

Muốn kiểm tra trình độ nhận thức của người học đến đâu, khi đặt câu hỏi kiểm tra giáo viên sẽ dùng các động từ: giải thích, phân tích, chứng minh, hình dung, diễn đạt lại, ghi lại, lấy ví dụ, phân tích, giải thích, diễn dịch, trình bày, đối chiếu, so sánh, ước tính, ...

Vận dụng (Applying)

Vận dụng là khả năng sử dụng thông tin và chuyển kiến thức ở dạng này sang dạng khác (sử dụng các kiến thức đã học trong điều kiện mới). Vận dụng là bước đầu của trình độ tư duy sáng tạo, nghĩa là vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới.

Muốn kiểm tra khả năng vận dụng của người học thì khi đặt câu hỏi kiểm tra giáo viên cần sử dụng những từ: áp dụng, phân loại, sửa đổi, vận dụng vào thực tiễn, giải thích, dự đoán, vận hành, giải quyết, minh hoạ, tính toán, diễn dịch, thao tác, dự đoán, trình bày, ...

Phân tích (Analyzing)

Là khả năng nhận diện chính xác, phát hiện và phân tích những bộ phân cấu thành của thông tin hay tình huống. Ở mức độ này đòi hỏi khả năng chia nhỏ đối tượng thành những phần nhỏ nhằm tìm hiểu sâu thêm cấu trúc của thông tin.

Muốn kiểm tra năng lực phân tích của người học thì khi đặt câu hỏi kiểm ra GV sẽ sử dụng các động từ: đối chiếu, so sánh, chỉ ra sự khác biệt, phân loại, phác hoạ, liên tưởng, so sánh, sắp xếp, suy luận, lựa chọn, vẽ biểu đồ, so sánh,...

Đánh giá (Evaluating)

Đánh giá là khả năng phân tích giá trị hoặc sử dụng dữ liệu theo những tiêu chuẩn phù hợp (có thể chứng minh bởi lý lẽ hoặc lập luận). Để sử dụng đúng mức trình trên thì người học cần có khả năng lý giải hoặc sử dụng các lập luận giá trị nhằm bảo vệ ý kiến.

Muốn đánh giá khả năng đánh giá của người học, khi đặt câu hỏi kiểm tra GV có thể sử dụng các động từ: tranh luận, lập luận, kết luận, định lượng, xếp loại, đánh giá, ước tính, phán xét, bảo vệ ý kiến, định giá,...

Sáng tạo (Creating)

Đạt đến mức độ hiểu biết cao nhất này người học có năng lực sáng tạo những tri thức mới và tạo lập thông tin, sự vật mới trên nền tảng của thông tin và sự vật đã có.

Muốn kiểm tra mức độ sáng tạo của người HS thì khi nêu câu hỏi kiểm tra GV nên dùng những từ như xây dựng, khái quát, thiết kế, tổng hợp, đề xuất,..

1.2.3. Đặc điểm của tư duy

Theo Nguyễn Quang Uẩn [18], tư duy có những đặc điểm cơ bản sau đây:

+ Tính có vấn đề: Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp hoàn cảnh có vấn đề. Đó là những tình huống mà ở đó chỉ nảy sinh những mục đích mới và những phương tiện, phương pháp hoạt động cũ đã có trước đây trở nên không đủ để đạt được mục đích đó.

+ Tính gián tiếp: Tư duy phản ánh sự vật hiện tượng một cách gián tiếp bằng ngôn ngữ. Tư duy được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Các quy luật, quy tắc, các sự kiện các mối liên hệ và sự phụ thuộc được khái quát và diễn đạt trong các từ. Mặt khác những phát minh, những kết quả tư duy của người khác, cũng như kinh nghiệm cá nhân của con người đều là những công cụ để con người tạo ra cũng giúp chúng ta hiểu biết được những hiện tượng có trong hiện thực mà không thể tri giác chúng một cách trực tiếp được.

+ Tính trừu tượng và khái quát: Tư duy có khả năng tách trừu tượng khỏi sự vật hiện tượng, những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính thuộc bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật hiện tượng rồi trên cơ sở đó khái quát các sự vật và hiện tượng riêng lẻ khác nhau, nhưng có những thuộc tính bản chất vào một nhóm, một loại phạm trù, nói cách khác tư duy mang tính chất trừu tượng hóa và khái quát hóa.

+ Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: Tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm phương tiện biểu đạt các quá trình và kết quả của tư duy.

Tư duy của con người không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ được, ngược lại ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào tư duy. Tư duy và ngôn ngữ thống nhất với nhau nhưng không đồng nhất với nhau không thể tách rời nhau được.

+ Tính chất lý tính của tư duy: Chỉ có tư duy mới giúp con người phản ánh được bản chất của sự vật hiện tượng, những mối liên hệ và quan hệ có tính chất quy luật của chúng. Nhưng nói như vậy không phải tư duy phản ánh hoàn toàn đúng đắn bản chất của sự vật hiện tượng. Tư duy có phản ánh đúng hay không còn phụ thuộc vào chiến thuật và phương pháp tư duy nữa.

+ Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: Mối quan hệ này là quan hệ hai chiều: Tư duy được tiến hành trên cơ sở những tài liệu nhận thức cảm tính mang lại, kết quả tư duy được kiểm tra bằng thực tiễn dưới hình thức trực quan, ngược lại tư

duy và kết quả của nó có ảnh hưởng đến quá trình nhận thức cảm tính. Những đặc điểm trên đây cho thấy tư duy là sản phẩm của sự phát triển lịch sử - xã hội mang bản chất xã hội.

Một phần của tài liệu Dạy học hình học 9 ở trường trung học cơ sở theo hướng rèn luyện kỹ năng lập luận toán học cho học sinh (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)