THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Dạy học hình học 9 ở trường trung học cơ sở theo hướng rèn luyện kỹ năng lập luận toán học cho học sinh (Trang 84 - 89)

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất ở chương 2 trong luận văn nhằm phát triển kỹ năng lập luận toán học cho HS trong dạy học Hình học 9 ở trường THCS. Đồng thời, kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Do thời gian và điều kiện hạn chế chúng tôi chỉ thực hiện một phần của các biện pháp đã được đề xuất.

Nội dung thử nghiệm nằm trong chương II trong chương trình hình học lớp 9, tập 1.

- Việc thử nghiệm được tiến hành một số tiết dạy trong chương trình toán học lớp 9 phần Hình học.

- Tài liệu thực nghiệm được trình bày dưới dạng các giáo án và bài kiểm tra được biên soạn theo hướng phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho HS trong dạy học Hình học 9 ở trường THCS.

- Tùy theo nội dung từng tiết học, GV lựa chọn một vài trong số các biện pháp sư phạm đã nêu ở chương 2 một cách hợp lí để giúp HS phát triển năng lực tư duy lập luận cho HS trong dạy học Hình học 9 ở trường THCS.

3.3. Tổ chức thực nghiệm

Tiến hành các tiết dạy ở lớp 9A với lớp đối chứng là lớp 9C theo giáo án đã được biên soạn từ đó đối chiếu và so sánh hiệu quả của các phương pháp luận văn đưa ra được tích hợp trong giáo án. Sau khi thực hiện dạy thực nghiệm GV cho HS tiến hành làm bài kiểm tra để đánh giá hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã được thực hiện.

3.4. Đối tượng thực nghiệm thực nghiệm

Được sự cho phép của Ban giám hiệu trường THCS Long Châu (Chi Long, Long Châu, Yên Phong, Bắc Ninh) tác giả luận văn tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu của luận văn. Tác giả luận văn đã tiến hành tìm hiểu về kết quả học tập các lớp khối 9 của trường và nhận thấy lớp 9A và 9C có số lượng HS gần bằng nhau (32- 30) và kết quả học tập khởi điểm tương đương nhau.

Trên cơ sở đó, tác giải luận văn đã đề xuất chọn lớp 9A là lớp thực nghiệm và lớp 9C làm lớp đối chứng.

Cả hai lớp đều do cô Nguyễn Thị Hải giảng dạy bộ môn Toán.

3.5. Thời gian thực nghiệm

Từ ngày 20/02/2023 đến ngày 31/03/2023.

3.6. Đánh giá về mặt định tính

Trong quá trình dành thời gian quan sát đề kiểm tra và phân tích kết quả bài kiểm tra, tôi nhận thấy: Nhìn chung, hầu hết HS đều thực hiện được các nhiệm vụ lập luận toán học trong Hình học, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Việc vận dụng vào các bài toán cụ thể còn gặp nhiều khó khăn.

- Nhiều HS gặp khó khăn khi nghiên cứu, phân tích các giả thiết của một vấn đề và mối quan hệ giữa giả thiết và kết luận.

- HS vẽ sai hình hoặc vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt dẫn đến hiểu sai kết quả.

- Bài tập còn nhiều sai sót do áp dụng sai định lý, hiểu định nghĩa sai, năng lực tư duy lập luận yếu.

- HS không thường xuyên thực hiện các thao tác tổng hợp để lựa chọn giải pháp và trình bày giải pháp khi giải Toán.

- HS còn chưa nhận biết được các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhận thức từ đó dẫn tới khó khăn cũng như sai lầm khi giải toán.

- HS chưa được rèn luyện nhiều các bài tập lập luận đặc biệt là trong hình học cũng như thực tiễn nên khi gặp bài toán mới thường lúng túng khi đứng trước các bài toán có liên quan đến nhiều dữ kiện.

- HS thường không suy nghĩ theo định hướng các bước suy luận mà thường suy nghĩ theo cảm tính nên rất khó liên kết các dữ kiện của bài toán.

Qua quan sát các giờ dạy và trao đổi với GV có thể thấy:

- Các thầy cô đã có chủ ý trong việc phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học trong Hình học cho HS, tuy nhiên đôi khi còn gặp khó khăn trong việc tìm phương pháp phù hợp để lồng ghép vào kế hoạch giảng dạy của mình.

Mặc dù thời gian và số giáo án thực nghiệm chưa đủ nhiều, tuy nhiên khi quan sát, phỏng vấn và phân tích kết quả các bài kiểm tra của HS tôi nhận thấy nhiều sự chuyển biến ở các lớp thực nghiệm, cụ thể:

- HS đã biết các thực hiện các thao tác tư duy, các bước suy luận có định hướng khi thực hiện bài tập chứng minh lập luận, đặc biệt là trong Hình học.

- Đứng trước một bài toán các em đã bớt được tình trạng mất định hướng, không tìm ra hướng giải.

- HS tự tin hơn, bớt e ngại khi tham gia làm bài tập.

- HS tỏ ra hứng thú học, hiểu bài hơn, biết cách phân tích bài toán và lựa chọn cách giải phù hợp.

3.7. Đánh giá về mặt định lượng

Sau khi giảng dạy thực nghiệm và tiến hành kiểm tra kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê bảng điểm bài kiểm tra của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trường THCS Long Châu

Điểm Lớp thực nghiệm 9A Lớp đối chứng 9C Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)

10 1 3,1 0 0

9 5 15,6 3 10

8 7 21,9 6 20

7 8 25 7 23,3

6 4 12,5 4 13,3

5 4 12,5 5 16,7

4 2 6,3 2 6,7

3 1 3,1 2 6,7

2 0 0 1 3,3

1 0 0 0 0

0

0 0 0 0

Điểm trung bình bài

kiểm tra 6,94 6,3

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố tần số bài kiểm tra HS trường THCS Long Châu Qua kết quả phân tích, tổng số học sinh tham gia thực nghiệm là 62 HS, lớp 9A là 32 HS, lớp 9C là 30 HS. Số HS đạt điểm cao 8 trở lên, đối với lớp 9A là 13 HS chiếm 40,6%, đối với lớp 9C là 9 HS chiếm 30%.

+Tỉ lệ điểm 10: Lớp 9A là 3,1% ; lớp 9C là 0%. Ta thấy lớp 9A có tỷ lệ học sinh đạt điểm 10, trong khi lớp 9C không có ai đạt điểm 10.

+Tỉ lệ điểm 7-9: Lớp 9A là 62,5% ; lớp 9C là 53,3%. Ta thấy tỉ lệ điểm từ 7-9 điểm lớp 9A cao hơn lớp 9C cụ thể là 9,2%. Tỷ lệ điểm cao của lớp 9A cao hơn, có thể là do mức độ hiểu biết và ứng dụng kiến thức tốt hơn.

+ Tỉ lệ điểm 5-6 (trung bình): Lớp 9A là 25% ; lớp 9C là 30%.

+Tỉ lệ điểm 3-4 (thấp): Lớp 9A là 9,4% ; lớp 9C là 13,4%.

+ Tỉ lệ điểm 1-2 (rất thấp): Lớp 9A là 0% ; lớp 9C là 3,3%.

Dựa trên mức độ điểm và phân phối điểm từ cao đến thấp, nếu lớp 9A có tỷ lệ học sinh đạt điểm cao, cao hơn lớp 9C và điểm thấp thì thấp hơn so với lớp 9C, có thể

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Lớp thực nghiệm 9A Lớp đối chứng 9C

ngụ ý rằng biện pháp sư phạm đã có ảnh hưởng tích cực đối với kỹ năng lập luận toán học của học sinh.

Qua kết quả phân tích trên cho thấy tác động khả quan của các biện pháp đề ra nhằm rèn luyện kỹ năng lập luận toán học của HS, đồng thời cũng chỉ ra một số điểm còn tồn tại ở từng nhóm đối tượng. GV cần dựa vào kết quả phân tích trên để tiếp tục lựa chọn các biện pháp phù hợp cho từng nhóm đối tượng để đạt được kết quả cao nhất.

3.8. Kết luận chương 3

Qua việc thực hiện thực nghiệm sư phạm với kết quả thu được cho thấy việc hiệu quả của một số biện pháp sư phạm đã nêu ở chương 2 lên các nhóm đối tượng ở trình độ khác nhau. Kết quả tác động của các biện pháp sư phạm lên các nhóm đối tượng là khác nhau nên GV cần lưu ý tới đặc điểm của từng nhóm đối tượng để có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình giảng dạy.

Kết quả trên là cơ sở để tôi tiếp tục nghiện cứu và ứng dụng các biện pháp được nêu để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc biệt là năng lực tư duy lập luận toán học trong Hình học cho HS lớp 9.

Một phần của tài liệu Dạy học hình học 9 ở trường trung học cơ sở theo hướng rèn luyện kỹ năng lập luận toán học cho học sinh (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)